Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn từ 22/5/2015 đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 48 - 52)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ch

2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn từ 22/5/2015 đến

31/12/2017.

Trong suốt 3 năm hoạt động, BIDV Hàm Nghi chủ yếu thực hiện việc củng cố bộ máy tổ chức, ổn định và đào tạo lại cán bộ đi đôi cùng với việc duy trì ổn định hoạt động. Chi nhánh Hàm Nghi được xếp loại chi nhánh hạng 2, năm 2017 chi nhánh được đánh giá hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh được giao. Đến nay, các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch tuy nhiên chưa bền vững, riêng chỉ tiêu huy động vốn đạt thấp so với kế hoạch do đặc thù hoạt động của chi nhánh phụ thuộc nhiều vào nhóm 18 khách hàng là các công ty xổ số và nhóm khách hàng cá nhân đại lý vé số.

Qua thu thập số liệu trên báo cáo tài chính, tác giả thấy rằng hoạt động huy động vốn qua các năm của chi nhánh tuy có tăng nhưng không cao. Từ sau sáp nhập, chất lượng tín dụng của chi nhánh nhận bàn giao từ MHB đã bộc lộ nhiều yếu tố tiêu cực vốn đã tồn tại từ trước nhưng chưa được xử lý triệt để và quyết liệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh 3 năm qua. Tác giả nhận thấy sau sáp nhập, với các quy định về trích lập dự phòng rủi ro và đánh giá chất lượng tín dụng của BIDV, một số khoản nợ trước sáp nhập của chi nhánh đã bị chuyển nhóm nợ xấu, kéo theo chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng cao.

BẢNG 2.1. CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA BIDV CHI NHÁNH HÀM NGHI TỪ LÚC NHẬN BÀN GIAO ĐẾN HẾT NĂM 2017 Đ/vị tính: triệu đồng STT Tên khoản mục Số liệu nhận bàn giao

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Thu nhập 125.031 313.090 321.526 360.626 2 Chi phí 113.603 310.152 319.376 327.299 3 Lợi nhuận 11.428 2.939 2.150 33.326

(Nguồn tác giả tự tổng hợp) Dựa trên Bảng 2.1. có thể thấy rằng, kể từ sau sáp nhập, các chỉ tiêu tài chính của chi nhánh qua 3 năm 2015, 2016, 2017 có tăng nhưng không cao.

Qua thu thập số liệu hoặc động của chi nhánh, đến 30/9/2018, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh trong năm 2018 đã là 91.669 triệu đồng, dù chưa hết 2018 nhưng đã gấp gần 3 lần so với số cuối năm 2017. Đây chính là dấu hiệu cho sự ổn định và là tiền đề cho sự tăng trưởng bền vững cho chi nhánh.

Về qui mô nguồn huy động vốn theo Bảng 2.2, với tiền thân là chi nhánh MHB Sài Gòn, nguồn vốn huy động khá cao tại thời điểm sáp nhập tháng 5/2015 là 2.330 tỷ đồng nhưng nền khách hàng ít ỏi, tập trung vào 1 nhóm khách hàng chủ yếu là các công ty Xổ Số và đại lý vé số. Cuối năm 2017 huy động vốn chi nhánh đạt hơn 3.302 tỷ đồng, tăng trưởng 972 tỷ đồng. Tuy nhiên nếu tính hai lần chuyển giao bảy PGD cho các chi nhánh BIDV trên địa bàn (bàn giao sáu PGD với số huy động vốn 431 tỷ đồng vào ngày 22/7/2017 và một PGD với số huy động vốn 400 tỷ đồng ngày 30/6/2016) thì mức tăng trưởng thực tế về huy động vốn trong gần ba năm qua tại chi nhánh là 1.803 tỷ đồng.

BẢNG 2.2. QUY MÔ HUY ĐỘNG VỐN GIAI ĐOẠN 2015-2017 Đơn vị tính: tỷ đồng ST T Chỉ tiêu Số liệu khi sáp nhập Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Huy động vốn bình quân 2,486 2,586 2,662 2 Huy động vốn cuối kỳ 2,330 2,724 2,894 3,302 3 Cơ cấu huy động vốn

Theo kỳ hạn Không kỳ hạn, trong đó: 798.8 886.3 995 - ĐCTC 1 5 - KHDN Lớn 650 704.6 755 - KH SMEs 100 117.7 170 - KH FDI - Bán lẻ 18 63 65 Ngắn hạn 959.1 1,023.7 1,153 Trung và dài hạn 966.54 984.3 1,153

Theo đối tượng

- HĐV từ KH ĐCTC 0.13 18 226 - HĐV từ KH DN 1,507 1,451.7 1,583  KHDN lớn 1,060.5 1,066  SMEs 373.2 503  Khách hàng FDI 14 - HĐV từ KH cá nhân 1,217 1,443 1,493

Trong 3 năm 2015-2017, khách hàng tín dụng phát triển chủ yếu là khách hàng cá nhân với mức tăng trưởng đều bình quân gần 200 tỷ đồng/năm, trong khi đó dư nợ khách hàng doanh nghiệp có tăng ở qui mô dư nợ nhưng số lượng khách hàng gần như không thay đổi nhiều.

BẢNG 2.3. QUY MÔ TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN 2015 -2017

ĐVT: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Thực hiện 2015 Thực hiện 2016 Thực hiện 2017 1 Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ 1,367 1,859 2,145 2 Cơ cấu tín dụng Theo kỳ hạn

- Dư nợ cho vay ngắn hạn 955 1,333 1,502

- Dư nợ cho vay trung và dài hạn 412 526 643

Theo đối tượng khách hàng

- Dư nợ của KH ĐCTC 0 0 0

- Dư nợ của KH DN 974 1,274 1,370

 KHDN lớn 654 642

 Khách hàng SMEs 620 727

 Khách hàng FDI 0 0 0

- Dư nợ của KH cá nhân 393 585 775 3 Dư nợ tín dụng bình quân 1,223 1,562 1,872 4 Thị phần tín dụng trên địa bàn 1.93% 1.4% 1.45%

5 Tổng dư nợ của 10 khách hàng có số dư

cao nhất 870 1,044 1,108

Số liệu tại bảng 2.3 cho thấy hoạt động tín dụng tăng trưởng đều vào các nhóm khách hàng, trong đó tín dụng bán lẻ ghi nhận mức tăng trưởng khá cao. Về cơ cấu tín dụng, tỷ lệ cho vay ngắn hạn chiếm trên 70%, dư nợ bán lẻ chiếm tỷ trọng trên 36% (đứng 21/36 trên địa bàn). Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao (gần 64% tổng dư nợ). Chi nhánh chưa cho vay định chế tài chính và Doanh nghiệp FDI. Cơ cấu tín dụng của chi nhánh đã có sự chuyển biến theo hướng phát triển tín dụng bán lẻ, dư nợ khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa, giảm dần dư nợ Doanh nghiệp lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)