7. Kết cấu của luận văn
3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
- Phải giải quyết được những vấn đề mới đặt ra sau khi quá trình sáp nhập (M&A) hoàn thành. Như vấn đề về con người, về môi trường, về văn hóa doanh nghiệp, về kiểm soát chuyển đổi số liệu, về hệ thống công nghệ phần mềm... Giải quyết được bài toán kiểm soát được mọi vấn đề phát sinh sau M&A đối với hệ thống KSNB là một bài toán khá nan giải. Để HTKSNB BIDV đã xây dựng có thể đi vào thực tế, không chỉ đơn thuần là trên giấy tờ hay tích hợp hệ thống đơn thuần mà phải thực sự làm cho hệ thống ấy hoạt động an toàn và hiệu quả là một nhiệm vụ hàng đầu đối với bất kỳ nhà quản lý nào của BIDV.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Việt Nam hiện nay tại BIDV nói riêng và các NHTM, TCTD cũng như các doanh nghiệp nói chung chủ yếu chỉ mới thực hiện được việc phát hiện các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện, chưa thực sự chú trọng nhận diện các rủi ro tiềm ẩn. Do đó, nhiệm vụ của HTKSNB BIDV trong thời gian tới là bên cạnh việc nhìn nhận được những rủi ro hiện tại thì phải luôn luôn suy nghĩ, tìm kiếm, nhận diện các rủi ro tiềm ẩn, có thể xảy ra trong tương lai.
- Để có thể hội nhập sâu rộng với cộng đồng quốc tế, quan trọng nhất vẫn phải bổ sung nguồn nhân lực và nâng cao năng lực của đội ngũ này thông qua các chương trình đào tạo chuyên sâu, thường xuyên kiểm tra đánh giá,…
- Cần chú trọng quản trị đạo đức, văn hóa (hạn chế tình trạng đặt lợi ích nhóm lên hàng đầu; chấm dứt sự kiêng dè, nể nang trong quá trình giám sát kiểm soát nội bộ; không thực hiện tắt quy trình và xoá bỏ chạy theo chỉ tiêu kinh doanh lơi lỏng hoạt động KSNB). Trong thời gian tới, cần phải hướng đến chuẩn mực chung của quốc tế để thực hiện xây dựng môi trường quản trị đạo đức, văn hóa phù hợp với thông lệ quốc tế. Cần điều chỉnh bộ khung năng lực hợp lý và phù hơp với thực tế và các chuẩn mực quốc tấ hiện nay.
- Để hướng tới xây dựng một hình KSNB hướng tới 3 vòng kiểm soát và tuân thủ ba trụ cột của Basel II, các ngân hàng Việt Nam sẽ vướng khó khăn ngay từ trụ cột đầu tiên là yêu cầu về an toàn vốn (CAR) là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của NHTM, với tính toán cho thấy nếu áp dụng chuẩn quốc tế thì CAR của các ngân hàng có thể giảm 30%. Trụ cột 2 và trụ cột 3 cũng là những thách thức không hề nhỏ với hàng loạt ngân hàng và BIDV cũng không là ngoại lệ. Hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định mới tại Thông tư 13 sẽ được mở rộng bao trùm lên năm lĩnh vực: giám sát và quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức độ đủ vốn và kiểm toán nội bộ. Để đáp ứng Thông tư 13, BIDV cần phải rà soát, chỉnh sửa lại các quy định, quy trình thực thi kiểm soát nội bộ. Đối với từng TCTD, trong khuôn khổ hoạt động của mình, tất yếu cần có những quy định đầy đủ hơn nhưng vẫn phải dựa trên cơ sở nền tảng quy định tại thông tư này.
- BIDV là đơn vị chịu ảnh hưởng trực tiếp của những tác động từ việc hội nhập quốc tế bao gồm làn sóng toàn cầu hóa và các giao dịch quốc tế. Vì vậy, xây dựng hệ thống KSNB phù hợp với các giải pháp hội nhập quốc tế và hệ thống kế toán - kiểm toán của BIDV cần phải được xét theo sự phát triển của thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, biến động của môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam. BIDV cần ủng hộ tích cực một chuẩn mực mới cũng như thiện chí thực hiện cũng với sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo. Trước hết, đó là nỗ lực đầu tư xây dựng một đội ngũ nhân sự giỏi về chuyên môn, có trình độ sử dụng
các ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại, có đạo đức. Tiếp theo, hệ thống công nghệ phải được phát triển và xây dựng có đảm bảo xử lý và lưu trữ toàn bộ dữ liệu một cách đầy đủ, chính xác, đảm bảo tuân thủ yêu cầu của HTKSNB, các chuẩn mực kế toán áp dụng và chuẩn mực kiểm toán nội bộ sau này. Bên cạnh đó, trên cơ sở luật kế toán, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành và các chuẩn kiểm toán nội bộ trong tương lai, BIDV phải tự xây dựng và luôn điều chỉnh kịp thời chính sách kế toán cho riêng mình để áp dụng, cũng như thiết lập hệ thống KSNB và KTNB phù hợp với môi trường doanh nghiệp của chính mình. Đây là một khâu không thể thiếu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ BIDV. Điều này giúp ban lãnh đạo BIDV sử dụng hữu hiệu vai trò, chức năng quản lý cũng như chức năng cung cấp thông tin của kế toán để hoạt động KSNB đạt hiệu quả cao.
- Bên cạnh đó, của BIDV cần tích cực đóng góp phản hồi về những thuận lợi, khó khăn, rào cản của hệ thống quy trình quy định, hệ thống kế toán - kiểm toán Việt Nam trong việc giao dịch quốc tế cho các cơ quan phụ trách và đề xuất những giải pháp tương ứng để góp phần cung cấp hiện trạng thực tế các mảng hoạt động liên quan của Việt Nam.
- BIDV cần tạo điều kiện huấn luyện các nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hiểu biết các chuẩn mực kế toán, các chế độ kế toán mới, các quy định về thuế hiện hành, các chuẩn mực về KTNB trong tương lai (khi Việt Nam xây dựng hoàn chỉnh bộ chuẩn mực này) và đóng góp các ý kiến về sự ảnh hưởng của việc áp dụng các văn bản pháp quy về kế toán, KSNB và KTNB trong thực tế tại NHTM thông qua các tổ chức nghề nghiệp, các lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ. Giải pháp này không chỉ giúp BIDV tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán hiện hành mà còn giúp việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, khách quan hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động KSNB thuận lợi và đạt hiệu quả hơn.
- Để có sự chuẩn bị đối phó với các rủi ro có thể xảy ra đối với cuộc công nghệ 4.0, khi những tiến bộ của kỹ thuật công nghệ đang làm thay đổi cấu trúc,
phương thức hoạt động và cung cấp các dịch vụ hiện đại của ngân hàng thì hệ thống KSNB của BIDV vẫn còn nhiều sơ hở cần nghiên cứu khắc phục ngay như vấn đề chuyển đổi, lưu trữ dữ liệu, tích hợp chương trình phục vụ khách hàng theo các công nghệ hiện đại… BIDV cần phải chuẩn hóa dữ liệu đầu vào, tích hợp tất cả các chương trình, phần mềm đang còn tách biệt rời rạc, thiếu liên kết vào một chương trình phần mềm chung thống nhất và có cách sử dụng đơn giản khai thác dữ liệu thông tin nhanh chóng. Hệ thống máy móc, công nghệ, chương trình phần mềm tác nghiệp cần phải được nâng cấp, tích hợp với nhau và phù hợp với công nghệ mới của thời đại 4.0 hiện nay và tương lai.
Quy định, quy trình chặt chẽ chỉ là điều kiện cần chứ không đảm bảo HTKSNB vận hành tốt và quản trị rủi ro. BIDV cần rà soát, cập nhật kịp thời và quan trọng hơn là phải đảm bảo thực thi đầy đủ các quy định, quy trình này thì mới có thể kiểm soát được rủi ro.