Về đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 56 - 60)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Thực trạng hệ thống KSNB tại BIDV chi nhánh Hàm Nghi

2.4.2. Về đánh giá rủi ro

NHNN đã có công văn số 1601/NHNN –TTGSNH ngày 17/3/2014 Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai thực hiện an toàn vốn theo Basel II. Theo đó, NHNN yêu cầu thực hiện thí điểm triển khai Basel II tại 10 ngân hàng TMCP tại Việt Nam, trong đó có BIDV. Hiện nay, BIDV đã đưa công tác triển khai Basel tại ngân hàng là một trong những trọng tâm công việc, thể hiện tại Nghị quyết số 936/NQ-BIDV ngày 01/6/2017 của HĐQT v/v phê duyệt Đề án giải pháp triển khai Basel tại BIDV giai đoạn 2017-2019; Quyết định số 1468/QĐ-BIDV ngày 07/8/2017 của Hội đồng Quản trị v/v Ban hành quy chế Quản trị các dự án triển khai Basel tại BIDV; Quy định số 5777/QyĐ-BIDV ngày 17/08/2017 v/v truyền

QyĐ-BIDV ngày 11/09/2017 v/v Phê duyệt kết quả đóng chênh lệch trong quá trình triển khai Basel tại BIDV... Có thể thấy rằng, BIDV đã xây dựng hệ thống văn bản quy trình khá đầy đủ hướng đến việc triển khai quản trị rủi ro theo Basel. BIDV đã thiết lập mục tiêu rõ ràng và đầy đủ để xác định và đánh giá các rủi ro phát sinh trong việc đạt được mục tiêu của mình.

BIDV đã ban hành bộ tài liệu cẩm nang tham khảo về Basel và thông lệ tốt trong quản lý rủi ro hiện đã được cập nhật đến phiên bản 3.0 ngày 20/11/2017. Đây là bộ tài liệu hướng dẫn mang tính hệ thống về mặt nội dung, thống nhất về cách trình bày và có thể hướng đến nhiều nhóm đối tượng nhằm phổ biến các kiến thức về quản lý rủi ro theo Basel tới tất cả cán bộ nhân viên BIDV để có thể áp dụng hiệu quả Hiệp ước Basel theo quy định của NHNN và đúng lộ trình đề ra của BIDV. Từng định nghĩa về các loại rủi ro theo Basel đã được BIDV hướng dẫn rất cụ thể tại Quyết định số 3444/QĐ-PC v/v Ban hành danh mục thuật ngữ, từ, cụm từ viết tắt được sử dụng trong các văn bản chế độ, văn bản nội bộ của BIDV. Đối với rủi ro tín dụng đối tác, BIDV chưa có quy định. Đối với rủi ro hoạt động, Quy định số 8282/QĐ-QLRRTT ngày 15/12/2014 về Quản lý rủi ro hoạt động và được cập nhật sửa đổi tại công văn số 364/QĐ-BIDV ngày 20 tháng 01 năm 2017 và Quyết định 1387/QĐ- BIDV v/v Ban hành chính sách quản lý rủi ro hoạt động là quy định chung nhất của BIDV hiện nay đang được triển khai thực hiện để quản lý và phòng ngừa rủi ro. Liên quan đến rủi ro lãi suất sổ ngân hàng, BIDV đã ban hành quy định số 3818/QĐ-QLRRTT về quản lý rủi ro lãi suất, liên quan đến rủi ro thanh khoản có quy định số 4460/QĐ-ALCO về quản lý thanh khoản.

Các văn bản quy định về sự kiểm tra chéo, sự phân quyền tác nghiệp khá rõ ràng. BIDV thường xuyên tổ chức các đợt thi tìm hiểu về Basel và các thông lệ tốt trong quản lý rủi ro. Chính điều này đã giúp nâng cao ý thức về quản lý rủi ro của từng cá nhân và cả hệ thống BIDV.

Cụ thể về phân quyền tác nghiệp trong chương trình giao dịch chính của BIDV là SIBS có công văn số 3657/QĐ-CN3 ngày ngày 14/9/2012 quy định về việc phân

quyền tác nghiệp trong chương trình BDS/TF, về trình tự thiết lập hạn mức giao dịch, hạn mức phê duyệt, đăng ký, thay đổi nhóm quyền, đăng ký người sử dụng trong chương trình BDS/TF. Dựa theo đó chương trình cảnh báo vượt hạn mức cũng đã được BIDV xây dựng và xuất báo cáo ghi nhận lỗi gửi cho từng đơn vị trong toàn hệ thống.

Các quy định về xếp hạng tín dụng, giới hạn tín dụng, phân cấp hoạt động tín dụng, phân cấp hoạt động tài chính, phân cấp hoạt động kế toán… đều nhắm đến mục đích hạn chế rủi ro phát sinh. Các giao dịch phát sinh đều được phân cấp thực hiện và phê duyệt theo các cấp được phân quyền, mọi phát sinh vượt thẩm quyền đều cần có hồ sơ trình chấp thuận trước khi thực hiện phê duyệt đúng trình tự phân cấp. Đây chính là cách quản lý rủi ro rất có hiệu quả.

Các bản tóm tắt thông tin cảnh báo các vụ việc xấu xảy ra trong hệ thống ngân hàng thương mại trong và ngoài địa bàn đều thường xuyên được hội sở chính gửi đến các đơn vị để rút kinh nghiệm và có kế hoạch đối phó rủi ro.

Qua nghiên cứu hệ thống văn bản quy định về phòng chống rủi ro và các chương trình phần mềm báo cáo cảnh báo rủi ro của BIDV xây dựng và triển khai áp dụng, tác giả thấy rằng, BIDV đã xây dựng hệ thống chương trình cảnh báo rủi ro đầy đủ và rất chi tiết. BIDV đã nhận diện rủi ro trong việc đạt được mục tiêu của mình, tiến hành phân tích rủi ro để xác định rủi ro cần được quản lý như thế nào và cũng rất quan tâm xem xét các loại gian lận tiềm tàng khi đánh giá rủi ro đối với việc đạt mục tiêu.

Tuy nhiên, tác giả nhận thấy tại chi nhánh Hàm Nghi vẫn có tồn tại giao dịch thực hiện và phê duyệt sai thẩm quyền do lỗi chủ quan. Ở năm đầu sau sáp nhập, tại chi nhánh hay phát sinh lỗi thực hiện giao dịch tiền mặt vượt hạn mức, lỗi đẩy duyệt chứng từ sai cấp kiểm soát, lỗi thực hiện lãi suất tiền gửi…

Nhiệm vụ đầu mối quản lý rủi ro hoạt động (RRHĐ) tại chi nhánh được giao cho phòng QLRR theo Quy định về chức năng nhiệm vụ của Phòng QLRR. Đến thời điểm nghiên cứu của tác giả, Phòng QLRR có 03 người: 01 trưởng phòng, 01

phó trưởng phòng và 01 cán bộ. Phòng QLRR đã có phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ về quản lý RRHĐ và thực hiện công tác báo cáo về quản lý RRHĐ theo quy định. Tuy nhiên, các lỗi tác nghiệp, sự cố RRHĐ vẫn chưa được chi nhánh báo cáo đầy đủ về hội sở chính BIDV.

Riêng ở mảng tín dụng, chi nhánh khá thận trọng trong hoạt động cho vay. Các khoản nợ xấu đa số tồn tại từ trước hoặc do kéo nhóm liên đới các khoản nợ tại chi nhánh khác hoặc tổ chức tín dụng khác. Ở mảng nghiệp vụ này, chi nhánh chấp hành đúng theo các quy định của hệ thống và NHNN. Toàn bộ hoạt động tín dụng bảo lãnh đều có quy định quy trình rất chặt chẽ các bước từ khâu bắt đầu gặp khách hàng đến khâu kiểm soát sau và thu nợ, các hồ sơ thẩm định giải ngân, hồ sơ xử lý nợ, bán nợ, giới hạn tín dụng...

Việc tác nghiệp trên chương trình do P.QTTD thực hiện và phê duyệt giải ngân cũng được phân cấp rất rõ ràng và bị kiểm soát tự động rất chặt chẽ trong chương trình giao dịch trên các chương trình giao dịch chung của BIDV. Tuy nhiên, các báo cáo tự động thiếu sự liên kết. Vì vậy việc kiểm soát cũng gặp hạn chế.

Tổng số cán bộ tín dụng của chi nhánh Hàm Nghi là 37 cán bộ chiếm 39% tổng số cán bộ của chi nhánh, trong đó: 02 phòng QLKH 15 cán bộ, phòng QLRR 03 cán bộ, phòng QTTD 03 cán bộ, 03 PGD 13 cán bộ (bao gồm lãnh đạo PGD). Chi nhánh phân quyền bán tập trung trong công tác tín dụng. Công tác giải ngân được thực hiện tập trung tại Hội sở chi nhánh. Chi nhánh Hàm Nghi đã nghiêm túc thực hiện phổ biến, quán triệt các nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của hội sở chính tại các chính sách, quy trình, quy định và các văn bản hướng dẫn liên quan; ban hành tương đối đầy đủ, kịp thời, đúng thẩm quyền các văn bản về phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng, ủy quyền ký và thực hiện các hợp đồng, thành lập, tổ chức và hoạt động của hội đồng tín dụng cơ sở, thành lập tổ định giá tài sản bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng, ... nhưng vẫn có những sai sót được ghi nhận qua các đợt kiểm tra do vẫn có những quy định không thể thực thi được trong thực tiễn nếu muốn duy trì, phát triển khách hàng như một số quy định về các cam kết của khách hàng trong cho vay. Cụ thể như hồ sơ pháp lý một số khách hàng chưa đầy đủ hoặc

chưa phù hợp, chưa thu thập đầy đủ hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ của khách hàng/tài liệu chứng minh nguồn trả nợ của các khách hàng cá nhân chưa phù hợp, có độ tin cậy thấp, ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng, phân tích chưa đầy đủ/chính xác tình hình kinh doanh/tài chính của khách hàng xác định nhu cầu vay vốn, thời gian vay vốn chưa phù hợp quy định...

Như vậy, tại BIDV Hàm Nghi vẫn chưa thiết lập mục tiêu rõ ràng và đầy đủ để xác định và đánh giá các rủi ro phát sinh trong việc đạt được mục tiêu của chi nhánh, vì vậy lỗi tác nghiệp đã xảy ra. Chi nhánh cũng chưa thực sự nhận diện rủi ro trong việc đạt được mục tiêu của mình nên chưa có sự phân định trách nhiệm trong việc tiến hành phân tích rủi ro để xác định rủi ro cần được quản lý như thế nào. Chi nhánh chưa xác định và đánh giá những thay đổi của môi trường ảnh hưởng đến KSNB cụ thể là sự thay đổi về văn hóa doanh nghiệp, về môi trường kiểm soát sau sáp nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)