7. Kết cấu của luận văn
3.4. Kiến nghị với các cơ quan hữu quan
3.4.3. Kiến nghị đối với nơi đào tạo cán bộ cho ngành Ngân hàng
Đối với các trường đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu cho các NHTM trong nước như: trường Đại học Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại thương, các trường đại học khác có đào tạo các khoa liên quan đến ngành ngân hàng …cần phát huy tốt hơn chất lượng sinh viên hoàn tất các khoá học đủ điều kiện và phẩm chất trở thành người cán bộ ngân hàng tốt bằng cách:
- Tăng cường giảng dạy đào tạo nền tảng cơ bản về luật pháp và các quy định chung của ngành. Điều này sẽ giúp các sinh viên ra trường sẽ có đủ nền tảng cơ bản để làm việc đúng quy định, đúng pháp luật và giữ được đạo đức của người cán bộ.
- Nên chú ý đào tạo các kỹ năng mềm, chú trọng giáo dục về chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ ngân hàng cần có.
- Đào tạo trên cơ sở lý thuyết có kết hợp thực hành thực tiễn bằng cách thường xuyên tổ chức các buổi học thực tế qua liên kết với các NHTM để các sinh viên đến tham quan tìm hiểu môi trường thực tế hoạt động của NHTM, học hỏi, thực tập để có sự cọ xát thực tế và trang bị tốt hơn kinh nghệm làm việc chuẩn bị cho tương lai. Các trường cũng nên thường xuyên tổ chức mời các cán bộ, chuyên gia có kinh nghiệm đang làm việc tại các NHTM cùng tham dự trao đổi tại các buổi hội thảo chuyên đề liên quan đến hoạt động NHTM trong thực tiễn dành cho sinh viên.
- Các trường cần duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các NHTM, TCTD để luôn cập nhật kịp thời nhu cầu về nhân sự và các thay đổi về nội dung các quy trình quy định, hoạt động kinh doanh của các NHTM để kịp thời điều chỉnh chương trình giảng dạy phù hợp, sát với thực tế
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.
Hiện nay, HTKSNB có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và lành mạnh trong hoạt động của mỗi NHTM, TCTD. Bằng các giải pháp đối với chi nhánh Hàm Nghi và với BIDV cùng những kiến nghị đề xuất với NHNN, chính phủ, các cơ quan hữu quan, các trường đào tạo cung cấp nguồn cán bộ tương lai cho ngành Ngân hàng, tác giả hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện hơn HTKSNB của BIDV tại chi nhánh Hàm Nghi, giúp BIDV Hàm Nghi hoạt động an toàn và phát triển bền vững.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong bối cảnh các ngân hàng sẽ vẫn cần tiếp tục tái cơ cấu, sáp nhập, xử lý nơ xấu để hệ thống ngân hàng Việt Nam trở nên lành mạnh, đủ lực, đủ tầm đáp ứng xu hướng tất yếu và đòi hỏi khách quan của hội nhập kinh tế với thế giới, hoạt động KSNB hiện nay tại Việt Nam vẫn là hoạt động rất nhạy cảm và cần ưu tiên trong quá trình hội nhập, thuận lợi càng nhiều và thách thức càng cao.
Để hệ thống KSNB có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong mỗi NHTM còn cần rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ mới đi vào một góc của các vấn đề đó là nhận diện các yếu tố có ảnh hưởng đến hệ thống KSNB tại các NHTM sau sáp nhập và chỉ mới nghiên cứu mang tính định tính trong phạm vi hẹp tại một chi nhánh thuộc một hệ thống NHTM sau sáp nhập là BIDV chi nhánh Hàm Nghi. Đây chính là hạn chế của nghiên cứu này. Nhưng với khao khát tiếp tục nghiên cứu để đưa ra được những kiến nghị mang tính đầy đủ ở quy mô lớn hơn, thì đây chính là bước đầu nền tảng để tác giả tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu và mở rộng hơn về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, tính đầy đủ, hiệu quả và kết quả đem lại của hệ thống KSNB tại từng mảng nghiệp vụ và toàn bộ hoạt động đối với toàn hệ thống các NHTM tại Việt Nam theo hướng định lượng với những tính toán khảo sát đầy đủ và quy mô lớn hơn trong tương lai.
Tác giả mong muốn đề tài nghiên cứu “Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam” sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho Ban lãnh đao chi nhánh Hàm Nghi, Ban lãnh đạo BIDV, các Ngân hàng TMCP sắp thực hiện quá trình sáp nhập, hợp nhất hoặc đang xây dựng lại Hệ thống KSNB theo mô hình mới để phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Các bản báo cáo kiểm tra tại BIDV CN Hàm Nghi qua các năm. 2. Các bản báo cáo tài chính của BIDV CN Hàm Nghi qua các năm.
3. Các văn bản quy trình Kiểm soát nội bộ, quy trình tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam.
4. Đặng Đình Tân và cộng sự 2000, Hệ thống kiểm soát nội bộ hiện đại – Đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát, NXB Tài chính, Hà Nội.
5. Hồ Tuấn Vũ 2016, Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2011, Thông tư số 44/2011/TT-NHNN Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 29/12/2011.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2018, Thông tư số 13/2018/TT-NHNN Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 18/5/2018.
8. Phạm Thanh Thủy 2016, Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị, truy cập tại <http://tapchinganhang.com.vn/danh-gia-he-thong-kiem-soat-noi-bo-cua-ngan- hang-thuong-mai-viet-nam-va-mot-so-khuyen-nghi.html>.
9. Phạm Thanh Thủy 2017, Một số vấn đề về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, truy cập tại <http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu- trao-doi/mot-so-van-de-ve-he-thong-kiem-soat-noi-bo-tai-cac-ngan-hang-thuong- mai-viet-nam-125142.html>.
10. Quốc hội 2010, Luật các tổ chức tín dụng, số 47/2010/QH12, ban hành ngày 16/06/2010.
11. Scott Moeller& Chris Brady 2009, M&A Mua lại & sáp nhập thông minh, NXB Tri thức, TP.Hồ Chí Minh.
12. Thịnh Văn Vinh 2016, „Hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ theo luật kế toán năm 2015‟, Tạp ch Tài ch nh, kỳ 1 (tháng 11/2016).
13. Trần Quốc Thịnh 2018, Kế toán Kiểm toán Ngân hàng, bài giảng môn Kế toán Kiểm toán Ngân hàng, trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
1. Alvin A. Arens, James K. Loebbecke 2000, Auditing : An integrated approach,
Prentice Hall.
2. Angella Amudo & Eno L. Inanga 2009, “Evaluation of internal control systems: A case study from Uganda”, International Research Journal of Finance and Economics, ISSN 1450 – 2887 Issue 27 (2009), pp.124-144.
3. COSO 2013, 2013 Internal Control - Integrated Framework (Framework).
Available from http://www.coso.org
4. Etuk Ifiok Charles 2011, Valuation of internal control system of banks in Nigeria, Available from https://studylib.net/doc/14283541/by--etuk-ifiok-charles- evaluation-of-internal-control.
5. Faudziah Hanim Fadzil, Hasnah Haron, Muhamad Jantan 2005, “Internal auditing practices and internal control system”, Managerial Auditing Journal, 20 (8), 844-866.
6. Henri Fayol 1949, General and Industrial Management, The Academy of Management Review, Vol. 11, No. 2 (Apr., 1986), pp. 454-456.
7. Iris HY Chiu 2015, Regulating (from) the Insite: The legal Framework for Internal Control in Bank and Financial Institution, Oxford and Portland, Oregon.