Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 45 - 46)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt

Nam

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo nghị định số177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ. BIDV là một ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tư phát triển. Quá trình 60 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển luôn gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của đất nước.

Sau sáp nhập với MHB, tổng tài sản BIDV đã lên tới 700 nghìn tỷ đồng, đứng thứ tư trong hệ thống ngân hàng thương mại nội địa về quy mô tài sản. Vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên trên 34.000 tỷ đồng. BIDV đã phát triển mạng lưới rộng khắp phủ kín 63 tỉnh thành của đất nước và là một trong ba ngân hàng có mạng lưới rộng nhất Việt Nam với 190 chi nhánh trong nước và 1 chi nhánh ở nước ngoài 854 phòng giao dịch trên cả nước. Tổng số lao động là 24.888 cán bộ, nhân viên ở thời điểm 31/12/2017. Cuối năm 2017, theo báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán BIDV công bố đã đạt 8.865 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 14,12% so với năm trước là 7.668 tỷ đồng. Tại ngày 31/12/2017, vốn điều lệ của BIDV là 34.187 tỷ đồng trong đó phần vốn nhà nước là 32.573 tỷ đồng và vốn của nhà đầu tư bên ngoài thông qua phát hành cổ phiếu là 1.614 tỷ đồng.

Trọng tâm hoạt động và nghề nghiệp truyền thống của BIDV là phục vụ đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay BIDV đang hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng đẳng cấp hàng đầu khu vực Đông Nam Á; nằm trong nhóm 100 Ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á. Với năm định hướng ưu tiên cho giai đoạn 2018-2020 như sau:

- Nâng cao năng lực tài chính, đa dạng hóa cơ cấu sở hữu, tập trung tái cơ cấu tài sản có rủi ro theo định hướng nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo quy định của NHNN Việt Nam và đáp ứng chuẩn mực Basel II. Phấn đấu đến năm 2020, vốn chủ sở hữu gấp 2 lần hiện tại, là ngân hàng hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

- Nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh các biện pháp xử lý thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC. Phấn đấu đến 31/12/2020, tỷ lệ nợ xấu gộp xuống dưới 2,5% và phấn đấu tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC trước 30/6/2019.

- Đa dạng hóa nền khách hàng và sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, phát triển khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp FDI, đa dạng hóa và chuyển dịch cơ cấu các nguồn thu nhập chính: gia tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ trên tổng dư nợ, thị phần tín dụng doanh nghiệp FDI, SMEs; phấn đấu gia tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trên tổng thu nhập gấp 1,3 đến 1,4 lần so với đầu kỳ.

- Tổ chức quản trị kinh doanh theo mô hình ngân hàng hiện đại, tiên tiến, hướng tới thông lệ, đảm bảo minh bạch, công khai, hiệu quả, trong đó ưu tiên phát triển chiến lược ngân hàng số (digital banking) một cách toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh, quy trình sản phẩm, kênh phân phối, phù hợp với xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

- Phát triển đội ngũ nhân sự chất lượng cao, bồi đắp văn hóa doanh nghiệp BIDV trở thành thương hiệu ngân hàng có giá trị sức khỏe thương hiệu mạnh, được lan toả nhận biết sâu rộng đến thị trường trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)