Giới thiệu chung các quan điểm về KSNB tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 42 - 45)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Giới thiệu chung các quan điểm về KSNB tại Việt Nam

2.1.1. Quan điểm về kiểm soát nội bộ:

Căn cứ vào các định nghĩa về kiểm soát nội bộ trên thế giới được chấp nhận rộng rãi, Việt Nam cũng đã xây dựng nhiều khái niệm về KSNB như sau

- Theo Điều 39, Luật Kế toán 2015 cho rằng, “Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”.4

- Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315, thay thế cho chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 trước đây đã định nghĩa cụm từ KSNB thay vì Hệ thống KSNB như trước đây như sau: “KSNB là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan” (VSA 315, 2012, trang 1).

- Khái niệm này tiếp cận theo hướng đánh giá rủi ro và tương đồng với quan điểm của tổ chức COSO, các yếu tố cấu thành KSNB cũng bao gồm 5 yếu tố là:

yếu tố môi trường kiểm soát; yếu tố đánh giá rủi ro; yếu tố thông tin và truyền thông; yếu tố các hoạt động kiểm soát; yếu tố giám sát. Khái niệm này coi KSNB không phải là hệ thống như trước mà là một quy trình.

2.1.2. Quan điểm về kiểm soát nội bộ trong hoạt động ngân hàng:

- Theo Thông tư số 16 /2011/TT-NHNN ngày 17/8/2011 của NHNN quy định về KSNB, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Hệ thống KSNB Ngân hàng Nhà nước là tổng thể các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của đơn vị thuộc NHNN được thiết lập phù hợp với các quy định của pháp luật và được tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo các nguồn lực được quản lý và sử dụng đúng pháp luật, đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; ngăn ngừa rủi ro, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi gian lận, sai sót; cung cấp thông tin trung thực, phục vụ kịp thời cho việc ra các quyết định quản lý; đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đã đề ra”.

- Điều 40 Luật các Tổ chức tín dụng5 quy định “Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp với hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.”.

- Theo Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của NHNN Việt Nam quy định về hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định như sau: “Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp theo quy định tại thông tư này và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”. Hiện tại, cơ sở pháp lý để các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang thực hiện quy định về hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ theo Luật các

TCTD và cụ thể là theo quy định tại Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011. Theo đó, các TCTD đã bước đầu triển khai xây dựng và thiết lập được hệ thống KSNB, quản lý rủi ro.

- Theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN6 có hiệu lực từ 01/01/2019 (sẽ thay thế thông tư 44), quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, HTKSNB là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng. Đồng thời cũng theo Thông tư 13, kiểm soát nội bộ là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro, đảm bảo hoạt động của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật.

Như vậy, các định nghĩa về KSNB trong hoạt động ngân hàng của Việt Nam cũng đã được xây dựng dựa trên nền tảng là Basel.

Việt Nam đang hướng dần đến việc tuân thủ theo COSO và Basel bắt đầu chính từ các khái niệm về KSNB để dần hoàn thiện, hoà nhập với quốc tế trong mọi hoạt động bao gồm cả lĩnh vực Ngân hàng.

6Trong bối cảnh các ngân hàng đang tiếp tục tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, việc xây dựng và ban hành quy định mới về hệ thống KSNB (thay thế Thông tư số 44/2011/TT-NHNN) là cần thiết để tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho công tác KSNB, giúp ngăn ngừa, cảnh báo và quản lý rủi ro. Chính vì vậy, ngày 26/5/2018 NHNN đã ban hành Thông tư số 13/2018/TT-NN. Thông tư này đã khắc phục được các khe hở trong kiểm soát nội bộ các ngân hàng thương mại (bao gồm: Ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)