Tiến hành phỏng vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng tại công ty cổ phần tập đoàn thế kỷ (Trang 71 - 72)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thế kỷ

3.2.2.6. Tiến hành phỏng vấn

Nội dung, thời lƣợng và số lƣợng cuộc phỏng vấn cho một vị trí sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào vị trí đó ở cấp cao hay thấp.

Phỏng vấn trước qua điện thoại

Trong một số trƣờng hợp các vị trí cao cấp hoặc có nhiều ứng viên có thể thực hiện phỏng vấn ngắn qua điện thoại trƣớc khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp để hiểu thêm về mức độ phù hợp của ứng viên. Những câu hỏi thƣờng sử dụng trong cuộc phỏng vấn trƣớc qua điện thoại có thể là:

+ Mức lƣơng mà ứng viên mong muốn; + Ngày nào ứng viên có thể đi làm đƣợc…

Mục đích chính của việc tiến hành phỏng vấn trƣớc qua điện thoại là thu hẹp hơn nữa số lƣợng ứng viên. Hoạt động này do Phòng Nhân sự thực hiện.

Chuẩn bị phỏng vấn

Mục đích của phỏng vấn là xác định khả năng và động cơ làm việc cũng nhƣ khả năng thích nghi với văn hoá Công ty của ứng viên. Các câu hỏi đặt ra phải giúp ngƣời phỏng vấn đạt đƣợc mục đích này. Do đó, ngƣời phỏng vấn cần chú trọng vào các thông tin phù hợp về ứng viên bằng cách chuẩn bị trƣớc câu hỏi. Các hành động chuẩn bị trƣớc khi phỏng vấn gồm có:

+ Rà soát lần cuối hồ sơ ứng viên, kết quả bài kiểm tra (nếu có) và chuẩn bị danh sách câu hỏi phát sinh từ việc rà soát này (về bất kỳ vấn đề nào). Việc này sẽ giúp ngƣời phỏng vấn tránh đặt những câu hỏi về thông tin đã có trong hồ sơ.

+ Thu thập tài liệu giới thiệu để cung cấp cho ứng viên.

Mục đích phỏng vấn là giúp ngƣời phỏng vấn hiểu về ứng viên càng nhiều càng tốt. Vì vậy, ngƣời phỏng vấn cần xem xét đầy đủ và áp dụng kỹ thuật phỏng vấn hiệu quả. Để đảm bảo sử dụng kỹ thuật phỏng vấn theo thông lệ tốt nhất, ngƣời phỏng vấn cần xem xét các bƣớc sau đây:

Bước 1: Thiết lập mối quan hệ tốt với ứng viên.

Một ngƣời trả lời phỏng vấn lo lắng, bồn chồn hoặc không thoải mái sẽ không thể đƣa ra đƣợc loại thông tin mà ngƣời phỏng vấn cần. Thiết lập mối quan hệ tốt với ứng viên sẽ góp phần vào sự thành công của chiến lƣợc phỏng vấn. Một câu “chuyện phiếm” nhỏ về một dề tài chung chung nhƣ thời tiết hay điều kiện giao thông thƣờng có thể làm cho ứng viên thấy thoải mái.

Bước 2: Giới thiệu vai trò của người phỏng vấn trong Công ty và cho ứng viên biết chức danh cần tuyển.

Trong bƣớc này, ngƣời phỏng vấn không mô tả nhiều về công việc hoặc mẫu ngƣời đang tìm kiếm. Lý do là ngƣời trả lời phỏng vấn có thể dựa vào thông tin đó và đƣa ra câu trả lời phù hợp với sự mô tả.

Bước 3: Phỏng vấn ứng viên dựa trên câu hỏi đã chuẩn bị.

Vì mục đích của cuộc phỏng vấn là tìm hiểu về ứng viên càng nhiều càng tốt nên các câu hỏi phỏng vấn hiệu quả nhất đƣợc thiết kế để làm cho ứng viên nói càng nhiều càng tốt về khả năng và kinh nghiệm của họ. Nếu cần thiết thì ngoài các câu hỏi đã chuẩn bị, ngƣời phỏng vấn đặt thêm các câu hỏi thăm dò để tìm ra nhiều thông tin nhất về sự phù hợp của ứng viên đối với công việc.

Bước 4: Giới thiệu về Công ty và vị trí cần tuyển.

Ngƣời phỏng vấn giới thiệu khái quát về Công ty, các hoạt động kinh doanh chính và chiến lƣợc kinh doanh của Công ty. Khi mô tả yêu cầu của công việc, ngƣời phỏng vấn nêu hoàn toàn trung thực, kể cả những thuận lợi và khó khăn trong thực thi công việc. Nếu một ngƣời đƣợc tuyển vào làm với những kỳ vọng sai lầm có thể không phù hợp và không ở lại lâu dài với Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng tại công ty cổ phần tập đoàn thế kỷ (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)