Thiết bị đo kích thước hạt bột chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột chè xanh dạng matcha và ứng dụng trong một số thực phẩm (Trang 69)

Hệ thống phân tán lỏng Horiba LA – 960 là hệ thống nhanh, đơn giản, chính xác. Hệ thống ướt chuẩn đề xuất cấu hình đầy đủ của ơm, sensor áo mực chất lỏng, ơm tuần hoàn. Đầu dò siêu âm 30 W và van xả, tất cả đều được điều khiển bằng phần mềm theo chu trình tạo sẵn. Với thiết kế tiến bộ này cung cấp kết quả có độ tái lặp lại cao. Thiết bị sử dụng chức năng Auto easurement để điều khiển chân không, nén khí, dòng, điều khiển bắt đầu/kết thúc chu trình đo và xử lý số liệu .

2.3.3.8. Phân tích hàm lượng chlorophyll trong chè bằng phương ph p uang học

Cân chính xác 0,25g lá chè cắt thành từng mảnh nhỏ cho vào cối sứ và thêm vào đó một ít cát thạch anh. Nghiền nhỏ mẫu trong buồng tối, cho vào 10ml dung dịch aceton 8 % để tráng nhiều lần cối chày sứ. Đậy nắp ống nghiệm và dùng giấy bạc bọc kín ống nghiệm trong 24 giờ. Sau đó lọc lấy dịch trong và đo hoạt động quang học trên máy quang phổ hấp thụ UV-VIS của Perkin Elmer ở ước sóng 663,4 nm và 644,8 nm. Độ hoạt động quang học của mẫu đo được phải nhỏ hơn 2,5 - 3. Nếu không nhỏ hơn thì phải pha loãng mẫu bằng aceton 80%. ồng độ chlorophyll a (Ca); chlorophyll (C ) được tính theo các công thức:

Ca = 12,7 x E663 – 2,58 x E644

Cb = 22,9 x E644 – 4,66 x E663 Nồng độ tổng số chlorophyll ( a+b)=8,04 E663 +20,32 E644

58

Trong đó: Ca và Cb là nồng độ chlorophyll a và b tính theo mg/l dung dịch E là hoạt độ quang học đo được ở các ước sóng tương ứng 663,4 nm; 644,8 nm.

2.3.3.7. c định hàm lượng chất xơ AOAC 99 .21

Cân chính xác khoảng 1g mẫu vào cốc thủy phân sau đó thêm 3 ml 2SO4 0,13M, thủy phân ở nhiệt độ 90 - 100oC (sôi lăn tăn) trong 3 phút. Chuyển vào ông ly tâm, ly tâm và bỏ dịch trong. Rửa sạch axit 2 lần bằng nước cất. Chuyển mẫu vào cốc thủy phân, thêm 300ml KOH 0,23M, tiếp tục thủy phân trong 30 phút ở nhiệt độ 90 - 100oC (sôi lăn tăn) Chuyển mẫu vào ống ly tâm, ly tâm 3000 vòng/phút, bỏ dịch trong, rửa sạch mẫu bằng nước cất. Chuyển mẫu vào tủ sấy, sấy khô ở 105oC trong 4 giờ, cân và xác định khối lượng mẫu còn lại. Chuyển mẫu sau khi sấy vào lò nung ở nhiệt độ 550oC đến khi thành tro trắng (khoảng 4h). Để nguội, cân xác định khối lượng tro. Hàm lượng chất xơ thô được xác định là phần chênh lệch giữa khối lượng mẫu sau khi sấy và khối lượng tro thu được [15].

X = Mss - Mt x 100 Mss

Trong đó: X hàm lượng chất xơ (%)

Mss khối lượng mẫu sau sấy (g) Mt khối lượng tro thu được(g)

2.2.3.10. c định mức độ diệt men thông ua x c định hoạt tính men peroxydaza

Kiểm tra mức độ diệt men bằng cách xách định hoạt tính men peroxydaza. Lấy 5 - 10 gam đọt ch đã diệt men nghiền nhỏ trong cối sứ. Sau đó lấy 2 gam ch đã nghiền cho vào ống nghiệm trộn với 3 ml nước cất, thêm vào đó 2 - 3 ml dung dịch pirocatechin 2%, đồng thời cho 3 ml dung dịch H2O2 (nước oxy già) 1%, lắc đều và mạnh. Quan sát dung dịch nếu diệt men chưa đúng mức thì hỗn hợp dung dịch trong ống có màu đỏ, nếu diệt men đúng mức thì hỗn hợp dung dịch có màu xanh an đầu.

2.3.3.11. Phân tích L - theanine bằng phương ph p sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC a. Thiết bị sử dụng

Sử dụng hệ thống thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC Alliance của hãng Waters - Mỹ (hình 2.14)

b. Hóa chất sử dụng

- Chất chuẩn L - theanine: Cat.No 320-93461, độ tinh khiết 98% của hãng Wako (Nhật Bản).

59 - Chất tạo dẫn xuất 6- aminoquinolyl - N - hydroxy-succinimidyl carbamat của hãng Water (Mỹ)

- Acc Q - Tag Eluent A concentrate của hãng Water (Mỹ)

- Acetonitrile của hãng erck (Đức).

- Chất chuẩn -Epigallocatechin gallate: Cat. o E4143, độ tinh khiết 95% của hãng Sigma (Mỹ).

Hình 2. 14. Thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao c. Cách tiến hành

- Giai đoạn chiết tách

Mẫu chè xanh xay nhỏ, cân 0,5g bột chè vào bình nón 100 ml. Chiết bằng 30 - 40 ml nước cất, siêu âm 30 phút ở 80o

C. Lọc qua giấy lọc, tráng bình bằng nước cất 2 lần x 3 ml. Định mức vừa đủ 50ml bằng nước cất. Ly tâm ở tốc độ 5000 vòng/phút trong 10 phút. Lọc qua màng 0,45 µm.

- Giai đoạn dẫn xuất với thuốc thử AccQ

Hút 10 µl dịch đã ly tâm vào ống thủy tinh 1ml, thêm 7 μl đệm AccQ.Fluor Borate. Lắc trong 10 giây tiếp theo thêm 2 μl thuốc thử AccQ.Fluor. Lắc trong 1 giây, để yên ở nhiệt độ phòng trong 1 phút. Đặt vào tủ sấy ở nhiệt độ 55o

C trong khoảng từ 9 - 10 phút (không được để quá 10 phút). Chuyển vào lọ đựng mẫu PLC và ơm vào cột sắc ký của hệ thống HPLC

d. Điều kiện chạy máy sắc ký:

- Hệ thống HPLC, có hệ thống ơm mẫu tự động của hãng Waters Mỹ - Cột Phenomenex Phenyl-hexyl, Mỹ (250 mm x 4,6 mm x 5 μm) - Nhiệt độ buồng cột: 37oC

- Tốc độ dòng: 1ml/phút - Thể tích mẫu ơm: 2 µl

- Detector huỳnh quang ở ước sóng kích thích là 250 nm và ước sóng phát xạ là 395 nm.

- Chương trình dung môi:

60

 Pha động kênh B : Acetonitril/H2O (60/40)

 Gradient

Bảng 2. 2.Chương tr nh dung môi sắc ký phân tích - theanine

Time (phút) Flow (ml/phút) %A %B Time (phút) Flow (ml/phút) %A %B 0 1 100 0 23 1 67 33 0,5 1 98 2 24 1 0 100 5 1 93 7 27 1 0 100 9 1 90 10 35 1 100 0 22 1 67 33 40 1 100 0

2.3.3.12. Phân tích EGCG bằng phương ph p sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC a. Giai đoạn chiết tách

Cân chính xác 0,5 g mẫu vào bình nón. Thêm 50 ml Ethanol 75%, chiết xuất bằng siêu âm (sử dụng siêu âm để hỗ trợ cho quá trình chiết xuất) trong 30 phút. Ly tâm thu lấy dịch trong. Chiết thêm 2 lần, mỗi lần 30 ml Ethanol 75% và gộp dịch chiết. Định mức vừa đủ 100 ml. Ly tâm và lọc qua màng ,45µm trước khi ơm mẫu vào HPLC.

b. Điều kiện sắc ký

- Thể tích ơm mẫu: 1 µl

- Cột Luna C18 (250 mm x 4,6 mm x 5 µm) - Nhiệt độ buồng cột: 35oC

- Detector huỳnh quang PDA ở ước sóng 280 nm - Chương trình dung môi:

 Pha động kênh A: Acid acetic 0,1%

 Pha động kênh B: Acetonitrile 80% trong acid acetic 0,1%

 Gradient

Bảng 2. 3.Chương tr nh dung môi sắc ký phân tích GCG

Time (phút) Flow (ml/phút) %A %B 0 1 100 0 5 1 100 0 36 1 71 29 44 1 65 35 45 1 100 0 50 1 100 0

61

2.3.4. P ươ p áp đá iá cảm q

2.3.4.1. Đ nh giá cảm quan chất lượng bột chè xanh dạng matcha bằng phương ph p cho điểm

Matcha là sản phẩm mới, do đó chưa có tiêu chuẩn đánh giá cho điểm như các sản phẩm ch xanh hay ch đen. Do vậy, dựa theo TCVN 3218 - 2011 [14] và được tiến hành như sau: lựa chọn hội đồng đánh giá cảm quan gồm có 10 thành viên, được huấn luyện đào tạo và xây dựng thuật ngữ mô tả tính chất của matcha. Sau khi hội đồng thảo luận, phát triển, rút gọn thuật ngữ (International Standard n.d.),thuật ngữ mô tả tính chất matchavới số điểm từ 1 đến 5 theo bảng 2.4

Bảng 2. 4.Mô tả c c đặc tính của bột chè xanh dạng matcha

Chỉ tiêu Điểm cảm quan

5 4 3 2 1 Mầu sắc bột chè ầu xanh lá cây tươi sáng tự nhiên ầu xanh lá cây ầu xanh lá cây Mầu xanh ngả vàng ầu vàng xanh Mầu sắc nước pha ầu xanh lá cây, tươi sáng, hòa tan đều, dạng huyền phù

ầu xanh sáng, hòa tan đều,

dạng huyền phù ầu xanh ngả vàng, sáng , hòa tan đều, dạng huyền phù ầu xanh vàng, có cặn Màu vàng xanh, có cặn nhiều Hương (mùi) Thơm tự nhiên đặc trưng mạnh mùi matcha, rất ền, hấp dẫn Thơm tự nhiên đặc trưng mùi matcha, ền, tương đối hấp dẫn Thơm tự nhiên mùi matcha, tương đối ền Kém thơm tự nhiên mùi matcha, kém ền Không có hương thơm đặc trưng, lộ khuyết tật nặng Vị Ngậy, dịu, chát nhẹ, rõ hậu ngọt gậy, tương đối dịu, chát nhẹ, có hậu ngọt Ngậy, tương đối dịu, hơi

chát, ít hậu ngọt Kém ngậy, kém dịu, hơi chát, không có hậu ngọt Không ngậy, không dịu, chát, không có hậu

62

Trong 4 chỉ tiêu ngoại hình, mầu nước, hương và vị mỗi chỉ tiêu có mức độ quan trọng khác nhau. Đối với matcha hương (mùi) và vị có mức độ quan trong nhất chiếm mỗi chỉ tiêu tới 30% tổng số điểm của mẫu, tiếp theo là ngoại hình chiếm 25% và nước pha chiếm 15%, cụ thể như bảng 2.5

Bảng 2. 5.Hệ số quan trọng của các chỉ tiêu

Chỉ tiêu Hệ số quan trọng

Theo % Theo số

Ngoại hình 25 1,0

Mầu nước pha 15 0,6

ương (mùi) 30 1,2

Vị của chè 30 1,2

Tổng số 100 4,0

Từ bảng 2.4 và bảng 2.5 điểm tổng hợp của sản phẩm được tính theo công thức:

D = ∑DiKi

Trong đó: Di – điểm trung bình của cả hội đồng cho 1 chỉ tiêu thứ i Ki – hệ số quan trọng của từng chỉ tiêu tương ứng

Chất lượng bột chè xanh dạng matcha được phân loại theo bảng 2.6:

Bảng 2. 6.Phân loại chất lượng bột chè xanh dạng matcha

Danh hiệu

chất lượng Điểm chung Yêu cầu về điểm trung bình

chưa trọng lượng đối với các chỉ tiêu

Tốt 18,2 - 20 Các chỉ tiêu hương và vị ≥ 4,8 Khá 15,2 - 18,1 Các chỉ tiêu hương và vị ≥ 3,8 Trung bình 11,2 - 15,1 Mỗi chỉ tiêu ≥ 2,8

Kém 7,2 - 11,1 Mỗi chỉ tiêu ≥ 1,8

Rất kém 0 - 7,1 Mỗi chỉ tiêu ≥ 1,

2.3.4.2. Phương ph p đ nh gi cảm quan sản phẩm thực phẩm có bổ sung bột chè xanh dạng matcha

Để đánh giá tính phù hợp của matcha khi bổ sung vào một số thực phẩm:bánh pháp, bánh custard, kẹo cứng sử dụng phương pháp cho điểm thị hiếu [3], [103], [127].

4 i=1

63

a. Mục đích: xác định mức độ ưa thích hay khả năng chấp nhận đước đối với sản phẩm đánh giá.

b. Nguyên tắc: các mẫu được phục vụ theo trật tự ngẫu nhiên. gười thử, thử nếm từng mẫu theo thứ tự thừ trái sang phải và cho biết mức độ ưa thích của họ đối với từng mẫu trên thang điểm thị hiếu.

c. Cách tiến hành: chọn ngẫu nhiên người thử, mỗi nhóm thử gồm có gồm 10 thành viên. gười thử là người tiêu dùng có kinh nghiệm sử dụng sản phẩm, chưa quan huấn luyện. gười thử có nhiệm vụ cho điểm trên thang điểm theo sở thích của mình. Điểm cảm quan được cho theo thang điểm 9 các mức điểm được qui định cụ thể như sau:

Cực kỳ thích 9 điểm

Rất thích 8 điểm

Thích 7 điểm

Tương đối thích 6 điểm Không thích cũng không ghét 5 điểm Tương đối không thích 4 điểm

Không thích 3 điểm

Rất không thích 2 điểm Cực kỳ không thích 1 điểm

Các thành viên của hội đồng cảm quan sau khi thử nếm sẽ đánh dấu mức độ ưa thích của mình đối với các mẫu theo thang điểm từ 1 - 9. Các phiếu cho điểm của mỗi thành viên sẽ được tập hợp lại để xử lý thống kê cho từng chi tiết ghi trên mẫu. ẫu nào đạt số điểm cao nhất thì đó là mẫu được ưa thích nhất.

2.3.5. Phươ p áp xử lý số liệ

2.3.5.1. Phương ph p xử lý số liệu thống kê thực nghiệm đơn yếu tố

Các thí nghiệm đơn yếu tố được lặp lại 3 lần, kết quả thí nghiệm là trung bình cộng của 3 lần lặp lại. Để so sánh sự khác biệt trung bình giữa các mẫu thí nghiệm và sự biến động giữa các lần lặp lại của mỗi mẫu thí nghiệm ở cùng thời điểm, số liệu được phân tích ANO- VA và kiểm định qua chuẩn LSD 5%. Phân tích thống kê sử dụng phần mềm SAS 9.0

2.3.5.2. Phương ph p tối ưu hóa bằng thuật to n hàm mong đợi sử dụng phần mềm De- sign – Expert vision 7.1

Sử dụng quy hoạch thực nghiệm cho 3 yếu tố trong đó: nhiệt độ tác nhân sấy, tốc độ tác nhân sấy và độ dầy vật liệu sấy bao gồm 16 thí nghiệm với 2 hàm mục tiêu: hàm lượng L -

64

theanine và hàm lượng chlorophyll. Kết quả được xử lý bằng phần mềm thống kê Design- Expert 7.1 để phân tích các hệ số hồi quy, bề mặt đáp ứng và tối ưu hóa với thuật toán hàm mong đợi[41], [43].

65

PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu sản xuất nguyên liệu để chế biến bột chè xanh dạng matcha 3.1. Nghiên cứu sản xuất nguyên liệu để chế biến bột chè xanh dạng matcha

3.1.1. Xác đ một số tí c ất vật lý và t à p ầ ó ọc củ đọt c è trước k i c e p ủ.

3.1.1.1. c định một số tính chất vật l của đọt chè

Mỗi một giống ch đều có thành phần cơ giới và thành phần hóa học khác nhau. Dựa vào đó để đánh giá phẩm chất của nguyên liệu cũng như nghiên cứu đưa ra được quy trình công nghệ sản xuất matcha phù hợp. Xác định thành phần cơ giới của đọt chè hai giống PVT và KT. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.1:

Bảng 3. 1.Thành phần cơ giới của đọt chè giống Phúc Vân Tiên và Kim Tuyên

Giống chè Tỷ lệ thành phần đọt chè (% khối lượng) Khối lượng trung bình đọt (g) Độ dài trung bình đọt (cm) Búp Lá 1 Lá 2 Lá 3 Cuộng PVT 6,3b 8,8a 20,2a 32,5a 32,2b 0,95a 5,6a KT 7,1a 8,4a 17,3b 32,2a 35,0a 1,12a 5,9a CV (%) 5,21 8,50 4,41 2,41 1,63 24.91 12.04 LSD 0,79 1,65 1,87 1,77 1,24 0,58 1,57

Ghi chú: Trong cùng một cột, c c kết uả có cùng ít nhất một chữ c i thì không khác nhau có nghĩa ở mức p<0.05

Kết quả bảng 3.1 cho thấy: cả 2 giống ch PVT và KT đều cho tỷ lệ khối lượng tăng dần từ úp đến lá 1, lá 2 và lá 3; giá trị tương ứng lần lượt của giống chè PVT là 6,3%; 8,8%; 20,2% và 32,5%; của giống chè KT lần lượt là 7,1%; 8,4%; 17,3%, 32,2%. Tuy nhiên, ta thấy tỷ lệ lá 3 chiếm tới gần 1/3 khối lượng đọt chè. Cuộng ch cũng chiếm một tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu của đọt chè, cụ thể giống chè PVT chiếm tới 32,2% và giống KT chiếm 35,0%; với tỷ lệ này cho thấy cuộng ch cũng chiếm tới 1/3 khối lượng toàn đọt chè. Nếu so sánh giữa hai giống chè, giống chè KT đọt to, mập và dài hơn đọt chè của giống chè PVT. Cụ thể về tỷ lệ búp, tỷ lệ cuộng, khối lượng cả đọt và chiều dài đọt chè của giống KT lần lượt là 7,1%; 35, %; 1,12g và 5,9cm; còn đọt chè của giống PVT lần lượt là 6,3%; 32,2%; 0,95g và 5,6cm.

Tóm lại, đọt chè của cả hai giống PVT và KT có tỷ lệ khối lượng từng thành phần của đọt chè tăng dần từ búp, lá 1, lá 2, lá 3. Cuộng chiếm tỷ lệ khối lượng của cả đọt cao nhất là trên 30%, điều này cần nghiên cứu tiếp theo về hàm lượng các hợp chất hóa học đặc trưng

66

cho chất lượng của matcha có trong từng thành phần của đọt chè để đưa ra giải pháp sử dụng đọt chè hợp lý khi sản xuất matcha sau này.

3.1.1.2. c định một số thành phần hóa học của đọt chè búp 3 lá ở các thời vụ trong năm

Thành phần hóa học của đọt chè ảnh hưởng và quyết định đến chất lượng sản phẩm chè nói chung và sản phẩm bột chè xanh dạng matcha nói riêng. Do vậy, sau khi xác định tính chất vật lý của đọt chè, tiến hành xác định một số thành phần hóa học của đọt chè giống chè PVT và KT ở các thời vụ khác nhau để lựa chọn nguyên liệu cho quá trình nghiên cứu. Thu hái đọt chè từ ngày 15 đến ngày 20 trong tháng của các tháng 3, 4 (vụ xuân) ; tháng 5, 6, 7, 8 (vụ hè), tháng 9, 10 (vụ thu). Số liệu kết quả phân tích thành phần hóa học của đọt chè giống PVT và KT được trình bày tại bảng 3.2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột chè xanh dạng matcha và ứng dụng trong một số thực phẩm (Trang 69)