Thời gian che phủ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột chè xanh dạng matcha và ứng dụng trong một số thực phẩm (Trang 44 - 45)

5. Điểm mới của luận án

1.3.2. Thời gian che phủ

Cùng với cường độ ánh sáng, cây ch cũng cần khoảng thời gian che phủ nhất định để tổng hợp các hợp chất hữu cơ đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây. Khi nghiên cứu ảnh hưởng thời gian chiếu sáng của mặt trời lên cây chè, các nhà khoa học cho thấy thời gian chiếu sáng của ánh sáng mặt trời lên cây chè ở các mức độ cường độ chiếu sáng khác nhau, thì sự hình thành các hợp chất hóa học có lợi cho chất lượng matcha như L - theanine, EGCG, chlorophyll cũng khác nhau [85]. Khi cường độ chiếu sáng lên cây chè giảm đi (mức độ che phủ tăng lên) thì trong thời gian đầu thời gian che phủ tỷ lệ thuận với mức độ che phủ, tức là khi mức độ che phủ tăng lên, thời gian che phủ càng dài thì hàm lượng L - theanine, chlorophyll càng tăng, khi mức che phủ làm giảm cường độ chiếu sáng tới 90% từ 5 ngày đến 15 ngày trước khi thu hoạch của 2 giống chè Yabukita, Sayamakaori trồng tại Úc, hàm lượng L - theanine tăng dần, trong khi hàm lượng catechin tổng số không tăng mà lại giảm đi, dẫn đến tỷ lệ L - theanine/catechin tổng số tăng đáng kể từ ,15 tăng lên 0,25 và tăng đến 0,34. Tác giả đã kết luận tỷ lệ amino axit/ polyphenol là một thông số đánh giá chất lượng của chè xanh. Tỷ lệ này đã chỉ ra chất lượng chè xanh về mặt hóa học, đại lượng này càng lớn thì chất lượng chè xanh càng tốt [2].

Thời gian che phủ ảnh hưởng đến chất lượng của chè do vậy dựa trên cơ sở khoa học này, chúng tôi nghiên cứu thời gian che phủ đối với giống chè trồng trong điều kiện khí hậu

33

Việt Nam để tạo ra nguồn nguyên liệu có chất lượng cao khi chế biến bột chè xanh dạng matcha.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột chè xanh dạng matcha và ứng dụng trong một số thực phẩm (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)