CHƢƠNG 2 : Giáo dục môi trƣờng
3.4. Thảm họa tràn dầu
3.4.1. Thảm họa tràn dầu ở Mexico[47]
Ngày 20/4/2010, giàn khoan Deepwater Horizon đã bị cháy nổ làm 11 công nhân thiệt mạng. Hơn 170 triệu gallon dầu thô thoát ra từ giếng dầu bị vỡ đã lan vào mặt biển dọc theo vịnh Mexico từ Mississipi, Louisiana tới Albama, Florida và gây nhiều thiệt hại đáng kể. Cả ngàn chim muông, vô số thủy sản, cây xanh bị ảnh hưởng, hủy hoại. Cả trăm ngàn ngư dân không hành nghề được. Các dịch vụ thương mại, kỹ nghệ địa phương hầu như ngưng trệ. Dân chúng sống trong nỗi lo ngại hậu quả của dầu đối với sức khỏe, đời sống. Ngoài ra sức khỏe của cả chục ngàn người tình nguyện làm công việc dọn sạch dầu lan cũng bị ảnh hưởng.
Hình 3. 39: Dầu tràn qua một dàn khoan (góc phải phía trên) trong vùng biển Chandeleur Sound, bang Lousiana.
Hình 3. 41: Một cha xứ đang nỗ lực cứu một con bồ nông bị dầu nhuộm nâu (đảo Queen Bess, Louisiana). Ông nói "Cuộc sống của các sinh vật đang bị hút cạn dần.” Con bồ nông may mắn này đã đƣợc cứu sống.
(Ảnh: khoahoc.com.vn)
3.4.2. Rò rỉ dầu ở New Zealand
Hình 3. 43: Có khoảng 50 tấn dầu trên tàu Rena đã tràn ra vịnh Plenty - Ảnh: Getty Images
Rena, tên con tàu chở dầu thuộc quyền sở hữu của công ty Costamare ở Hy Lạp, mắc kẹt trên rạn san hô Astrolabe gần cảng Tauranga trên đảo North Island, New Zealand từ ngày 5/10/2011. Sau đó dầu trên tàu đã thoát ra nước biển. Gió mạnh và sóng lớn cản trợ nỗ lực bơm dầu ra khỏi tàu.
Những vết dầu đã lan tới các bờ biển gần cảng Mt Maunganui và thành phố Papamoa gần đó. Maritime New Zealand dự báo dầu sẽ tới cảng Tauranga và các bãi biển ở phía nam thành phố Maketu.
Hình 3. 44: Một con chim hải âu đầu trắng, loài đƣợc liệt kê trong sách Đỏ của IUCN, bị chết vì dính dầu (Ảnh: Forest & Bird.)