CHƢƠNG 2 : Giáo dục môi trƣờng
5.7. Bài 35: Benzen và đồng đẳng – Một số hidrocacbon thơm khác
5.7.2. Một vài hidrocacbon thơm khác
Để nhấn mạnh tác hại của băng phiến đối với sức khỏe con người, giáo viên có thể cung cấp một số tư liệu sau:
Có nhiều loại sản phẩm băng phiến với thành phần khác nhau, được bán rất rộng rãi trên thị trường và sử dụng trong gia đình để xua đuổi côn trùng, khử mùi hoặc làm thơm phòng. Băng phiến là hiđrocacbon ở thể rắn, tinh thể màu trắng, dễ bay hơi. Hiện nay nó được làm từ 2 thành phần là naphtalen và para-điclobenzen. Những viên băng phiến được sử dụng trong gia đình, đặt trong các tủ đựng quần áo, góc nhà, kệ… để xua đuổi côn trùng.
Hình 5. 35: Băng phiến
Băng phiến được hấp thu nhanh chóng qua da, đường tiêu hóa và qua đường thở. Đây là chất tan trong lipid, được chuyển hóa qua gan và sau đó bài tiết qua thận. Cả 2 loại hóa chất trên biểu hiện độc tính cấp hoặc lâu dài thông qua việc tiếp xúc khi nuốt phải, hít thở và qua da. Chúng đều gây kích thích ruột và ảnh hưởng đến não. Naphtalen phá hủy các tế bào máu và gây tổn thương thận. Trên thực nghiệm cho thấy, naphtalen còn gây đục thủy tinh thể và tổn thương biểu mô phổi. Para-điclobenzen gây tổn thương gan và kích thích da nếu được cầm trên tay lâu. Naphtalen gây độc nhiều hơn para-điclobenzen. Chỉ cần ngộ độc 1 viên băng phiến chứa naphtalen đủ phá hủy tế bào máu. Liều cao hơn, từ 4 viên băng phiến trở lên sẽ gây cơn co giật.
thể gây ra đục thủy tinh thể ở người, bệnh vàng da, thiếu máu do tan huyết (hay vỡ hồng cầu) ở trẻ em và trẻ sơ sinh.
Khối EU cấm cung cấp các sản phẩm có chứa naphtalen kể từ năm 2008. Trung Quốc cũng đã cấm sản xuất long não sử dụng chất naphtalen.
Xử trí cấp cứu [53]
Xử trí tại nhà đối với ngộ độc do nuốt băng phiến là nhanh chóng rửa sạch hóa chất trên môi miệng trẻ. Bị vào mắt, rửa mắt bằng nhiều nước. Nếu vào da, rửa da bằng xà phòng và nhiều nước hoặc dưới vòi nước. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.
Tại bệnh viện, loại thải độc chất bằng rửa dạ dày không có tác dụng đối với băng phiến vì chúng được hấp thu rất nhanh. Trong trường hợp nuốt phải băng phiến chứa naphtalen nên dùng than hoạt tính liều cao, vì đặc tính ngăn chặn sự xâm nhập của độc tố vào cơ thể của than hoạt tính. Không cho uống sữa hoặc thức ăn chứa nhiều chất béo. Xử trí tùy vào mức độ nặng của ngộ độc. Trẻ bị thiếu máu trầm trọng cần truyền hồng cầu lắng. Nếu có triệu chứng methemoglobine máu (mức độ trên 30%) cần được áp dụng biện pháp giải độc bằng thuốc bleu de methylene.