Phần III – Tính chất hóa học[24]

Một phần của tài liệu Tư liệu hỗ trợ giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường THPT (Trang 105 - 110)

CHƢƠNG 2 : Giáo dục môi trƣờng

5.3.1.Phần III – Tính chất hóa học[24]

5.3. Bài 10: Photpho

5.3.1.Phần III – Tính chất hóa học[24]

Phản ứng: 3Zn + 2P  Zn3P2 (kẽm photphua)

Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh các tư liệu sau để nhấn mạnh về ứng dụng của kẽm photphua và khí photphin:

Kẽm photphua là thành phần chính của thuốc diệt chuột. Người ta thường trộn thuốc diệt chuột với thức ăn, khi chuột ăn vào rồi uống nước thì kẽm photphua bị thủy phân tạo thành photphin (PH3)

3 2 6 2 3 ( )2 2 3

Zn PH OZn OHPH

Photphin là chất khí có mùi hôi và rất độc sẽ giết chết chuột, do đó chuột ăn phải bả thường chết gần nguồn nước.

Hình 5. 11: Kẽm photphua là thành phần chính của thuốc diệt chuột

Phot phin cũng rất độc đối với con người. Hít phải phophin sẽ bị tác động lên hệ thần kinh trung ương, hô hấp, tim mạch, tiêu hóa… có thể dẫn đến mê sảng hoặc chết.

Ngoài ra, phophin cũng là nguyên nhân của hiện tượng ma trơi. “Ma trơi”là một hiện tượng đã gây cho con người nhiều tò mò và cũng không ít sợ hãi từ trước đến nay, và cũng không phải ai cũng biết hiện tượng này có thể giải thích bằng hóa học.

Hiện tượng “ma trơi” thường xuất hiện ở những vùng đầm lầy, nghĩa địa. Đó là hiện tượng xuất hiện những đốm lửa cháy sáng trong không khí gây cho con người sự sợ hãi.

Bản chất của hiện tượng này được giải thích như sau: trong cơ thể sinh vật có một lượng photpho nhất định. Ở đầm lầy, nghĩa địa có nhiều xác người và sinh vật… khi bị phân hủy thì sinh ra photphin (PH3) và diphotphin(P2H4). P2H4 là chất có khả năng tự cháy trong không khí, khi cháy nó tạo ra nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ lên đến khoảng 1500C thì PH3 tiếp tục cháy và kết quả là xuất hiện “ngọn lửa ma trơi”.

5.3.2. Phần IV - Ứng dụng

Để minh hoạ cho những ứng dụng trong quân sự của photpho trắng, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những tư liệu và hình ảnh thực tế sau:

mục đích tạo ra các màn khói hoặc gây ra sự sát thương, tiêu diệt sinh lực của đối phương. Photpho trắng cũng được coi là loại vũ khí hóa học. Photpho trắng rất dễ cháy, khi ra ngoài không khí ở nhiệt độ bình thường nó cũng tự động bốc cháy (do có oxi). Khi bốc cháy, photpho trắng có mùi đặc trưng khó chịu, ảnh hưởng đến thần kinh, người hít phải cảm thấy tức ngực, khó thở, cay mũi. Lửa của photpho trắng rất nguy hiểm với con người. Khi bị dính photpho trắng, nó sẽ gây ra bỏng nặng do nó có khả năng ngấm sâu vào cơ thể người đến tận xương, vào các mô ở bên trong cơ thể và phá hủy chúng. Do đó photpho trắng cũng là một loại chất độc hóa học và con người phải hết sức thận trọng với nó. Với những loại vũ khí như bom, đạn có chứa photpho trắng ngay cả những lực lượng có kiến thức chuyên môn khi xử lý chúng cũng có khả năng bị tai nạn.

Tư liệu thực tế:

a/ Vụ cháy photpho trắng ở Ukraina [27], [47]

20 người nhập viện và hàng trăm người sơ tán sau khi một xe lửa chở photpho trắng bị trật đường ray và bốc cháy ở miền tây Ukraina, tạo ra một đám mây khí độc bao trùm 14 ngôi làng, đe dọa đến sức khỏe hàng ngàn người dân.

Tai nạn xảy ra đêm 16/7/2007, gần thị trấn Lvov, giáp biên giới Ba Lan. Các nhân viên cứu hộ sau đó đã dập tắt được đám cháy nhưng khí độc đã lan ra khu vực. Người dân địa phương được khuyến cáo ở trong nhà, không dùng nước từ các giếng, không ăn rau trong vườn nhà hoặc uống sữa từ đàn bò họ nuôi.

Hình 5. 12: Các toa chở hàng bốc cháy sau tai nạn (Ảnh: AP)

Sau đó, ngày 3/8/2007, cũng tại chính nơi xảy ra tai nạn trên, một vụ cháy photpho mới lại diễn rado việc dọn dẹp hiện trường trước đó chưa kỹ.

Vụ cháy đã làm ô nhiễm nặng môi trường, trong khi khu vực quanh chỗ xảy ra tai nạn có tới 100 điểm dân cư của Lvov. Hơn 250 người đã nhập viện với các dấu hiệu nhiễm độc photpho. Các chuyên gia đã gọi vụ ô nhiễm hóa chất này là "thảm họa Chernobyl thứ 2".

b/ Bom photpho trắng trong cuộc chiến ở dải Gaza [13]

Năm 2009, Tổ chức theo dõi Nhân quyền (HRW) cáo buộc Quân đội Israel sử dụng đạn pháo có chứa hóa chất gây cháy photpho trắng trong cuộc chiến hồi tháng 1/2009 ở dải Gaza, gây sát thương nghiêm trọng cho nhiều dân thường Palestine, khiến 1.300 người bị chết, 5.000 người bị thương.

Những người còn sống sót cho biết vụ nổ không quá lớn nhưng lửa và khói bụi mù mịt. Các nạn nhân bị bỏng nhưng hoàn toàn khác so với vết bỏng bình thường. Vết bỏng gây ra bởi photpho trắng rất sâu và bốc mùi lạ gây khó thở. Nó còn hơn cả mức độ bỏng cấp bốn và có thể cháy qua các cơ cho tới tận xương.

Hình 5. 13: Bom photpho đƣợc sử dụng trong cuộc chiến ở dải Gaza

Hình 5. 15: Ngƣời dân Dải Gaza phải chịu nhiều thƣơng vong trong cuộc chiến. (Ảnh:baodatviet.vn)

Một phần của tài liệu Tư liệu hỗ trợ giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường THPT (Trang 105 - 110)