CHƢƠNG 2 : Giáo dục môi trƣờng
5.8. Bài 37: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên
5.8.1. Phần III – Than mỏ
Để nhấn mạnh về tác hại của việc đốt than đến môi trường và sức khoẻ con người, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh các hình ảnh và tư liệu sau:
Than đá được sử dụng rộng rãi bằng cách đốt cháy để tạo ra năng lượng và nhiệt. Bù lại, mỗi năm sẽ có hàng tỷ tấn CO2 bay vào bầu khí quyển Trái đất. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến khí hậu Trái đất. Khai thác than đá đang dẫn đầu danh sách trong các hoạt động của con người gây ra biến đổi khí hậu. Còn đối với những người trực tiếp tiếp xúc với than đá và sống xung quanh khu vực khai thác, bệnh về đường hô hấp và đường ruột, bệnh ung thư luôn rình rập.
Tư liệu thực tế:
a/ Ngộ độc khói than có thể gây chết người [56]
Mỗi năm Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu 10 đến 20 bệnh nhân ngộ độc do hít phải khí than. Bên cạnh những ca tử vong, có không ít người không thể trở lại bình thường do não bị ảnh hưởng.
TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, than cháy sẽ sản sinh ra chất độc nên nếu đốt ở chỗ thoáng khí sẽ làm loãng nồng độ chất độc còn nếu đốt trong phòng kín, than cháy sẽ đốt hết oxi, nồng độ chất độc tích tụ, gây thiếu máu não và ngộ độc cho người.
Hình 5. 38: Ngƣời đi đƣờng phải hứng khói than từ các quán ăn
b/ Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường do than đá
Hình 5. 40:Làng gốm Bát Tràng có chừng 150 lò nung dùng than. Mỗi mẻ nung phải dùng tới hàng tấn than cám trộn với xỉ than, bùn đất. (Ảnh: tin247.com)
Hình 5. 41: Phƣờng Long Bình, Q.9 (TP.HCM) bị khói bụi từ hàng chục lò gạch, hầm đốt than, bãi than đá, bụi tro, nƣớc thải lò heo bao vây. (Ảnh: vea.gov.vn)
Hình 5. 42: Một bãi khai thác than ở Quảng Ninh.
(Ảnh: bee.net.vn)