3.1.2.2. Băng tan làm mực nƣớc biển dâng cao
Tình trạng nóng lên toàn cầu đang diễn ra ngày càng nhanh, với biểu hiện tăng nhiệt độ trung bình của không khí và đại dương, khiến cho khí hậu thế giới thay đổi theo chiều hướng ngày càng khắc nghiệt hơn, hệ sinh thái bị phá vỡ.
Nóng lên toàn cầu làm cho băng ở Bắc Cực và Nam Cực tan ra, khiến mực nước biển dâng lên cao nhấn chìm các khu vực ven biển và gây lụt lội khắp nơi. Thay đổi hệ
sinh thái và môi trường sống cũng tương đương với sự tuyệt chủng của những sinh vật có môi trường sống đặc thù.
Stefan Rahmstorf - một trong những chuyên gia hàng đầu về biển của thế giới, hện đang công tác tại Viện Potsdam cảnh báo: “Hiện nay mực nước biển tăng rất chậm, nhưng khi nó bước sang giai đoạn tăng tốc thì chúng ta sẽ không thể làm gì để ngăn chặn, dù loại bỏ được hoàn toàn khí thải”.
Rahmstorf cho biết nếu nhiệt độ Trái đất chỉ tăng thêm 1,5oC thì mực nước biển vẫn tăng thêm 2m trong vài thế kỷ tới. Khi đó một số quốc đảo sẽ biến mất, hàng nghìn bờ biển cũng bị xóa sổ. Trong trường hợp mực nước biển tăng thêm 1m và nhiệt độ tăng 3oC trong thế kỷ này, nước biển sẽ dâng thêm 5m trong vòng 300 năm tới.
Hình 3. 7: Mực nƣớc biển ở nhiều vùng đang dâng cao
Hình 3. 8: Nhiều làng mạc trên quốc đảo Kiribati (nằm ở phía tây Thái Bình Dƣơng và gần đƣờng xích đạo) đã di chuyển do nƣớc biển dâng. Sản lƣợng lƣơng thực và lƣợng nƣớc ngọt giảm mạnh do sự xâm thực của nƣớc biển. Ảnh: Reuters.
Các nhà khoa học đã xếp Việt Nam vào danh sách một trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu và nước biển dâng, đặc biệt khi nước ta là nước có khí hậu ảnh hưởng lớn từ biển và có đường bờ biển dài tới 3243km.
Theo tính toán, nếu mực nước biển toàn cầu tăng thêm 1m, Việt Nam sẽ phải đối mặt với mức thiệt hại lên tới 17 tỷ USD/năm. Như vậy, khoảng 1/5 dân số sẽ mất nhà
cửa, 12,3% diện tích đất trồng trọt của Việt Nam sẽ biến mất và giảm 10% GDP. Riêng đồng bằng Sông Cửu Long, diện tích đất ngập lụt lên đến 20.000 km2
và hơn 14 triệu dân cư chịu ảnh hưởng trực tiếp. Mức độ tác động này tăng lên hơn 3 lần nếu mực nước biển dâng lên 5m, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến 16% diện tích đất, 35% dân số quốc gia, 40.000 km2 diện tích đồng bằng và 17 km2 diện tích bờ biển. Khu vực các tỉnh lưu vực sông Mêkông sẽ chịu tác động của những trận lũ ở mức độ không thể dự đoán được. Những dự báo về phạm vi mực nước biển dâng cao trong tương lai rất khác nhau, tuy nhiên theo công bố của quốc gia gần đây đã khẳng định mực nước biển ở Việt Nam sẽ dâng cao 1m vào năm 2100.
Vịnh Bắc Bộ
Nam Bộ
Hình 3. 9: Bản đồ giả định mực nƣớc biển dâng 5m
Theo như bản đồ giả định mực nước biển dâng, có thể dễ dàng thấy rằng, với mực nước biển tăng 5m, chúng ta chỉ cần qua cầu Long Biên, ra tới đường QL5 là có thể tắm biển và phần Nam Bộ sẽ hoàn toàn chìm trong nước.
3.1.2.3. Hạn hán
Hình 3. 10: Nhiệt độ ngày càng tăng
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) thông báo, năm 2011 là một trong mười năm nóng kỷ lục kể từ năm 1850. Theo thông báo của WMO, nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái đất ở hầu hết các khu vực trên thế giới đều cao hơn mức trung bình dài hạn, đặc biệt ở miền Bắc nước Nga, từ tháng 1 đến tháng 10, cao hơn mức trung bình dài hạn tới 4oC. Lượng băng ở Nam Cực năm 2011 cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Hình 3. 12: Thiếu nƣớc sinh hoạt có thể dẫn đến bênh tật Hạn hán ở sông Amazon
Hình 3. 13: Mực nƣớc sông Negro xuống thấp kỷ lục
Do ảnh hưởng nặng bởi hạn hán kéo dài nhiều tháng, mực nước sông Negro – một nhánh sông lớn đổ vào sông Amazon tại thành phố Manaus, Brazil đã xuống thấp kỷ lục, còn khoảng 14m, mức thấp nhất kể từ năm 1902 đến nay.
cạn nên không thể vận chuyển hàng hóa vào khu vực). Ngoài ra, hàng triệu con cá chết đã làm ô nhiễm nước sông, gây ảnh hưởng đến tình trạng thiếu nước sạch cho người dân tại lưu vực sông Amazon.
Hạn hán ở Trung Quốc
Tại Trung Quốc, các đợt hạn hán chưa từng thấy trong vòng 50 năm qua đã xảy ra liên tiếp tại miền Trung và miền Đông nước này, làm cạn khô nhiều sông hồ. Lượng nước mưa mà Trung Quốc nhận được trong năm 2011 chỉ ở mức thấp nhất kể từ năm 1961. Tình trạng này khiến mực nước sông Dương Tử, dòng sông lớn nhất Trung Quốc, xuống tới mức thấp kỷ lục. Hạn hán lan rộng tại các tỉnh: Hồ Bắc, Hồ Nam, An Huy, Giang Tây và Chiết Giang… gây thiệt hại hàng triệu hecta đất nông nghiệp, thiếu nước nghiêm trọng cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Hạn hán ở Đông Phi
Hình 3. 15: Hạn hán làm cho lục địa đen thiếu lƣơng thực trầm trọng
Đợt hán hán nghiêm trọng nhất trong vòng 60 năm qua tại vùng Sừng châu Phi đã khiến châu lục vốn được xem là nghèo đói nhất thế giới này lại càng trở nên khó khăn hơn. Lượng mưa giảm mạnh trong 2 năm qua đã khiến mùa màng thất bát và vật nuôi bị chết, làm người dân bị thiếu lương thực trầm trọng. Liên hợp quốc cho hay, có tới gần 12 triệu người ở vùng Sừng châu Phi đã bị ảnh hưởng bởi đợt hạn hán này. Những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Ethiopia, Somalia, Gibuti và Kenya. Tình trạng khắc nghiệt của tự nhiên đã đẩy người dân của lục địa đen vào một cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng, buộc Liên hợp quốc phải tuyên bố nạn đói tại các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất như Somalia.
Hạn hán ở Việt Nam
Tháng 2 năm 2011, hàng chục ngàn ha cây trồng ở Tây Nguyên quay quắt trong hạn hán khiến cuộc sống người dân cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Gia Lai, có ít nhất trên 5.000 ha cây trồng ngắn ngày và gần 4.000 ha cà phê buộc phải chịu “khát”.
Hình 3. 16: Con mƣơng cạn trơ đáy
Hạn hán cũng làm suối hồ cạn kiệt. Theo ông Tạ Văn Luận - Giám đốc Công thủy điện Yaly (Gia Lai), cho biết: “Đến thời điểm này Yaly, hồ nước thuỷ điện lớn nhất Tây Nguyên, có mực nước là 496m, chỉ cao hơn mực nước chết 6m, kiệt nhất so với 50 năm qua. Nếu các năm trước sản lượng điện 6 tháng đầu năm của nhà máy đạt 1,8- 2 tỷ Kwh thì năm nay khả năng chỉ còn 1-1,1 tỷ Kwh”.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng đối diện với cảnh hạn hán và xâm nhập mặn. Dự báo của Viện Lúa ĐBSCL cho thấy, các tiểu vùng trong khu vực như bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, ven biển, phù sa ngọt đều bị ảnh hưởng hạn, mặn. Khoảng 500.000 ha lúa ở ĐBSCL đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới trong vụ đông xuân 2010 – 2011 và hơn 100.000 ha lúa có nguy cơ bị nước mặn xâm nhập nặng nề, chủ yếu ở các tỉnh: Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Bến Tre và Hậu Giang. Đặc biệt là nông dân vùng bán đảo Cà Mau (tỉnh Kiên Giang) đang đối mặt với tình trạng xâm nhập mặn ngay đầu vụ.
Hình 3. 17: Ruộng đồng khô hạn 3.1.2.4. Lũ lụt[47] 3.1.2.4. Lũ lụt[47]
Trong khi một số vùng chịu cảnh khô hạn thì một số khu vực khác lại ngập chìm trong biển nước bởi những cơn mưa lũ và bão lụt.
Theo ước tính của các chuyên gia Đại học California, Los Angeles (Mỹ), độ tập trung khí nhà kính trên Trái đất đã đạt mức kỷ lục trong vòng 15 triệu năm qua. Khí nhà kính giữ nhiệt trong cả không khí lẫn trong lòng các đại dương. Nước biển ấm lên tạo ra nhiều hơi nước và một bầu không khí ấm hơn cũng có thể giữ thêm nhiều hơi nước ở thể lơ lửng. Càng có nhiều hơi nước trong không khí, các cơn bão sẽ càng mạnh thêm. Khi lượng hơi nước tăng cường này đổ bộ vào đất liền, nó không chỉ biến thành mưa hay tuyết mà còn tạo ra bão tố, bão tuyết và lũ lụt.
Cơn lũ kinh hoàng tại Thái Lan
Tại Thái Lan, trận lũ lụt bắt đầu từ cuối tháng 7/2011 được đánh giá là "trận lũ lụt tồi tệ nhất về lượng nước lũ và số người bị ảnh hưởng". Theo đánh giá sơ bộ của Ngân hàng Thế giới, thiệt hại từ trận lũ lụt dữ dội nhất trong nửa thế kỷ qua ở Thái Lan có thể tới 1.360 tỷ baht (khoảng 43,3 tỷ USD); những thiệt hại từ các tòa nhà, công xưởng và các công trình khác bị phá hủy ước tính ở mức 600 tỷ baht (khoảng 20 tỷ USD), còn mất mát do sự đình chỉ sản xuất các hàng hoá khác nhau là 700 tỷ baht (khoảng 22,3 tỷ USD). Ngoài kinh tế, lũ lụt đã làm hơn 700 người chết và mất tích. Hàng triệu ngườidân phải đi sơ tán, hơn 60 trong tổng số 77 tỉnh, thành của Thái Lan bị ngập lụt, trong đó có thủ đô Bangkok, cố đô Aytthaya.
Hình 3. 18: Lũ lụt kinh hoàng ở Thái Lan
Hình 3. 19: Thủ đô Bangkok trong biển nƣớc Lũ lụt ở Việt Nam
Theo các chuyên gia, trận lũ lụt vào cuối năm 2011 là trận lũ tồi tệ nhất ở Việt Nam trong 10 năm qua. Bảng tin AFP cho biết có hơn nửa triệu người Việt bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
Ở miền Trung, mưa lũ làm hàng chục nghìn người dân phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất, nhiều vùng rơi vào cảnh cô lập, giao thông đình trệ.
Hình 3. 20: Ngƣời dân ở các xã vùng trũng huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị phải đi lại bằng thuyền, bè trong những ngày mƣa lũ. Ảnh: Quốc Việt – TTXVN
Trong khi đó, ở đồng bằng sông Cửu Long lũ lụt cũng làm ngập 69.560 nhà; hơn 18.000 ha lúa và gần 3.700 ha hoa màu bị ngập úng; diện tích nuôi trồng thủy, hải sản bị thiệt hại là 2.667 ha; 258 cầu, cống bị hư hại... Ước tính tổng thiệt hại là trên 1.150 tỷ đồng.
Hình 3. 22: Ngƣời dân cố gắng thu hoạch lúa bị ngập lụt
3.1.3. Những nỗ lực giảm trừ hiệu ứng nhà kính nhân loại[40]
Trong báo cáo về khí thải gây hiệu ứng nhà kính năm 2009, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cảnh báo sự tập trung khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu đã đạt đến mức cao nhất kể từ thời kỳ tiền công nghiệp và vẫn tiếp tục tăng.
Theo số liệu của WMO, các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính tăng gần 28% trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến 2009. So với năm 1750 của thời kỳ tiền công nghiệp, lượng CO2 đã tăng 38%, chủ yếu do đốt các nhiên liệu hoá thạch, phá rừng, và thay đổi mục đích sử dụng đất.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành mối lo chung của toàn nhân loại, các biện pháp nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính - vốn được coi là một trong những nguyên nhân làm Trái đất nóng lên được quan tâm đặc biệt.
3.1.3.1. Nghị định thƣ Kyoto
Hình 3. 23: Nghị định thƣ Kyoto
Nhằm tăng cường cơ sở pháp lý về trách nhiệm thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Hội nghị các Bên lần thứ 3 của UNFCCC tại Kyoto, Nhật Bản, tháng 12 năm 1997 đã thông qua Nghị định thư Kyoto. Nghị định thư Kyoto đưa ra nghĩa vụ pháp lý đối với các Bên nước thuộc Phụ lục I, trong thời kỳ 2008-2012 đạt phát thải khí nhà kính thấp hơn mức năm 1990 khoảng 5,2%. Sáu khí nhà kính được kiểm soát trong Nghị định thư Kyoto là: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6. Nghị định thư Kyoto cũng đưa ra được các biện pháp khuyến khích các Bên thuộc Phụ lục I giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình phát triển nền kinh tế của nước mình. Các nước này có thể giảm chi phí trong việc đáp ứng chỉ tiêu giảm phát thải của mình bằng việc đạt được giảm phát thải với chi phí thấp hơn tại các nước khác thay vì thực hiện giảm phát thải trong nước.
Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, Nghị định thư Kyoto đang dần bị phá vỡ.
Ngày 12/12, Bộ trưởng Môi trường Canada Peter Kent tuyên bố, nước này sẽ sử dụng quyền hợp pháp để chính thức rút khỏi Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu. Với tuyên bố trên, Canada sẽ trở thành quốc gia đầu tiên chính thức rút khỏi Nghị định thư Kyoto. Theo Bộ trưởng Kent, việc rút khỏi Nghị định thư Kyoto sẽ giúp Chính phủ Canada tiết kiệm 14 tỉ đôla Canada nộp phạt do không đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải đã ký kết, và thêm rằng, Chính phủ Canada không có sự lựa chọn nào khác trong tình hình kinh tế hiện tại.
Cho đến nay, Nghị định thư Kyoto là văn bản ràng buộc pháp lý duy nhất quy định trách nhiệm cắt giảm khí thải của 37 nước công nghiệp, trừ Mỹ. Theo quy định, giai đoạn I của văn kiện này sẽ hết hạn vào cuối năm 2012 và Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 17 tại Durban (Nam Phi) vừa qua quy định giai đoạn II của Nghị định này sẽ tiếp tục đến hết năm 2017, trước khi các nước đạt được một thỏa thuận mới về chống biến đổi khí hậu có hiệu lực muộn nhất vào năm 2020.
3.1.3.2. Hội nghị Copenhagen
Hội nghị biến đổi khí hậu Liên Hiệp Quốc chính thức khai mạc tại Copenhagen, Đan Mạch vào ngày 7-12-2009 với sự tham dự của đại diện 192 quốc gia trên thế giới. Hội nghị hy vọng sẽ đạt được những thỏa thuận, ràng buộc pháp lý về mức cắt giảm khí thải của các nước phát triển, hành động của những nền kinh tế đang lên và kinh phí để thực hiện.
3.1.3.3. Hội nghị thƣợng đỉnh Durban
Hình 3. 25: Banner của Hội nghị thƣợng đỉnh Durban
Hình 3. 26: Hội nghị thƣợng đỉnh Durban
Vòng đàm phán về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc tại Durban (Nam Phi) năm 2011 được cả thế giới kỳ vọng sẽ thống nhất được hướng đi cho con đường hành động bảo vệ Trái đất trước các hệ quả của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. 194 nước tham gia Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã thông qua một quyết định quan trọng liên quan đến việc gia hạn Nghị định thư Kyoto, thành lập Quỹ Khí hậu xanh và các bước đi mới nhằm thực hiện các cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính sau năm 2020. Mặc dù được đánh giá là không “hoàn hảo như mong đợi”, nhưng kết quả này được cho là thành công hơn nhiều so với các hội nghị trước đó và làm hài lòng nhiều nước tham gia Hội nghị.
Theo thỏa thuận mới đạt được, tất cả các nước đều phải thực hiện cam kết kiểm soát khí thải theo cùng một khuôn khổ pháp lý. Thỏa thuận sẽ có hiệu lực muộn nhất vào năm 2020. Các đại biểu cũng nhất trí gia hạn Nghị định thư Kyoto thêm 5 năm
nữa. Hiện tại, theo Nghị định thư Kyoto, chỉ có các nước công nghiệp phát triển phải thực hiện các chỉ tiêu mang tính ràng buộc pháp lý về cắt giảm khí thải.
3.1.3.4. Hội nghị Rio +20
Hình 3. 27: Hội nghị Rio +20 với nhiều mong đợi
Rio+20 là Hội nghị Thượng đỉnh của lãnh đạo các quốc gia. Cách đây 20 năm, tại