Bài 8: Amoniac và muối amoni[55]

Một phần của tài liệu Tư liệu hỗ trợ giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường THPT (Trang 101 - 105)

CHƢƠNG 2 : Giáo dục môi trƣờng

5.2. Bài 8: Amoniac và muối amoni[55]

Để nhấn mạnh độc tính của amoniac (NH3), giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những tư liệu và hình ảnh sau:

Độc tính của NH3 tùy thuộc vào nồng độ của chất này. Thông thường, trong cơ thể của người và động vật có tồn tại một cơ chế, nhờ đó ngăn cản hiện tượng tích tụ NH3 trong máu. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong máu NH3 sẽ đi vào “chu trình urê” của cơ thể để chuyển thành các amino axit hoặc bị thải ra duới dạng nước tiểu. Cá và các loài lưỡng cư không có cơ chế này nhưng có thể thải NH3 dư thừa bằng cách bài tiết trực tiếp.

Dung dịch NH3 nồng độ cao có thể kích thích và gây tổn thương da, niêm mạc, đặc biệt là mắt và hệ thống hô hấp. Trong không khí có lẫn hơi NH3, tùy theo nồng độ, mà người và động vật sẽ bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau. Người ta đã phân loại giới hạn nồng độ của NH3 tác động đến sức khỏe con người như sau:

Hiện tượng Nồng độ (ppm)

Phát hiện thấy có mùi 5

Dễ dàng phát hiện mùi 20-50

Gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếp xúc lâu 50-100 Gây chảy nước mắt kể cả khi tiếp xúc trong thời gian ngắn 150-200 Kích thích mắt, mũi, khó thở kể cả khi tiếp xúc trong thời gian

ngắn

400-700

Ho, co thắt cuống phổi 1.700

Nguy hiểm đến tính mạng kể cả tiếp xúc dưới 30 phút 2.000-3.000

Phù, ngẹt thở, ngạt và nhanh chóng tử vong 5.000-10.000

Chết lập tức Trên 10.000

Tổ chức Quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ (OSHA) đã có quy định giới hạn thời gian phơi nhiễm NH3 trong không khí xung quanh tối đa 15 phút đối

với NH3 có nồng độ 35ppm (thể tích); 8 giờ đối với NH3 có nồng độ 25ppm. Khi hít phải NH3 nồng độ cao có thể bị tổn thương phổi và chết.

Tại Việt Nam, nồng độ NH3 cho phép trong không khí xung quanh theo TCVN 5938-2005 là 0,2 mg/m3.

Làm việc an toàn với amoniac[21]

Cần ghi nhớ rằng đây là một chất khí nguy hiểm, có tính ăn mòn và có nguy cơ nổ, đặc biệt nguy hiểm ở những nơi có không gian chật hẹp. Bạn cần được huấn luyện để làm việc, thao tác chính xác hạn chế sai sót, tai nạn lao động. Nơi làm việc cần có phương tiện bảo hộ lao động, phương tiện bảo vệ đường hô hấp:

- Kiểm tra các vật chứa khí amoniac có bị hư hoặc rò rỉ không trước khi làm việc.

- Thông báo ngay khi phát hiện có rò rỉ, tràn hoặc đổ khí amoniac.

- Tránh làm việc một mình khi tiếp xúc với hóa chất này. Bạn cần có người cùng làm việc và được huấn luyện để sơ cứu, hồi sức hoặc có phương tiện theo dõi đối với những người phải làm việc một mình. Nơi làm việc cần thoáng khí, nên tách biệt với nơi dự trữ, chứa khí amoniac.

Tƣ liệu thực tế:

a/ Trung Quốc: rò rỉ khí amoniac, 200 người ngộ độc [27]

202 người Trung Quốc đã bị ngộ độc sau khi khí amoniac rò rỉ khỏi một nhà máy dược ở khu tự trị Nội Mông (miền bắc Trung Quốc) ngày 5/8/2009.

Vụ rò rỉ xảy ra lúc 8g40, khi một xe tải chở 30 tấn amoniac lỏng đang dỡ hàng tại nhà máy của Tập đoàn dược phẩm Chifeng. Khoảng 50 phút sau, chỗ rò rỉ đã được bịt kín. Theo chính quyền địa phương, một đường ống bất ngờ bị vỡ đã gây ra vụ rò rỉ. Những người bị ngộ độc là công nhân nhà máy, các nhân viên xử lý tình huống khẩn cấp và người dân sống gần đó. Toàn bộ người dân sống trong phạm vi 2km theo hướng gió thổi tính từ nơi xảy ra rò rỉ đã được sơ tán.

Hình 5. 8: Các nhân viên cứu hỏa ra sức làm lạnh hiện trường nơi xảy ra vụ rò rỉ (Ảnh: Xinhua)

b/ Rò rỉ amoniac ở Mỹ [54]

Sáng ngày 24/8/2010 có ít nhất 120 người đã bị trúng độc trong một vụ rò rỉ amoniac tại một nhà máy đông lạnh ở Alabama (Mỹ).

Vụ việc trên xảy ra tại nhà máy dịch vụ làm lạnh Theodore Millard thuộc khu Mobile (Alabama, Mỹ). Người phụ trách đội cứu hoả địa phương, ông Shaun Hicks, cho hay có khoảng 1500-3000 lít amoniac đã bị rò rỉ và khiến 120 người bị nhiễm độc ở các mức độ khác nhau, nhiều người cảm thấy khó thở, đau cổ họng và chóng mặt buồn nôn. Những người bị trúng độc không chỉ có công nhân của nhà máy đông lạnh mà còn có những công nhân của công ty dầu khí BP (Anh) đang tham gia vào công tác làm sạch dầu tràn ở vịnh Mexico.

Những người bị trúng độc đã nhanh chóng được đưa tới bệnh viện Mobile điều trị. Bệnh viện cho biết có 29 người nhiễm độc nặng phải nằm viện và 4 người đang được chăm sóc đặc biệt.

c) Rò rỉ amoniac ở Việt Nam

Ngày 25/2/2011, tại khu vực Nhà máy sản xuất phân bón DAP (Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam) trong Khu công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng đã xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi truờng nặng do khí amoniac (NH3) rò rỉ, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp lân cận. Đặc biệt, do nằm gần nhà máy phân bón DAP nên tại công trường xây lắp Nhà máy sản xuất Xơ sợi Polyester - dự án trọng điểm của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và thành phố Hải Phòng, đã có gần 200 công nhân, lao động, trong đó có 5 chuyên gia nước ngoài phải ngừng làm việc do tức ngực, khó thở vì ảnh hưởng của khí amoniac.

Nguyên nhân dẫn đến sự việc này là do rò rỉ amoniac trên đường ống truyền dẫn khí, từ một tàu chở 5.200 tấn khí vào bồn chứa cách xa bến cảng. Do áp lực bơm khí từ tàu vào bồn chứa chênh lệch cao khiến van đấu nối giữa hai đoạn ống bị bật, hở, gây thoát khí độc ra ngoài.

Mới đây, liên quan đến cá chết trên sông Cái Tàu, sáng 14/2/2012, ông Ngô Chí Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Cà Mau cho biết: nguyên nhân cá chết là do nước sông Cái Tàu có hàm lượng chất amoniac vượt gấp 15 lần so với điều kiện cho phép. Ông Hồ Hoàn Tất, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Cà Mau cho biết: “Nhà máy đạm Cà Mau (khu khí - điện - đạm Cà Mau, thuộc xã Khánh An, Huyện U

Hình 5. 10: Cá chết hàng loạt trên sông Cái Tàu

Một phần của tài liệu Tư liệu hỗ trợ giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường THPT (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)