Phần IV Ứng dụng[20], [23],[ 44]

Một phần của tài liệu Tư liệu hỗ trợ giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường THPT (Trang 97 - 101)

CHƢƠNG 2 : Giáo dục môi trƣờng

5.1.2.Phần IV Ứng dụng[20], [23],[ 44]

Để minh họa cho ý “Nguyên tố nitơ là một trong những thành phần dinh dưỡng chính của thực vật”, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những tư liệu và hình ảnh sau:

Nitơ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và do đó nó quyết định năng suất và chất lượng thu hoạch. Nitơ có trong thành phần của hầu hết các chất trong cây: protein, axit nucleic, các sắc tố quang hợp, các hợp chất dự trữ năng lượng: ADP, ATP, các chất điều hoà sinh trưởng. Như vậy Nitơ vừa có vai trò cấu trúc, vừa tham gia trong các quá trình trao đổi chất và năng lượng. Nitơ có vai trò quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lý của cây trồng.

Khi thiếu nitơ, cây sinh trưởng phát triển kém, diệp lục không hình thành, lá chuyển màu vàng, đẻ nhánh và phân cành kém, hoạt động quang hợp và tích lũy giảm sút nghiêm trọng, dẫn tới suy giảm năng suất.

Hình 5. 4: Thiếu đạm dẫn đến tình trạng cháy lá, hạt thƣa, lép trên cây ngô

Thừa nitơ sẽ làm cây sinh trưởng quá mạnh, do thân lá tăng trưởng nhanh mà mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu, dễ đổ, dễ bị sâu bệnh tấn công. Ngoài ra sự dư thừa nitơ trong sản phẩm cây trồng (đặc biệt là rau xanh) còn gây tác hại lớn tới sức khỏe con người. Nếu nitơ dư thừa ở dạng NO3 thì khi vào cơ thể, chúng sẽ chuyển thành NO2 rồi đi vào dạ dày, vào ruột non và mạch máu, và chuyển hemoglobin (của máu) thành dạng met-hemoglobin, làm mất khả năng vận chuyển oxy của tế bào. Còn nếu nitơ dư thừa ở dạng NO2 chúng sẽ kết hợp với axit amin thứ cấp tạo thành chất Nitrosamine - một chất gây ung thư rất mạnh.

Hình 5. 5: Thừa đạm cũng dẫn đến sâu bệnh

Rễ cây hấp thụ Nitơ ở hai dạng: nitrat (NO3) và amôn (NH4) trong đất. Chỉ có cây họ đậu có thể đồng hóa được nitơ tự do trong không khí nhờ các vi khuẩn cố định nitơ sống trên nốt sần của rễ cây.

Hình 5. 6: Rễ cây họ đậu (Ảnh: thuviensinhhoc.com)

Ngoài các tác dụng đã nêu trong sách giáo khoa, giáo viên có thể bổ sung thêm một số ứng dụng sau của khí nitơ:

Người ta thường cho nitơ là "khí lười", không duy trì sự sống, sự cháy... Tuy nhiên, người ta đã biết lợi dụng tính chất đó phục vụ cho lợi ích con người.

Trong bóng đèn sợi đốt bằng wonfram (W) được chứa đầy khí nitơ để làm giảm bớt sự bay hơi của kim loại này. Trong các nhiệt kế cột thuỷ ngân, để đo ở nhiệt độ cao hơn 300o C thường chứa đầy khí nitơ để tránh thuỷ ngân bay hơi và bị oxi hoá.

Nitơ còn được sử dụng để bảo quản các bức họa quý, lương thực, thực phẩm... vì các loại vi khuẩn, mối mọt không sống được trong môi trường khí quyển nitơ.

Trong thiên nhiên, khi có những trận mưa giông, những tia chớp tạo điều kiện cho nitơ kết hợp với oxi tạo thành nitơ oxit rồi nitơ đioxit, khí này tác dụng với nước tạo thành axit nitric, khi rơi xuống đất tạo thành muối nitrat là một loại phân đạm quý giá. Theo tính toán, hàng năm các cơn mưa giông tạo ra khoảng 400 triệu tấn phân đạm.

Một phần của tài liệu Tư liệu hỗ trợ giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường THPT (Trang 97 - 101)