Một bãi khai thác tha nở Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Tư liệu hỗ trợ giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường THPT (Trang 140 - 142)

(Ảnh: bee.net.vn)

5.8.2. Kiến thức mở rộng: Nhiên liệu hóa thạch và những ảnh hƣởng môi trƣờng ảnh hƣởng môi trƣờng

Để khái quát lại toàn bài “Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên”, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh các kiến thức về nhiên liệu hoá thạch sau:

Nhiên liệu hóa thạch là các loại nhiên liệu được tạo thành bởi quá trình phân hủy kỵ khí của các sinh vật chết bị chôn vùi cách đây hơn 300 triệu năm. Chúng bao gồm dầu mỏ, khí thiên nhiên, than mỏ… Các nguyên liệu này chứa hàm lượng cacbon và hiđrocacbon cao.

Hình 5. 45: Khí thiên nhiên

Các nhiên liệu hóa thạch là tài nguyên không tái tạo bởi vì Trái đất mất hàng triệu năm để tạo ra chúng và lượng tiêu thụ đang diễn ra nhanh hơn tốc độ được tạo thành. Sản lượng và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch làm tăng các mối quan tâm về môi trường. Thế giới đang hướng tới sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo là một trong những cách giúp giải quyết vấn đề tăng nhu cầu năng lượng.

Nguồn gốc

Nhiên liệu hóa thạch được hình thành từ quá trình phân hủy kị khí của xác các sinh vật, bao gồm thực vật phù du và động vật phù du lắng đọng xuống đáy biển (hồ) với số lượng lớn trong các điều kiện thiếu oxi, cách đây hàng triệu năm. Trải qua thời gian và các biến động địa chất, các hợp chất hữu cơ này trộn với bùn và bị chôn vùi bên dưới các lớp trầm tích nặng. Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao làm cho các vật chất hữu cơ bị biến đổi hóa học và sau đó khi bị nung ở nhiệt độ cao hơn sẽ tạo ra hiđrocacbon lỏng và khí.

Ngược lại, thực vật đất liền có xu hướng tạo thành than. Một vài mỏ than được xác định là có niên đại vào kỷ Phấn trắng.

Nhiên liệu hóa thạch có vai trò rất quan trọng bởi vì chúng được dùng làm chất đốt để tạo ra năng lượng cho các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt… của con người.

Tác động môi trƣờng

Hơn 90% lượng khí nhà kính thải vào môi trường từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Đốt nhiên liệu hóa thạch cũng tạo ra các chất ô nhiễm không khí khác như hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và các kim loại nặng, các khí gây mưa axit như oxit nitơ, đioxit lưu huỳnh.

Nhiên liệu hóa thạch cũng chứa các chất phóng xạ chủ yếu như urani và thori, chúng được phóng thích vào khí quyển.

Việc khai thác, xử lý và phân phối nhiên liệu hóa thạch cũng gây ra các mối lo ngại về môi trường.

Khai thác mỏ dầu gây ô nhiễm môi trường ( Xem thêm 3.4 sự cố ở giàn khoan Deepwater Horizon, Mexico)

Mỏ than Phấn Mễ bị sạt lở dẫn đến thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Ngày 15/4/2012, khu vực bãi thải số 3 thuộc mỏ than Phấn Mễ (xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) bị sạt lở làm 7 người chết và bị thương, 14 ngôi nhà bị vùi lấp.

Một phần của tài liệu Tư liệu hỗ trợ giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường THPT (Trang 140 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)