Phần III – Tính chất hoá học

Một phần của tài liệu Tư liệu hỗ trợ giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường THPT (Trang 95 - 97)

CHƢƠNG 2 : Giáo dục môi trƣờng

5.1.1.Phần III – Tính chất hoá học

Để nhấn mạnh ảnh hưởng của các loại oxit nitơ đối với môi trường, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những tư liệu thực tế sau:

a/ Hịên tượng Smog quang hóa (khói mù quang hóa, sương mù quang hóa)[4], [51] Smog quang hóa là tên gọi đặt cho một hỗn hợp gồm các chất phản ứng và các sản phẩm phản ứng sinh ra khi các hidrocacbon và các oxit nitơ cùng có mặt trong khí quyển dưới tác dụng của bức xạ mặt trời. Khói quang hóa là loại khói mang tính oxi hóa rất cao. Khói có màu nâu, gây tác hại cho mắt và phổi, phá hoại đời sống thực vật.

Hình 5. 1:Sơ đồ hình thành sƣơng mù quang hóa. (Ảnh: danluan.org)

Hiện tượng này thường xuất hiện ở các đô thị do nhiệt độ tại các khu vực trung tâm của thành phố lớn thường cao hơn ít nhất là vài độ so với ngoại thành.

Theo các nhà khoa học, hiện tượng sương mù quang hóa phản ánh mức độ ô nhiễm không khí. Hiện tượng này xảy ra càng nhiều chứng tỏ không khí đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Khi con người bị loại sương mù độc hại này tấn công vào đường hô hấp gây đau rát phổi, giảm khả năng hấp thụ oxi, gây đau đầu, hôn mê và có thể tử vong. Sương khói vào mắt còn làm đau rát, giảm thị lực. Cây cối bị sương khói làm

khô héo lá và có thể chết giống như bị mưa axit. Cũng cần nói rõ là sương khói quang hoá kết hợp tác động của nhiệt độ thường gây nguy hiểm nhất cho người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em và người bị tim mạch. Các thành phố lớn trên thế giới thường gặp phải hiện tượng này: Sương khói quang hoá xuất hiện ở London từ ngày 5 đến 10 /12/1952 đã cướp đi sinh mạng của 12.000 người. Sau đó 3 năm (9/1955) tại Lusanca (Mỹ) cũng tái diễn kịch bản này, làm cho 400 người chết (chủ yếu là các cụ già).

Hình 5. 2: Một góc Bắc Kinh sau khi mƣa (bên trái) và ngày nắng đầy khói mù (bên phải). (Ảnh: vi.wikipedia.org)

b/ Khí cười – hiểm họa đối với tầng ozon [27], [35]

Khí Nitơ oxit (N2O) , còn được biết đến với tên gọi “khí cười” thường được dùng làm chất gây tê trong nha khoa, chất gây mê, giảm đau trong y học. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ khẳng định N2O đã trở thành mối họa lớn nhất đối với tầng ozon và nó có khả năng tồn tại suốt nhiều thế kỉ. (Xem thêm phần 3.3 Sự suy giảm tầng ozon)

Lượng N2O thải vào khí quyển chủ yếu là từ những hoạt động của con người như đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, vận hành các nhà máy xử lí nước thải hay các quy trình công nghiệp khác liên quan đến nitơ. Mở rộng sản xuất trồng trọt cùng số lượng vật nuôi tăng vọt cũng làm tăng lượng khí N2O thải ra thông qua phân bón gốc nitơ và các chất thải của gia súc.

Hình 5. 3: Một số loại phân bón đƣợc sử dụng tại các nông trại hiện đại làm tăng lƣợng N2O. (Ảnh: National Geographic)

Đồng thời N2O cũng là một trong các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy quá trình ấm lên của Trái đất dẫn đến những biến đổi về khí hậu.

Vì thế, cắt giảm N2O là một giải pháp kép cho vấn đề khí hậu và môi trường mà hiện nay các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu. Tuy nhiên đây là một vấn đề nan giải vì dân số thế giới ngày càng tăng, còn người phải mở rộng trồng trọt và chăn nuôi để đảm bảo nhu cầu về lương thực, đồng nghĩa với việc phát thải N2O ngày càng nhiều.

Một phần của tài liệu Tư liệu hỗ trợ giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường THPT (Trang 95 - 97)