Kiến thức mở rộng: Nhiên liệu hóa thạch và những ảnh hưởng môi trường

Một phần của tài liệu Tư liệu hỗ trợ giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường THPT (Trang 140 - 148)

CHƢƠNG 2 : Giáo dục môi trƣờng

5.8.2.Kiến thức mở rộng: Nhiên liệu hóa thạch và những ảnh hưởng môi trường

5.8. Bài 37: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên

5.8.2.Kiến thức mở rộng: Nhiên liệu hóa thạch và những ảnh hưởng môi trường

ảnh hƣởng môi trƣờng

Để khái quát lại toàn bài “Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên”, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh các kiến thức về nhiên liệu hoá thạch sau:

Nhiên liệu hóa thạch là các loại nhiên liệu được tạo thành bởi quá trình phân hủy kỵ khí của các sinh vật chết bị chôn vùi cách đây hơn 300 triệu năm. Chúng bao gồm dầu mỏ, khí thiên nhiên, than mỏ… Các nguyên liệu này chứa hàm lượng cacbon và hiđrocacbon cao.

Hình 5. 45: Khí thiên nhiên

Các nhiên liệu hóa thạch là tài nguyên không tái tạo bởi vì Trái đất mất hàng triệu năm để tạo ra chúng và lượng tiêu thụ đang diễn ra nhanh hơn tốc độ được tạo thành. Sản lượng và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch làm tăng các mối quan tâm về môi trường. Thế giới đang hướng tới sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo là một trong những cách giúp giải quyết vấn đề tăng nhu cầu năng lượng.

Nguồn gốc

Nhiên liệu hóa thạch được hình thành từ quá trình phân hủy kị khí của xác các sinh vật, bao gồm thực vật phù du và động vật phù du lắng đọng xuống đáy biển (hồ) với số lượng lớn trong các điều kiện thiếu oxi, cách đây hàng triệu năm. Trải qua thời gian và các biến động địa chất, các hợp chất hữu cơ này trộn với bùn và bị chôn vùi bên dưới các lớp trầm tích nặng. Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao làm cho các vật chất hữu cơ bị biến đổi hóa học và sau đó khi bị nung ở nhiệt độ cao hơn sẽ tạo ra hiđrocacbon lỏng và khí.

Ngược lại, thực vật đất liền có xu hướng tạo thành than. Một vài mỏ than được xác định là có niên đại vào kỷ Phấn trắng.

Nhiên liệu hóa thạch có vai trò rất quan trọng bởi vì chúng được dùng làm chất đốt để tạo ra năng lượng cho các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt… của con người.

Tác động môi trƣờng

Hơn 90% lượng khí nhà kính thải vào môi trường từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Đốt nhiên liệu hóa thạch cũng tạo ra các chất ô nhiễm không khí khác như hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và các kim loại nặng, các khí gây mưa axit như oxit nitơ, đioxit lưu huỳnh.

Nhiên liệu hóa thạch cũng chứa các chất phóng xạ chủ yếu như urani và thori, chúng được phóng thích vào khí quyển.

Việc khai thác, xử lý và phân phối nhiên liệu hóa thạch cũng gây ra các mối lo ngại về môi trường.

Khai thác mỏ dầu gây ô nhiễm môi trường ( Xem thêm 3.4 sự cố ở giàn khoan Deepwater Horizon, Mexico)

Mỏ than Phấn Mễ bị sạt lở dẫn đến thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Ngày 15/4/2012, khu vực bãi thải số 3 thuộc mỏ than Phấn Mễ (xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) bị sạt lở làm 7 người chết và bị thương, 14 ngôi nhà bị vùi lấp.

Hình 5. 46: Toàn cảnh vụ sạt lở.

Theo UBND H.Đại Lộc, chiều 24/4/2012, tại bãi than Ngọc Kinh, thuộc xã Đại Hồng, H.Đại Lộc (Quảng Nam) đã xảy ra vụ sập mỏ than làm hai người mất tích.

Hình 5. 47: Hiện trƣờng vụ sập mỏ than tại bãi than Ngọc Kinh - Ảnh: Nguyễn Tú

5.9. Bài 39: Dẫn xuất halogen của hidrocacbon

Phần IV - Ứng dụng

Để nhấn mạnh về ứng dụng và tác hại của một số dẫn xuất halogen, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh các tư liệu sau:

Teflon (Xem 4.4. Bài 25: Flo – Brom – Iot)

Tác hại của các chất CFC đối với tầng ozon (Xem 4.4. Bài 25: Flo – Brom – Iot và 3.3: Sự suy giảm tầng ozon)

DDT : thuốc diệt côn trùng

DDT (dichlorodiphenyltrichloroethane)

Có tài liệu nói, đến nay, con người đã thử qua 45.000 loại hóa chất diệt muỗi nhưng tiếc thay hiệu quả vẫn chưa như mong muốn, muỗi vẫn còn là vấn nạn của con

người. Trong cuộc chiến đấu trường kỳ giữa người và muỗi, DDT tuy hiện nay không còn được dùng, nhưng bản tráng ca oanh liệt một thời của nó vẫn còn đọng lại trong tâm trí nhiều người, nhất là giải Nobel long trọng đã dành cho DDT vào năm 1948.

Năm 1955, WHO phát động phong trào tổng tấn công sốt rét, thúc đẩy việc sản xuất DDT tại nhiều nước, coi DDT là cây đũa thần chống lại bệnh sốt rét. Kết quả, Đài Loan, Jamaica và sau này thêm 35 quốc gia khác, bệnh sốt rét dường như bị đẩy lùi.

Thế nhưng, chỉ một thời gian sau, muỗi “quen” với DDT, đã xuất hiện loài “siêu anophèle” đề kháng cao với DDT. Tại Bờ biển Ngà, 100% loại muỗi mang ký sinh trùng sốt rét vẫn bình yên vô sự trước cảnh phun DDT ồ ạt.

Năm 1962, nhà nghiên cứu Rachel Carson tuyên bố DDT tàn phá môi sinh và làm hại động vật, trong đó có con người. DDT có thành phần cấu trúc tương đối ổn định, nó tồn tại trong nước biển 20 năm còn trong đất cát thì không biết lâu đến chừng nào DDT mới bị phá hủy hoàn toàn. DDT thâm nhập vào cơ thể nhiều sinh vật, hòa tan trong mỡ và cư ngụ lâu trong cơ thể sống. Khi xâm nhập vào cơ thể chim, nồng độ của DDT sẽ tăng lên hàng triệu lần. Bò gặm cỏ nhiễm DDT sẽ đem đến cho người ăn thịt này một lớp mỡ độc. Vô tình, DDT đã có mặt trong dây chuyền thực phẩm, làm ô nhiễm một cách âm thầm, tệ hại. Khi nồng độ DDT có trong sinh vật với lượng đáng kể, có thể gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản. Cũng do được sử dụng khắp thế giới, DDT qua nước và thực phẩm xâm nhập vào cơ thể con người, phá hủy nội tiết tố giới tính của con người, gây ra các bệnh về thần kinh, ảnh hưởng tới công năng của gan. Hậu quả này xảy ra cũng ngoài dự kiến của con người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2001, Hội nghị Stockholm về thuốc và hóa chất trừ sâu đã xếp DDT vào danh sách 20 hóa chất nguy hiểm.

Hình 5. 48: DDT tồn tại lâu dài và nồng độ của nó ngày càng tăng lên trong chuỗi thức ăn, đặc biệt khi vào cơ thể chim. (Ảnh: fws.gov)

Hình 5. 49: DDT đi vào cơ thể các loài chim có thể làm cho một số quả trứng do chim đẻ ra có vỏ mỏng hơn bình thƣờng và dễ bị bể trong khi ấp.

(Ảnh: scienceclarified.com)

Sinh vật phù du Các loài cá nhỏ Các loài cá lớn

2,4-D: thuốc diệt cỏ [36]

Thuốc trừ cỏ 2,4-D được phát minh từ năm 1945 tại Mỹ và là loại thuốc có tác dụng diệt rất tốt các loài thuộc nhóm cỏ lác và cỏ lá rộng. Hiện nay nông dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn dùng loại thuốc cỏ này để trừ cỏ lúa. Ưu điểm của loại thuốc 2,4-D là giá thành chi phí trên đơn vị diện tích rất rẻ so với nhiều loại thuốc trừ cỏ khác. Ở liều lượng thấp thuốc 2,4-D còn có tác dụng kích thích lúa đẻ nhánh và phát triển. Thuốc 2,4-D thường được pha trộn với các loại thuốc cỏ khác để diệt cỏ cho lúa và để diệt cỏ trên những bãi đất hoang cần khai phá, cỏ bờ ruộng, bờ mương.

Hình 5. 50: Nông dân ở ĐBSCL lạm dụng thuốc trừ cỏ 2,4-D

Tuy nhiên, hiện nay một số nông dân ở ĐBSCL đã lạm dụng việc sử dụng thuốc trừ cỏ 2,4- D cho lúa, đó là họ sử dụng thuốc cỏ 2,4-D trên lúa gần thu hoạch. Họ thường dùng thuốc 2,4-D (loại thuốc bột) cho ruộng lúa đã chín được 80%, từ ngày phun thuốc đến thu hoạch chỉ khoảng 1 tuần. Theo họ thì phun thuốc 2,4-D cho lúa

khi phun thuốc 2,4-D có nở ra thật, ở những ruộng có phun loại thuốc này đến khi thu hoạch thì rất nhiều hạt lúa trên ruộng bị nứt vỏ trấu và làm lộ ra cả gạo lức.

Một số nơi ở ĐBSCL, người dân thường bán lúa ngay tại ruộng sau khi thu hoạch và bán bằng cách đong thùng (một thùng gọi là một táo). Chính vì thế mà khi vỏ trấu bị nứt ra sẽ làm tăng thể tích trong thùng và làm cho số thùng trên đơn vị diện tích sẽ tăng và người dân cho đó là tăng năng suất.

Thực chất năng suất lúa hoàn toàn không tăng như người dân tưởng. Trong một lần cân thử, các chuyên gia nhận thấy rằng một giạ lúa (bằng 2 táo) vụ đông xuân trên ruộng lúa có phun thuốc 2,4-D chỉ nặng 19,5-20 kg, trong khi đó thì trên ruộng lúa không phun 2,4-D trước khi thu hoạch thì một giạ lúa thường nặng 21-22 kg.

Như vậy, sự gia tăng số bao lúa trên ruộng lúa có phun thuốc 2,4-D trước khi khi thu hoạch chỉ làm cho lúa tăng năng suất một cách giả tạo. Từ khi phun thuốc đến khi thu hoạch chỉ có một tuần nên lượng thuốc bám dính trên hạt lúa chưa thể bị phân hủy hết và sẽ bám dính vào hạt gạo khi xay xát. Hạt lúa ở những ruộng có phun thuốc 2,4- D sẽ không thể sử dụng làm giống cho vụ sau được vì phôi nhũ sẽ nhanh chết khi vỏ trấu bị nứt ra. Mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần khuyến cáo đến bà con nông dân là không nên phun thuốc 2,4-D trên lúa gần chín nhưng hiện vẫn còn một số người vẫn không tuân thủ. Thiết nghĩ chính quyền địa phương cần có biện pháp xử phạt hành chính với những người không chấp hành để bảo vệ sức khỏe cho cả cộng đồng.

Hình 5. 51: Vạt nƣơng bị chết cháy vì phun thuốc diệt cỏ (xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) (Ảnh: tin247.com)

5.10. Bài 40: Ancol Phần VI - Ứng dụng

Một phần của tài liệu Tư liệu hỗ trợ giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường THPT (Trang 140 - 148)