2.3.1. Phƣơng thức đƣa giáo dục môi trƣờng vào môn hóa học
- Tích hợp: là kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức hóa học với kiến thức giáo dục môi trường, làm cho chúng hòa quyện với nhau thành một thể thống nhất.
- Lồng ghép: là thể hiện sự lắp ghép nội dung bài học về mặt cấu trúc để có thể đưa vào bài học một đoạn, một mục, một số câu hỏi có nội dung giáo dục môi trường.
2.3.2. Phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng thông qua môn hóa học
2.3.2.1. Giáo dục môi trƣờng thông qua giờ học trên lớp
Do kiến thức giáo dục môi trường được tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài giảng, nên khi giảng dạy không có phương pháp riêng dành cho giáo dục môi trường mà phải thông qua bộ môn hóa học. Tùy từng điều kiện có thể sử dụng một số phương pháp sau:
-Phương pháp dùng lời nói (giảng giải, kể chuyện, đọc tài liệu…). -Phương pháp seminar (thảo luận).
-Phương pháp đàm thoại (hỏi đáp).
-Phương pháp trực quan (sử dụng các hình ảnh, mô hình, đoạn phim…trong bài giảng).
-Phương pháp thực hành, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.
2.3.2.2. Giáo dục môi trƣờng thông qua hoạt động ngoại khóa
Trong trường học, hoạt động ngoại khóa để giáo dục môi trường là hình thức rất hiệu quả, phù hợp tâm sinh lí của tuổi trẻ, sự giáo dục của thầy, sự tiếp thu của trò rất nhẹ nhàng và sâu sắc.
Thông qua thực tế ở các địa phương giúp học sinh, sinh viên hiểu biết về tình hình môi trường, về tác động của con người đến môi trường, xử lí ô nhiễm môi trường một cách cụ thể.
Xây dựng cho các em tình cảm yêu thích thiên nhiên, yêu phong cảnh đẹp từ đó biết yêu quê hương đất nước và có ý thức bảo vệ môi trường.
Rèn luyện cho các em một số kĩ năng và phương pháp bảo vệ môi trường thông thường để các em có thể tham gia tích cực vào mạng lưới giáo dục môi trường.
Các hình thức ngoại khóa:
-Tổ chức báo cáo chuyên đề về tình hình môi trường trên thế giới hoặc ở địa phương, do các nhà khoa học hay các giáo viên trình bày.
-Tổ chức cho học sinh tự tìm hiểu và báo cáo về tình hình môi trường ở địa phương.
-Tổ chức xem băng hình bảo vệ môi trường, quản lí và phân loại rác thải. -Tổ chức tham quan các nhà máy, các khu rừng sinh thái…
-Tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường ở một địa phương. -Tham gia tuyên truyền, vận động thực hiện bảo vệ môi trường.
-Phát động các phong trào trồng cây xanh, giữ gìn trường lớp sạch đẹp… -Thành lập các câu lạc bộ, các nhóm hoạt động môi trường.
-Tổ chức các cuộc thi kể chuyện, ngâm thơ, hát, báo tường… có nội dung giáo dục môi trường.
CHƢƠNG 3: Những thảm họa môi trƣờng có thể đƣa vào bài học hóa học ở trƣờng phổ thông
3.1. Hiệu ứng nhà kính
3.1.1. Hiệu ứng nhà kính
Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, khí cacbonic (CO2), khí metan (CH4), nitơ oxit (N2O), ozon (O3), các khí CFC. Trong hệ Mặt trời, bầu khí quyển của sao Kim, sao Hỏa và Titan cũng chứa các khí gây hiệu ứng nhà kính. Khí nhà kính ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiệt độ của Trái đất, nếu không có chúng nhiệt độ bề mặt Trái đất trung bình sẽ lạnh hơn hiện tại khoảng 33°C (59°F).
“Hiệu ứng nhà kính” dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính (thường là nhà trồng cây làm bằng kính), được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng. Nhờ vào sức ấm này mà cây có thể đâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn.
Hiệu ứng nhà kính khí quyển: cũng tương tự cơ chế sưởi ấm của nhà kính trồng cây. Có thể hiểu một cách ngắn gọn như sau: ta biết nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái đất được quyết định bởi cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống Trái đất và lượng bức xạ nhiệt của mặt đất vào vũ trụ. Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ có sóng ngắn (năng lượng lớn) nên dễ dàng xuyên qua tầng ozon và lớp khí CO2 để đi tới mặt đất. Ngược lại bức xạ nhiệt từ Trái đất vào vũ trụ là bức xạ sóng dài (năng lượng thấp), không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 dày và bị CO2 và hơi nước trong khí quyển hấp thụ. Như vậy lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ bầu khí quyển bao quanh Trái đất tăng lên. Lớp khí CO2 có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng của Trái đất trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung
là khí nhà kính như N2O, metan, hơi nước… Nếu không có hiệu ứng nhà kính tự nhiên này nhiệt độ Trái đất của chúng ta chỉ vào khoảng –15°C.
Hiệu ứng nhà kính nhân loại: trong hiệu ứng nhà kính khí quyển, phần được đoán là do tác động của loài người gây ra được gọi là “hiệu ứng nhà kính nhân loại”. Các hoạt động của con người làm gia tăng lượng khí nhà kính trong khí quyển chủ yếu là đốt nhiên liệu, các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, phá rừng… Sự thay đổi nồng độ của các khí nhà kính trong vòng 100 năm lại đây (CO2 tăng 20%, CH4 tăng 90%) đã làm tăng nhiệt độ lên 2°C. Thế kỷ thứ 21, con người đang phải đối mặt với tình trạng ấm lên toàn cầu do chính con người gây ra.
3.1.2. Một số hậu quả của hiệu ứng nhà kính 3.1.2.1. Băng tan[49] 3.1.2.1. Băng tan[49]
Hình 3. 1: Băng tan
Băng tan do nhiệt độ Trái đất tăng lên, đe dọa phá hủy hệ sinh thái đa dạng ở hai địa cực, hiện là môi trường sống của gấu trắng Bắc cực, hải cẩu, hải mã, chim cánh cụt…
Tƣ liệu thực tế:
Các nhà khoa học thế giới cảnh báo, băng đang tan chảy nhanh hơn dự kiến trên toàn cầu từ các biển băng Bắc cực đến Nam cực và các khu vực núi cao ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Sự tan nhanh các lớp băng ở hai cực Trái đất, biển băng và sông băng là những dấu hiệu rõ nhất của hiện tượng Trái đất ấm lên.
Hình 3. 3: Băng trên đỉnh Hymalaia biến mất
Từ năm 1979 đến năm 1996, băng ở Nam cực mất đi trung bình hàng năm 3% và trong thập kỷ sau đó lượng băng ở cực này đã giảm tới 11%.
Trung tâm Dữ liệu quốc gia về tuyết và băng của Mỹ mới đây cho biết, những dữ liệu thu thập được trong 8 năm qua cho thấy tính đến tháng 9/2009, diện tích bề mặt băng tại Bắc Băng Dương đã giảm 22% trong khoảng 20 năm qua.
Cơ quan giám sát các dòng sông băng thế giới cho biết tốc độ tan băng của các dòng sông băng trên toàn cầu từ năm 1996 đến năm 2005 đã tăng gấp đôi. Các sông băng ở Himalaya đã giảm đi đáng kể.
Từ năm 1970 đến năm 2006, các sông băng ở Peru và Bolivia trong dãy núi Andes, Nam Mỹ, nơi chứa 90% sông băng của thế giới, đã mất 1/3 diện tích. Tại Bắc
Mỹ, 98% sông băng ở Alaska đang mỏng dần và diện tích đang bị thu hẹp nhanh chóng.
Hình 3. 4: Những tảng băng trôi xuất hiện ngày càng nhiều
Một nhiếp ảnh gia hàng hải chụp được hình ảnh khối băng ở Bắc Cực tan thành dòng nước, đổ xuống mặt biển giống như khuôn mặt của một người đang khóc than.
Hình ảnh kỳ lạ này được chụp tại khối băng Austfonna, tại quần đảo Svalbard của Na Uy. Bức ảnh này có thể giúp minh họa trong chiến dịch bảo vệ môi trường, chống lại sự thay đổi khí hậu toàn cầu.
Hình 3. 5: Thiên nhiên than khóc
3.1.2.2. Băng tan làm mực nƣớc biển dâng cao
Tình trạng nóng lên toàn cầu đang diễn ra ngày càng nhanh, với biểu hiện tăng nhiệt độ trung bình của không khí và đại dương, khiến cho khí hậu thế giới thay đổi theo chiều hướng ngày càng khắc nghiệt hơn, hệ sinh thái bị phá vỡ.
Nóng lên toàn cầu làm cho băng ở Bắc Cực và Nam Cực tan ra, khiến mực nước biển dâng lên cao nhấn chìm các khu vực ven biển và gây lụt lội khắp nơi. Thay đổi hệ
sinh thái và môi trường sống cũng tương đương với sự tuyệt chủng của những sinh vật có môi trường sống đặc thù.
Stefan Rahmstorf - một trong những chuyên gia hàng đầu về biển của thế giới, hện đang công tác tại Viện Potsdam cảnh báo: “Hiện nay mực nước biển tăng rất chậm, nhưng khi nó bước sang giai đoạn tăng tốc thì chúng ta sẽ không thể làm gì để ngăn chặn, dù loại bỏ được hoàn toàn khí thải”.
Rahmstorf cho biết nếu nhiệt độ Trái đất chỉ tăng thêm 1,5oC thì mực nước biển vẫn tăng thêm 2m trong vài thế kỷ tới. Khi đó một số quốc đảo sẽ biến mất, hàng nghìn bờ biển cũng bị xóa sổ. Trong trường hợp mực nước biển tăng thêm 1m và nhiệt độ tăng 3oC trong thế kỷ này, nước biển sẽ dâng thêm 5m trong vòng 300 năm tới.
Hình 3. 7: Mực nƣớc biển ở nhiều vùng đang dâng cao
Hình 3. 8: Nhiều làng mạc trên quốc đảo Kiribati (nằm ở phía tây Thái Bình Dƣơng và gần đƣờng xích đạo) đã di chuyển do nƣớc biển dâng. Sản lƣợng lƣơng thực và lƣợng nƣớc ngọt giảm mạnh do sự xâm thực của nƣớc biển. Ảnh: Reuters.
Các nhà khoa học đã xếp Việt Nam vào danh sách một trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu và nước biển dâng, đặc biệt khi nước ta là nước có khí hậu ảnh hưởng lớn từ biển và có đường bờ biển dài tới 3243km.
Theo tính toán, nếu mực nước biển toàn cầu tăng thêm 1m, Việt Nam sẽ phải đối mặt với mức thiệt hại lên tới 17 tỷ USD/năm. Như vậy, khoảng 1/5 dân số sẽ mất nhà
cửa, 12,3% diện tích đất trồng trọt của Việt Nam sẽ biến mất và giảm 10% GDP. Riêng đồng bằng Sông Cửu Long, diện tích đất ngập lụt lên đến 20.000 km2
và hơn 14 triệu dân cư chịu ảnh hưởng trực tiếp. Mức độ tác động này tăng lên hơn 3 lần nếu mực nước biển dâng lên 5m, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến 16% diện tích đất, 35% dân số quốc gia, 40.000 km2 diện tích đồng bằng và 17 km2 diện tích bờ biển. Khu vực các tỉnh lưu vực sông Mêkông sẽ chịu tác động của những trận lũ ở mức độ không thể dự đoán được. Những dự báo về phạm vi mực nước biển dâng cao trong tương lai rất khác nhau, tuy nhiên theo công bố của quốc gia gần đây đã khẳng định mực nước biển ở Việt Nam sẽ dâng cao 1m vào năm 2100.
Vịnh Bắc Bộ
Nam Bộ
Hình 3. 9: Bản đồ giả định mực nƣớc biển dâng 5m
Theo như bản đồ giả định mực nước biển dâng, có thể dễ dàng thấy rằng, với mực nước biển tăng 5m, chúng ta chỉ cần qua cầu Long Biên, ra tới đường QL5 là có thể tắm biển và phần Nam Bộ sẽ hoàn toàn chìm trong nước.
3.1.2.3. Hạn hán
Hình 3. 10: Nhiệt độ ngày càng tăng
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) thông báo, năm 2011 là một trong mười năm nóng kỷ lục kể từ năm 1850. Theo thông báo của WMO, nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái đất ở hầu hết các khu vực trên thế giới đều cao hơn mức trung bình dài hạn, đặc biệt ở miền Bắc nước Nga, từ tháng 1 đến tháng 10, cao hơn mức trung bình dài hạn tới 4oC. Lượng băng ở Nam Cực năm 2011 cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Hình 3. 12: Thiếu nƣớc sinh hoạt có thể dẫn đến bênh tật Hạn hán ở sông Amazon
Hình 3. 13: Mực nƣớc sông Negro xuống thấp kỷ lục
Do ảnh hưởng nặng bởi hạn hán kéo dài nhiều tháng, mực nước sông Negro – một nhánh sông lớn đổ vào sông Amazon tại thành phố Manaus, Brazil đã xuống thấp kỷ lục, còn khoảng 14m, mức thấp nhất kể từ năm 1902 đến nay.
cạn nên không thể vận chuyển hàng hóa vào khu vực). Ngoài ra, hàng triệu con cá chết đã làm ô nhiễm nước sông, gây ảnh hưởng đến tình trạng thiếu nước sạch cho người dân tại lưu vực sông Amazon.
Hạn hán ở Trung Quốc
Tại Trung Quốc, các đợt hạn hán chưa từng thấy trong vòng 50 năm qua đã xảy ra liên tiếp tại miền Trung và miền Đông nước này, làm cạn khô nhiều sông hồ. Lượng nước mưa mà Trung Quốc nhận được trong năm 2011 chỉ ở mức thấp nhất kể từ năm 1961. Tình trạng này khiến mực nước sông Dương Tử, dòng sông lớn nhất Trung Quốc, xuống tới mức thấp kỷ lục. Hạn hán lan rộng tại các tỉnh: Hồ Bắc, Hồ Nam, An Huy, Giang Tây và Chiết Giang… gây thiệt hại hàng triệu hecta đất nông nghiệp, thiếu nước nghiêm trọng cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Hạn hán ở Đông Phi
Hình 3. 15: Hạn hán làm cho lục địa đen thiếu lƣơng thực trầm trọng
Đợt hán hán nghiêm trọng nhất trong vòng 60 năm qua tại vùng Sừng châu Phi đã khiến châu lục vốn được xem là nghèo đói nhất thế giới này lại càng trở nên khó khăn hơn. Lượng mưa giảm mạnh trong 2 năm qua đã khiến mùa màng thất bát và vật nuôi bị chết, làm người dân bị thiếu lương thực trầm trọng. Liên hợp quốc cho hay, có tới gần 12 triệu người ở vùng Sừng châu Phi đã bị ảnh hưởng bởi đợt hạn hán này. Những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Ethiopia, Somalia, Gibuti và Kenya. Tình trạng khắc nghiệt của tự nhiên đã đẩy người dân của lục địa đen vào một cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng, buộc Liên hợp quốc phải tuyên bố nạn đói tại các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất như Somalia.
Hạn hán ở Việt Nam
Tháng 2 năm 2011, hàng chục ngàn ha cây trồng ở Tây Nguyên quay quắt trong hạn hán khiến cuộc sống người dân cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Gia Lai, có ít nhất trên 5.000 ha cây trồng ngắn ngày và gần 4.000 ha cà phê buộc phải chịu “khát”.
Hình 3. 16: Con mƣơng cạn trơ đáy
Hạn hán cũng làm suối hồ cạn kiệt. Theo ông Tạ Văn Luận - Giám đốc Công thủy điện Yaly (Gia Lai), cho biết: “Đến thời điểm này Yaly, hồ nước thuỷ điện lớn nhất Tây Nguyên, có mực nước là 496m, chỉ cao hơn mực nước chết 6m, kiệt nhất so với 50 năm qua. Nếu các năm trước sản lượng điện 6 tháng đầu năm của nhà máy đạt 1,8- 2 tỷ Kwh thì năm nay khả năng chỉ còn 1-1,1 tỷ Kwh”.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng đối diện với cảnh hạn hán và xâm nhập mặn. Dự báo của Viện Lúa ĐBSCL cho thấy, các tiểu vùng trong khu vực như bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, ven biển, phù sa ngọt đều bị ảnh hưởng hạn, mặn. Khoảng 500.000 ha lúa ở ĐBSCL đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới trong vụ đông xuân 2010 – 2011 và hơn 100.000 ha lúa có nguy cơ bị nước mặn xâm nhập nặng nề, chủ yếu ở các tỉnh: Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Bến Tre và Hậu Giang. Đặc biệt là nông dân vùng