CHƢƠNG 2 : Giáo dục môi trƣờng
5.10. Bài 40: Ancol
Để nói rõ hơn về các ứng dụng và tác hại của etanol, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh các tư liệu và hình ảnh sau:
a/ Nguy cơ tìm ẩn khi sử dụng ancol làm nhiên liệu[27]
Hình 5. 52: Chiếc ô tô sử dụng "nhiên liệu êtanol" (thành phố New York, Hoa Kỳ).
Hình 5. 53: Etanol thƣờng đƣợc sản xuất từ ngô hoặc các loại ngũ cốc khác. (Ảnh: vfej.vn)
Etanol là một loại nhiên liệu sinh học mà hiện đang được cho là nhiên liệu xanh cho các loại phương tiện vận tải, nhưng theo kết quả khảo sát mới đây của các nhà khoa học Mỹ thì nó chưa chắc đã thân thiện với môi trường hơn xăng.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học tổng hợp Standfort (Mỹ) đã mô phỏng các phản ứng hóa học xảy ra khi xe ô tô sử dụng nhiên liệu xăng thông thường và nhiên liệu có chứa 85% etanol (E85). Họ phát hiện thấy rằng việc sử dụng E85 liên tục sẽ làm tăng nồng độ khí ozon trong không khí. Ozon trên mặt đất có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe và hạn chế sự tăng trưởng của cây trồng, làm giảm năng suất thu hoạch.
Nhà khoa học về khí quyển Mark Jacobson của Đại học Stanford, Mĩ cho biết : Những động cơ sử dụng nhiên liệu E85 có thể giúp giảm hai chất thải gây ung thư là benzen (C6H6) và butadien (C4H6), nhưng lại làm tăng nồng độ hai chất thải khác là formandehit (HCHO) và axetaldehit (CH3CHO). Kết quả là khả năng gây ung thư của loại nhiên liệu E85 cũng cao tương đương nhiên liệu xăng.
b) Etanol được dùng làm thức uống[54], [27]
Etanol trong cơ thể người được chuyển hóa thành anđehit axetic và sau đó thành axít axetic bởi các enzyme phân hủy. Anđehit axetic là một chất có độc tính cao hơn so với etanol. Anđehit axetic cũng liên quan tới phần lớn các triệu chứng lâm sàng liên quan tới rượu. Người ta đã thấy mối liên quan giữa rượu và các nguy cơ của bệnh xơ gan, nhiều dạng ung thư và chứng nghiện rượu.
Mặc dù etanol không phải là chất độc có độc tính cao, nhưng nó có thể gây ra tử vong khi nồng độ cồn trong máu đạt tới 0,4%. Nồng độ cồn tới 0,5% hoặc cao hơn nói chung là dẫn tới tử vong. Nồng độ thậm chí thấp hơn 0,1% có thể sinh ra tình trạng say, nồng độ 0,3-0,4% gây ra tình tạng hôn mê. Tại nhiều quốc gia có luật điều chỉnh về nồng độ cồn trong máu khi lái xe hay khi phải làm việc với các máy móc thiết bị nặng, thông thường giới hạn dưới 0,05% tới 0,08%.
Chất cồn chỉ mất 6 phút để hủy hoại não
Lần đầu tiên các nhà khoa học chứng minh được những thay đổi cực nhanh mà chất cồn gây ra trong tế bào thần kinh.
Tiến sĩ Armin Biller, một nhà thần kinh học của bệnh viện Heidelberg, cho biết, chất cồn lên não sau 6 phút kể từ khi lọt vào cơ thể. Các hóa chất có chức năng bảo vệ não giảm dần khi nồng độ cồn trong máu tăng lên. Các hóa chất trong tế bào thần kinh cũng giảm kể từ khi chất cồn lọt vào cơ thể.
Hình 5. 54: Chất cồn chỉ mất 6 phút để hủy hoại não
(Ảnh: ndhmoney.vn)
Não đàn ông và não phụ nữ phản ứng như nhau đối với chất cồn. Những tác động có hại của cồn đối với não chỉ diễn ra trong chốc lát, song tế bào thần kinh cần rất nhiều thời gian để phục hồi.
“Những tác động cấp tính đó có thể là nền tảng cơ bản cho những tổn thương vĩnh viễn trong não của những người nghiện rượu”, Biller nói. (Telegraph)
Sử dụng đồ uống có cồn hợp lý có lợi cho sức khỏe
Giáo sư tiến sĩ thần kinh Michael Collins thuộc Trường y Chicago Stritch Đại học Loyola, đồng thời là tác giả của báo cáo trên tạp chí Alcoholism cho biết: “Đồ uống có cồn là con dao hai lưỡi. Nếu uống quá nhiều sẽ gây tác hại, nhưng nếu sử dụng vừa phải lại có ích”.
Sử dụng đồ uống có cồn một cách vừa phải được định nghĩa là 1 lần (hoặc ít hơn) một ngày đối với phụ nữ và từ 1-2 lần một ngày đối với đàn ông.
Collins và các đồng nghiệp viết: “Thương tổn bệnh lý và rắc rối xã hội từ việc nghiện và lạm dụng đồ uống có cồn là rất phổ biến và điều này cần đến sự chú ý của các bác sĩ, các nhà nghiên cứu khoa học và các chuyên gia sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ uống có cồn một cách vừa phải và khoa học mang lại một số lợi ích cho sức khỏe”.
Hình 5. 55: Sử dụng đồ uống có cồn vừa phải có lợi cho sức khỏe. (Ảnh: Healthjockey.com)
Việc lạm dụng đồ uống có cồn trong thời gian dài có thể làm suy giảm trí nhớ và các chức năng thần kinh. Việc sử dụng đồ uống có cồn hợp lý lại mang lại tác động trái ngược. Lợi ích tim mạch của đồ uống có cồn được nhiều người biết đến cũng có thể làm giảm nguy cơ của những đợt đột quỵ nhỏ thường dẫn đến chứng mất trí.
Một lượng nhỏ đồ uống có cồn khiến tế bào não khỏe mạnh hơn.Đồ uống có cồn ở mức độ vừa phải ép các tế bào và làm chúng khỏe mạnh hơn để chống lại những căng thẳng có thể tạo ra chứng mất trí.
CHƢƠNG 6: Giáo dục môi trƣờng thông qua chƣơng trình hóa học lớp 12
6.1. Bài 3: Chất giặt rửa tổng hợp
Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh vài nét về lịch sử sản xuất chất giặt rửa tổng hợp.
Hóa học về sản xuất xà phòng giữ một vai trò quan trọng từ năm 1916 khi chất giặt rửa tổng hợp đầu tiên được phát triển ở đức để đáp ứng nhu cầu thiếu chất béo sản xuất xà phòng trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất.
Sản xuất chất tẩy rửa gia dụng ở Mỹ được bắt đầu từ trước những năm 1930, nhưng nó không thực sự phát triển đến sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Sự gián đoạn của việc cung cấp dầu và chất béo cũng như nhu cầu chất giặt rửa của quân đội dùng trong nước biển giàu khoáng và trong nước lạnh đã thúc đẩy công tác nghiên cứu các chất giặt rửa.
Các chất giặt rửa đầu tiên được sử dụng chủ yếu để giặt giũ và rửa bát. Bước đột phá trong quá trình phát triển chất giặt rửa cho các ứng dụng giặt đa năng được bắt đầu từ năm 1946, khi lần đầu tiên chất giặt rửa chứa hỗn hợp các chất hoạt động bề mặt/ chất phụ gia được giới thiệu ở Mỹ. Chất hoạt động bề mặt là một thành phần làm sạch cơ bản của sản phẩm chất giặt rửa, còn chất phụ gia giúp chất hoạt động bề mặt hoạt động hiệu quả hơn. Các hợp chất photphat được sử dụng như các chất phụ gia trong các chất giặt rửa, làm cho chúng phù hợp với quá trình làm sạch các đồ bị nhiễm bẩn nặng.
Năm 1953, sản xuất kinh doanh các chất giặt rửa tổng hợp ở Mỹ đã vượt trội so với xà phòng. Hiện nay, các chất giặt rửa tổng hợp đã thay thế hầu hết các sản phẩm gốc xà phòng trong chức năng giặt rửa gia dụng. Các chất tẩy rửa tổng hợp (riêng hoặc kết hợp với xà phòng) cũng được sử dụng trong một số sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Nhờ những thành tựu gần đây trong lĩnh vực chất giặt rửa và chất phụ gia, người ta tiếp tục tập trung vào phát triển các sản phẩm làm sạch có hiệu quả cao và dễ sử
dụng, an toàn cho người sử dụng và thân thiện môi trường. Trải qua nhiều thập kỷ, các sản phẩm giặt rửa đã có những thay đổi:
- Năm 1950: bột rửa bát cho máy rửa bát tự động; các sản phẩm làm sạch đa năng, nước rửa bát; chất làm mềm vải; chất giặt rửa có chất tẩy trắng chứa oxy.
- Năm 1960: thuốc tẩy vết bẩn; bột giặt có enzym.
- Năm 1970: xà phòng nước; chất làm mềm vải loại mới; các sản phẩm giặt rửa đa chức năng (ví dụ, chất giặt rửa có chất làm mềm vải).
- Năm 1980: chất giặt rửa có thể giặt với nước lạnh; nước rửa bát cho máy rửa bát tự động; bột giặt đậm đặc.
- Năm 1990: các chất giặt rửa dạng lỏng và bột siêu đậm đặc; chất siêu mềm vải; gel cho máy rửa bát tự động; sản phẩm giặt tẩy quần áo.
Hiện nay, chất tẩy rửa được sử dụng rộng rãi trong mọi gia đình để đảm bảo một không gian sống vệ sinh và lành mạnh. Để đáp ứng nhu cầu đó, các nhà sản xuất ngày càng không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm với nhiều sản phẩm với chủng loại và mẫu mã đa dạng.
Hình 6. 1: Chất tẩy rửa phong phú và đa dạng
Chất tẩy rửa có nhiều công dụng, đặc biệt là giúp chúng ta đỡ vất vả hơn trong việc dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa. Nhưng chúng ta không nên lạm dụng chúng vì có thể dẫn đến những vấn đề về sức khỏe.
Thông thường, khi sử dụng các loại sản phẩm này, không mấy người tỏ ra nghi ngại bởi cho rằng chúng đã được kiểm định. Theo phân tích của Phòng Hóa học (Viện Hóa học) trong các sản phẩm tẩy rửa như nước rửa bát, rửa kính, tủ lạnh, gạch men, nhà tắm… có gần 10 loại hóa chất mà thành phần chủ yếu là chất tẩy bẩn trung hòa, tạo bọt, tạo màu, tạo bóng, chất bảo quản và hương liệu. Tiến sĩ Dương Thị Kỳ Thủy, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam khẳng định, trong các loại tẩy rửa đều có chứa các hóa chất tổng hợp, các hóa chất này không có lợi cho người sử dụng. Khi sử dụng, các chất tẩy rửa vẫn còn lưu lại trên bề mặt đồ dùng sẽ gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
Hình 6. 2: Ngƣời tiêu dùng nên cân nhắc khi lựa chọn sản phẩm để đảm bảo an toàn
Tại Viện Da liễu Trung ương, hàng ngày có khá nhiều bệnh nhân đến khám và phản ánh tình trạng da tay họ bị viêm hoặc nứt nẻ sau khi dùng nước rửa bát. Các bác sĩ da liễu cho biết, dị ứng da do tiếp xúc với các chất tẩy rửa là bệnh thường gặp. Nếu tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa sẽ bị viêm da kích ứng, nhất là đối với trẻ em. Người sử dụng nhiều và trực tiếp thường bị khô da, gây đột biến da, da bị mỏng, nặng thì có thể bị ung thư da. Đối với sản phẩm có công dụng diệt khuẩn, khử mùi nguy cơ gây độc càng cao vì nhà sản xuất phải sử dụng hoạt chất mạnh. Các chất này ảnh hưởng
niêm mạc cổ. Mức độ độc hại nhiều hay ít tùy theo hàm lượng, nồng độ của hóa chất có trong dung dịch.
Do đó, khi sử dụng các chất tẩy rửa chúng ta phải tìm hiểu nguồn gốc, thành phần, cách sử dụng để vừa đạt hiệu quả về mặt vệ sinh vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình. Bởi trên thị trường hiện nay, bên cạnh những sản phẩm đảm bảo chất lượng của các nhà sản xuất uy tín, không ít sản phẩm được giới thiệu là có khả năng tẩy rửa và diệt trùng 100% nhưng ẩn chứa nhiều hóa chất độc hại gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần trang bị kiến thức cần thiết khi sử dụng những sản phẩm này. Bác sỹ Phạm Cẩm Vân, Viện Da liễu Trung ương khuyên: “Với chất tẩy rửa, người tiêu dùng cần chú ý sau khi dùng phải rửa lại nhiều lần qua nước sạch. Nếu thấy sản phẩm có biểu hiện như loãng, phân lớp hoặc có mùi khó chịu thì không nên mua. Khi sử dụng các chất tẩy rửa phát hiện thấy da tay bị nhờn, nhớt, ăn mòn hoặc khô nhăn thì không nên dùng tiếp. Không nên tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa mà phải mang bao tay. Lau chùi xong phải rửa lại bằng nước sạch nhiều lần”.