Lũ lụt kinh hoàng ở Thái Lan

Một phần của tài liệu Tư liệu hỗ trợ giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường THPT (Trang 41)

Hình 3. 19: Thủ đô Bangkok trong biển nƣớc Lũ lụt ở Việt Nam

Theo các chuyên gia, trận lũ lụt vào cuối năm 2011 là trận lũ tồi tệ nhất ở Việt Nam trong 10 năm qua. Bảng tin AFP cho biết có hơn nửa triệu người Việt bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

Ở miền Trung, mưa lũ làm hàng chục nghìn người dân phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất, nhiều vùng rơi vào cảnh cô lập, giao thông đình trệ.

Hình 3. 20: Ngƣời dân ở các xã vùng trũng huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị phải đi lại bằng thuyền, bè trong những ngày mƣa lũ. Ảnh: Quốc Việt – TTXVN

Trong khi đó, ở đồng bằng sông Cửu Long lũ lụt cũng làm ngập 69.560 nhà; hơn 18.000 ha lúa và gần 3.700 ha hoa màu bị ngập úng; diện tích nuôi trồng thủy, hải sản bị thiệt hại là 2.667 ha; 258 cầu, cống bị hư hại... Ước tính tổng thiệt hại là trên 1.150 tỷ đồng.

Hình 3. 22: Ngƣời dân cố gắng thu hoạch lúa bị ngập lụt

3.1.3. Những nỗ lực giảm trừ hiệu ứng nhà kính nhân loại[40]

Trong báo cáo về khí thải gây hiệu ứng nhà kính năm 2009, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cảnh báo sự tập trung khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu đã đạt đến mức cao nhất kể từ thời kỳ tiền công nghiệp và vẫn tiếp tục tăng.

Theo số liệu của WMO, các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính tăng gần 28% trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến 2009. So với năm 1750 của thời kỳ tiền công nghiệp, lượng CO2 đã tăng 38%, chủ yếu do đốt các nhiên liệu hoá thạch, phá rừng, và thay đổi mục đích sử dụng đất.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành mối lo chung của toàn nhân loại, các biện pháp nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính - vốn được coi là một trong những nguyên nhân làm Trái đất nóng lên được quan tâm đặc biệt.

3.1.3.1. Nghị định thƣ Kyoto

Hình 3. 23: Nghị định thƣ Kyoto

Nhằm tăng cường cơ sở pháp lý về trách nhiệm thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Hội nghị các Bên lần thứ 3 của UNFCCC tại Kyoto, Nhật Bản, tháng 12 năm 1997 đã thông qua Nghị định thư Kyoto. Nghị định thư Kyoto đưa ra nghĩa vụ pháp lý đối với các Bên nước thuộc Phụ lục I, trong thời kỳ 2008-2012 đạt phát thải khí nhà kính thấp hơn mức năm 1990 khoảng 5,2%. Sáu khí nhà kính được kiểm soát trong Nghị định thư Kyoto là: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6. Nghị định thư Kyoto cũng đưa ra được các biện pháp khuyến khích các Bên thuộc Phụ lục I giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình phát triển nền kinh tế của nước mình. Các nước này có thể giảm chi phí trong việc đáp ứng chỉ tiêu giảm phát thải của mình bằng việc đạt được giảm phát thải với chi phí thấp hơn tại các nước khác thay vì thực hiện giảm phát thải trong nước.

Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, Nghị định thư Kyoto đang dần bị phá vỡ.

Ngày 12/12, Bộ trưởng Môi trường Canada Peter Kent tuyên bố, nước này sẽ sử dụng quyền hợp pháp để chính thức rút khỏi Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu. Với tuyên bố trên, Canada sẽ trở thành quốc gia đầu tiên chính thức rút khỏi Nghị định thư Kyoto. Theo Bộ trưởng Kent, việc rút khỏi Nghị định thư Kyoto sẽ giúp Chính phủ Canada tiết kiệm 14 tỉ đôla Canada nộp phạt do không đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải đã ký kết, và thêm rằng, Chính phủ Canada không có sự lựa chọn nào khác trong tình hình kinh tế hiện tại.

Cho đến nay, Nghị định thư Kyoto là văn bản ràng buộc pháp lý duy nhất quy định trách nhiệm cắt giảm khí thải của 37 nước công nghiệp, trừ Mỹ. Theo quy định, giai đoạn I của văn kiện này sẽ hết hạn vào cuối năm 2012 và Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 17 tại Durban (Nam Phi) vừa qua quy định giai đoạn II của Nghị định này sẽ tiếp tục đến hết năm 2017, trước khi các nước đạt được một thỏa thuận mới về chống biến đổi khí hậu có hiệu lực muộn nhất vào năm 2020.

3.1.3.2. Hội nghị Copenhagen

Hội nghị biến đổi khí hậu Liên Hiệp Quốc chính thức khai mạc tại Copenhagen, Đan Mạch vào ngày 7-12-2009 với sự tham dự của đại diện 192 quốc gia trên thế giới. Hội nghị hy vọng sẽ đạt được những thỏa thuận, ràng buộc pháp lý về mức cắt giảm khí thải của các nước phát triển, hành động của những nền kinh tế đang lên và kinh phí để thực hiện.

3.1.3.3. Hội nghị thƣợng đỉnh Durban

Hình 3. 25: Banner của Hội nghị thƣợng đỉnh Durban

Hình 3. 26: Hội nghị thƣợng đỉnh Durban

Vòng đàm phán về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc tại Durban (Nam Phi) năm 2011 được cả thế giới kỳ vọng sẽ thống nhất được hướng đi cho con đường hành động bảo vệ Trái đất trước các hệ quả của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. 194 nước tham gia Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã thông qua một quyết định quan trọng liên quan đến việc gia hạn Nghị định thư Kyoto, thành lập Quỹ Khí hậu xanh và các bước đi mới nhằm thực hiện các cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính sau năm 2020. Mặc dù được đánh giá là không “hoàn hảo như mong đợi”, nhưng kết quả này được cho là thành công hơn nhiều so với các hội nghị trước đó và làm hài lòng nhiều nước tham gia Hội nghị.

Theo thỏa thuận mới đạt được, tất cả các nước đều phải thực hiện cam kết kiểm soát khí thải theo cùng một khuôn khổ pháp lý. Thỏa thuận sẽ có hiệu lực muộn nhất vào năm 2020. Các đại biểu cũng nhất trí gia hạn Nghị định thư Kyoto thêm 5 năm

nữa. Hiện tại, theo Nghị định thư Kyoto, chỉ có các nước công nghiệp phát triển phải thực hiện các chỉ tiêu mang tính ràng buộc pháp lý về cắt giảm khí thải.

3.1.3.4. Hội nghị Rio +20

Hình 3. 27: Hội nghị Rio +20 với nhiều mong đợi

Rio+20 là Hội nghị Thượng đỉnh của lãnh đạo các quốc gia. Cách đây 20 năm, tại Hội nghị Thượng đỉnh Rio 1992 đã đề ra Chương trình nghị sự về Phát triển bền vững cũng như những dự đoán về sự biến đổi khí hậu, suy thoái đa dạng sinh học, thảo luận về Công ước quốc tế chống sa mạc hóa, trao đổi, thảo luận về chủ đề rừng.

Hội nghị Rio+20 năm 2012 là dịp kỷ niệm 40 năm kể từ khi Hội nghị lần đầu tiên về Con người và Môi trường và cũng như đánh dấu sự ra đời của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (ngày 5/6/1972).

3.2. Hiện tƣợng mƣa axit

3.2.1. Mƣa axit là gì?

Độ axit được đo bằng thang pH (thang logarit), trong đó pH = 7 để chỉ các dung dịch trung tính. Thông thường pH = 5,6 (pH 5,6 là mức pH của nước bão hoà khí CO2) được coi là cơ sở để xác định mưa axit. Điều này có nghĩa là bất kỳ một trận mưa nào có độ axit thấp hơn 5,6 được gọi là mưa axit. Trong giới chuyên môn đôi khi người ta dùng thuật ngữ "sự lắng đọng axit " (Acid deposition), thay vì mưa axit). Hai thuật ngữ này khác nhau ở chỗ “acid deposition” là sự lắng đọng của axit trong khí quyển xuống bề mặt Trái đất (kế cả dạng khô [các hạt bụi] hay dạng ướt [mưa axit]), còn mưa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

axit chỉ thuần túy nói về sự lắng đọng axit trong khí quyển xuống bề mặt Trái đất ở dạng ướt.

Hình 3. 28: Thang pH 3.2.2. Nguyên nhân gây ra mƣa axit 3.2.2. Nguyên nhân gây ra mƣa axit

Nguyên nhân chủ yếu là các loại oxit nito (N2O, N2O3, N2O4…) và oxit lưu huỳnh (SO, SO2, SO3). Những loại oxit này tạo nên những loại axit mạnh nhất là axit nitric (HNO3), và axit sulfuric (H2SO4). Ngoài ra còn một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mưa axit trong tự nhiên như những vụ phun trào của núi lửa. (Sự tiếp cận của dòng nham thạch tuôn trào với tốc độ lớn và nước biển đã gây ra vụ nổ khủng khiếp ngay khi vụ phun trào chỉ vừa mới bắt đầu, kết quả là một lượng khổng lồ lưu huỳnh dioxit (SO2) bị hất tung vào tầng bình lưu. SO2 bị phun vào bầu khí quyển khiến cho các đám mây lớn trải khắp toàn cầu, làm nguội hành tinh và gây ra cơn mưa axit dữ dội), hay các đám cháy, sự phân hủy xác sinh vật (phát thải nhiều chất khí, các phản

ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối)…

Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn bắt nguồn từ các hoạt động của con người. Chỉ trong năm 1977, nước Mĩ đã thải vào bầu khí quyển 31 triệu tấn oxit lưu huỳnh và 22 triệu tấn oxit nitơ. Điều này có nghĩa là khoảng 500 kg/1 người, 80% oxit lưu huỳnh là do hoạt động của các thiết bị tạo năng lượng, 15% là do hoạt động đốt cháy của các ngành công nghiệp khác nhau, và 5% từ các nguồn khác. Còn đối với oxit nitơ, 1/3 là do hoạt động của các máy phát năng lượng, 1/3 khác là do hoạt động đốt nhiên liệu để chuyển hóa thành năng lượng và phần còn lại cũng do các nguồn khác nhau.

Hình 3. 29: Khói bụi từ các khu công nghiệp

Sự gia tăng các phương tiện giao thông đã góp phần không nhỏ trong việc phát thải ra khí ô nhiễm, và đa phần những chất do khí thải từ phương tiện giao thông gây ra mưa axit.

Hình 3. 30: Khí thải từ các phƣơng tiện giao thông

3.2.3. Tác hại của mƣa axit

3.2.3.1. Ảnh hƣởng tới sức khỏe của con ngƣời

Sức khỏe con người bị ảnh hưởng nhiều bởi mưa axit. Chúng làm cơ quan hô hấp của con người dễ bị thương tổn hơn, gây ra các bệnh về phổi và khiến bệnh tình của các bệnh nhân ngày càng trầm trọng hơn.

3.2.3.2. Ảnh hƣởng đến hệ sinh thái

Mưa axit giết hại các khu rừng. Chúng rửa trôi hoàn toàn những chất dinh dưỡng và những vi sinh vật có lợi. Mưa axit cũng làm yếu đi sức đề kháng của cây cối, dễ mắc bệnh và bị kí sinh trùng…

Hình 3. 32: Những cánh rừng trụi lá do mƣa axit

Mưa axit ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các ao hồ và hệ thủy sinh vật. Mưa axit rơi trên mặt đất sẽ rửa trôi các chất dinh dưỡng trên mặt đất và mang các kim loại độc xuống ao hồ.

Các ảnh hưởng của pH đến hệ thủysinh vật có thể tóm tắt như sau:

pH <6,0 Các sinh vật bậc thấp của chuỗi thức ăn bị chết (như phù du, stonefly), đây là nguồn thức ăn quan trọng của cá.

pH <5,5 Cá không thể sinh sản được. Cá con rất khó sống sót. Cá lớn bị dị dạng do thiếu dinh dưỡng. Cá bị chết do ngạt.

pH< 5,0 Quần thểcá bị chết.

pH< 4,0 Xuất hiện các sinh vật mới khác với các sinh vật ban đầu.

Hình 3. 33: Cá chết hàng loạt

3.2.3.3. Phá hủy các công trình kiến trúc

Các công trình kiến trúc, tượng đài, di tích lịch sử bằng đá bị bào mòn bởi các chất ô nhiễm không khí và nhất là mưa axit. Vật liệu xây dựng như thép, sơn, xi măng, thép mạ kẽm, đá vôi, đá cát và đá hoa cương cũng có nguy cơ bị phá hủy.

Trong bảng báo cáo về mưa acid ở Ohio người ta kết luận rằng: mưa acid là một vấn đề đặc biệt đáng chú ý, bởi vì ảnh hưởng của nó đối với các công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử và khảo cổ.

Hình 3. 34: Mƣa axit hủy hoại công trình kiến trúc

chụp vào năm 1908 -chụp vào năm 1968

Hình 3. 35: Bức tƣợng ở bên ngoài một lâu đài ở Westphalia – Đức, đƣợc xây dựng vào năm 1752

(Ảnh: victonh.wordpress.com) Tuy nhiên mưa axit không phải hoàn tòan có hại, trong các nghiên cứu mới đây các nhà khoa học phát hiện thấy một số lợi ích đáng kể mà mưa axit đem đến. Các cơn mưa chứa axit sunfuric tác động vào quá trình sản xuất khí metan tự nhiên của vi khuẩn trong đầm lầy, do đó làm giảm lượng khí metan được sinh ra. Metan cũng là

một trong các khí gây hiệu ứng nhà kính. Vì thế theo một cách nào đó có thể nói mưa axit góp phần hạn chế hiện tượng Trái đất nóng lên.

3.3. Sự suy giảm tầng ozon (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.1. Tầng ozon

Danh từ "tầng ozon" được dùng để ám chỉ ozon ở tầng bình lưu (cách mặt đất 20- 30km tùy theo vĩ độ), nơi mà hơn 90% lượng ozon của Trái đất tồn tại. Ozon trong bầu khí quyển được tạo thành khi các tia cực tím chạm phải các phân tử oxi (O2), tạo thành hai nguyên tử oxi. Oxi nguyên tử kết hợp cùng với một phân tử oxi tạo thành ozon (O3). Phân tử ozon có hoạt tính cao, khi bị tia cực tím chạm phải, lại tách ra thành phân tử oxi và một oxi nguyên tử, một quá trình liên tục như vậy gọi là chu kỳ oxi - ozon.

Tầng ozon hấp thu 97-99% các tia cực tím (tia UV-B) của bức xạ mặt trời. Do đó có thể nói tầng ozon như một tấm lá chắn, ngăn tia tử ngoại, bảo vệ sự sống trên Trái đất.

3.3.2. Sự suy giảm tầng ozon[35],[14]

Việc suy giảm ozon ở tầng bình lưu được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1974. Từ năm 1979 cho đến năm 1990 lượng ozon trong tầng bình lưu tiếp tục suy giảm vào khoảng 5%. Vì lớp ozon ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không cho xuyên qua bầu khí quyển Trái đất, tình trạng suy giảm ozon ngày càng tăng đã trở thành một mối quan tâm toàn cầu .

Hình 3. 36: Lỗ thủng tầng ozon ở Nam cực.

Thâm thủng ozon được quan sát thấy trên toàn cầu nhưng nhiều nhất là ở các vĩ độ cao (tức là gần các địa cực). Thí dụ được biết đến nhiều nhất là lớp ozon ở Nam Cực bị mỏng đi hằng năm vào mùa xuân. Khi lỗ thủng ozon trên Nam Cực tăng to đến mức bao phủ các phần phía nam của Úc và New Zealand, những người bảo vệ môi trường lo rằng các tia cực tím trên bề mặt Trái đất có thể gia tăng đáng kể.

Nguyên nhân chính của giảm sút ozon ở Nam Cực và các nơi khác là sự hiện diện của các khí gốc có chứa clo (trước nhất là các CFC và các hợp chất clo với cacbon như Cacbon tetraclorua, clorofom…) trong khí quyển, bị phân giải khi có tia cực tím tạo thành các gốc clo tự do trở thành chất xúc tác làm phân hủy ozon.

Người ta tính rằng một phân tử CFC mất trung bình là 15 năm để đi từ mặt đất lên đến các tầng trên của khí quyển và có thể ở đó khoảng một thế kỷ, phá hủy đến cả trăm ngàn phân tử ozon trong thời gian này. Các khí CFC được sử dụng trong sản xuất tủ lạnh, các dạng bình phun dưới áp suất và một số hóa chất đóng gói dạng bột…

Ngoài ra, một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ khẳng định nitơ oxit (N2O), được nhiều người biết với cái tên “khí cười”, đã trở thành mối họa lớn nhất đối với tầng ozon và nó có khả năng tồn tại suốt nhiều thế kỉ. N2O được tạo ra bằng cách sản xuất phân bón nitơ hay xử lí nước thải.

Trong nỗ lực ngăn chặn sự suy giảm tầng ozon trên toàn cầu, các quốc gia trên thế giới đã công nhận Nghị định thư Montreal cấm việc sản xuất các hóa chất phá hủy tầng ozon, trong đó có CFC. Nhưng N2O là loại khí không có trong danh mục Nghị định thư Montreal. Và việc thải N2O có thể đảo ngược thành quả trên, thậm chí có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ.

Tháng 11 năm 2011, tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết lượng ozon trong tầng bình lưu tại Bắc cực đã giảm 80% và trở nên mỏng đến nỗi có thể gọi là “lỗ thủng tầng ozon” như tại Nam cực. Như vậy, các vùng Bắc cực như Scandinavia, Greenland và Siberia sẽ phải nhận thêm một lượng tia cực tím nhiều hơn từ Mặt trời.

Một phần của tài liệu Tư liệu hỗ trợ giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường THPT (Trang 41)