CHƢƠNG 2 : Giáo dục môi trƣờng
4.7. Bài 32: Hidro sunfua – Lƣu huỳnh đioxit – Lƣu huỳnh trioxit
trioxit
4.7.1. Hidro sunfua Phần I – Tính chất vật lý Phần I – Tính chất vật lý
Để nhấn mạnh tính chất rất độc của Hidro sunfua (H2S), giáo viên có thể cung cấp cho học sinh các tư liệu và hình ảnh thực tế sau:
Hidro sunfua là một chất độc. Mặc dù ban đầu nó có mùi, nhưng nó nhanh chóng làm cho cảm giác bị tê liệt khiến con người không cảm thấy mùi của nó nữa, vì thế các nạn nhân không biết được sự hiện diện của nó cho đến khi đã quá muộn. Đối với thực vật, hidro sunfua làm rụng lá và giảm sinh trưởng.
Tư liệu thực tế:
Hình 4. 28: Biển Đen
Ở đáy của Biển Đen, khí hiđro sunfua hình thành một cách thường xuyên do các muối sunfat hoà tan trong nước biển tương tác với các chất hữu cơ thải xuống biển.
4 4 2 2 2 2 3 2 2 CaSO CH CaS CO H O CaS H O CO CaCO H S
Quá trình này tạo ra muối Canxi cacbonat lắng xuống đáy biển, đồng thời giải phóng ra khí hidro sunfua. Khí H2S này không kịp bốc lên đến các tầng nước mặt vì tại độ sâu khoảng 150m nó đã gặp oxi khuếch tán từ trên mặt nước xuống và bị oxi hóa thành lưu huỳnh.
2H2S + O2 2H2O + 2S
Tuy nhiên, trong những năm gần đây liên quan đến thảm hoạ ô nhiễm Biển Đen, ranh giới mực nước biển có mặt khí H2S càng nâng cao lên dần đã tiêu diệt hoàn toàn mọi sinh vật trên đường dịch chuyển ranh giới. Ranh giới chết này gần đây đã nâng lên đến độ sâu 40m kể từ mặt nước biển.
4.7.2. Lƣu huỳnh dioxit và lƣu huỳnh trioxit
Để nhấn mạnh tác hại của các khí này đối với môi trường, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những tư liệu liên quan đến mưa axit.
CHƢƠNG 5: Giáo dục môi trƣờng thông qua chƣơng trình hóa học lớp 11
5.1. Bài 7: Nitơ