Bài 25: Ankan

Một phần của tài liệu Tư liệu hỗ trợ giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường THPT (Trang 124 - 127)

CHƢƠNG 2 : Giáo dục môi trƣờng

5.6.Bài 25: Ankan

Để nhấn mạnh về tác hại của khí metan đối với môi trường, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những tư liệu sau:

Tư liệu thực tế:

a/ Đầm lầy và ruộng lúa vừa là bể chứa cacbon đioxit (CO2 ), khí nhà kính gây ấm nóng toàn cầu, nhưng lại là nguồn phát thải metan (CH4) [25]

Mặc dù hàm lượng phát thải khí metan toàn cầu thấp hơn phát thải khí CO2 nhiều nhưng metan là một khí gây hiệu ứng nhà kính lớn hơn; một tấn khí metan gây hiệu ứng nhà kính lớn hơn một tấn CO2 đến 23 lần.

Sử dụng các số liệu vệ tinh, các nhà khoa học khẳng định rằng, đầm lầy góp 53% đến 58% phát thải khí metan toàn cầu và ruộng lúa góp hơn một phần ba số đó.

Hình 5. 28: Đầm lầy

Đất ấm, ẩm ướt của đầm lầy là môi trường sống chủ yếu cho vi khuẩn kị khí sản sinh ra khí metan; càng ấm, càng ẩm ướt, càng nhiều khí metan. Do được giữ nước trong suốt mùa trồng trọt, ruộng lúa cũng được xem là nhà máy sản xuất metan lớn.

Tuy nhiên, người ta không thể giảm phát thải khí metan bằng cách bỏ bớt các đầm lầy và ruông lúa. Nhu cầu lương thực toàn cầu không cho phép giảm canh tác lúa gạo, và đầm lầy là nhân tố quan trọng đối với môi trường như cái lọc nước ngầm và là vùng đệm chống lại lũ lụt từ biển. Thay vào đó, chúng ta cần tập trung vào giảm phát thải khí metan từ các nguồn do con người tạo ra – như các bãi rác. Hay giảm cái gọi là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính số 1- khí cacbonic.

b/ Phát hiện một lỗ rò khí metan khổng lồ ở Bắc cực [27]

Một lượng lớn khí metan đang rò rỉ từ một lỗ hổng khổng lồ vừa được phát hiện ở phía dưới những khối băng vĩnh cửu ở Bắc Băng Dương. Nếu tiếp tục rò rỉ nhiều như hiện nay, khối khí metan này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên toàn cầu.

Hình 5. 30: Khí metan rò rỉ ra từ lỗ hổng dƣới khối băng của Bắc Cực (Ảnh: khoahoc.com.vn)

Thiết bị dò tìm bằng âm thanh (sonar) là phương tiện duy nhất để thăm dò và phát hiện những khối khí metan khổng lồ nằm dưới mặt băng vĩnh cửu này. Đáy của Bắc Băng dương chứa một lượng cacbon vô cùng lớn và các chuyên gia lo ngại rằng việc rò rỉ chúng dưới dạng metan (CH4) sẽ kích thích nhiệt độ Trái đất tăng lên.

Các cuộc khảo sát và nghiên cứu trên đã được một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Alaska thực hiện trên vùng đáy biển băng phía đông Siberi (chiếm khoảng 2 triệu km2 của đáy Bắc Băng dương) từ năm 2003. Kết quả cho thấy khí gas đang rò rỉ với khối lượng lớn và tốc độ nhanh nằm ngoài dự đoán của các nhà khoa học. Tình trạng này nếu tiếp tục sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu. Việc rò rỉ này là do lớp băng dưới đáy hiện nay đang có các dấu hiệu bất thường và nếu nó tiếp tục tình trạng mất ổn định như vậy thì lượng metan thoát ra còn lớn hơn rất nhiều sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sự an nguy của các hệ sinh thái trên Trái đất.

Một phần của tài liệu Tư liệu hỗ trợ giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường THPT (Trang 124 - 127)