Chất tẩy rửa có nhiều công dụng, đặc biệt là giúp chúng ta đỡ vất vả hơn trong việc dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa. Nhưng chúng ta không nên lạm dụng chúng vì có thể dẫn đến những vấn đề về sức khỏe.
Thông thường, khi sử dụng các loại sản phẩm này, không mấy người tỏ ra nghi ngại bởi cho rằng chúng đã được kiểm định. Theo phân tích của Phòng Hóa học (Viện Hóa học) trong các sản phẩm tẩy rửa như nước rửa bát, rửa kính, tủ lạnh, gạch men, nhà tắm… có gần 10 loại hóa chất mà thành phần chủ yếu là chất tẩy bẩn trung hòa, tạo bọt, tạo màu, tạo bóng, chất bảo quản và hương liệu. Tiến sĩ Dương Thị Kỳ Thủy, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam khẳng định, trong các loại tẩy rửa đều có chứa các hóa chất tổng hợp, các hóa chất này không có lợi cho người sử dụng. Khi sử dụng, các chất tẩy rửa vẫn còn lưu lại trên bề mặt đồ dùng sẽ gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
Hình 6. 2: Ngƣời tiêu dùng nên cân nhắc khi lựa chọn sản phẩm để đảm bảo an toàn
Tại Viện Da liễu Trung ương, hàng ngày có khá nhiều bệnh nhân đến khám và phản ánh tình trạng da tay họ bị viêm hoặc nứt nẻ sau khi dùng nước rửa bát. Các bác sĩ da liễu cho biết, dị ứng da do tiếp xúc với các chất tẩy rửa là bệnh thường gặp. Nếu tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa sẽ bị viêm da kích ứng, nhất là đối với trẻ em. Người sử dụng nhiều và trực tiếp thường bị khô da, gây đột biến da, da bị mỏng, nặng thì có thể bị ung thư da. Đối với sản phẩm có công dụng diệt khuẩn, khử mùi nguy cơ gây độc càng cao vì nhà sản xuất phải sử dụng hoạt chất mạnh. Các chất này ảnh hưởng
niêm mạc cổ. Mức độ độc hại nhiều hay ít tùy theo hàm lượng, nồng độ của hóa chất có trong dung dịch.
Do đó, khi sử dụng các chất tẩy rửa chúng ta phải tìm hiểu nguồn gốc, thành phần, cách sử dụng để vừa đạt hiệu quả về mặt vệ sinh vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình. Bởi trên thị trường hiện nay, bên cạnh những sản phẩm đảm bảo chất lượng của các nhà sản xuất uy tín, không ít sản phẩm được giới thiệu là có khả năng tẩy rửa và diệt trùng 100% nhưng ẩn chứa nhiều hóa chất độc hại gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần trang bị kiến thức cần thiết khi sử dụng những sản phẩm này. Bác sỹ Phạm Cẩm Vân, Viện Da liễu Trung ương khuyên: “Với chất tẩy rửa, người tiêu dùng cần chú ý sau khi dùng phải rửa lại nhiều lần qua nước sạch. Nếu thấy sản phẩm có biểu hiện như loãng, phân lớp hoặc có mùi khó chịu thì không nên mua. Khi sử dụng các chất tẩy rửa phát hiện thấy da tay bị nhờn, nhớt, ăn mòn hoặc khô nhăn thì không nên dùng tiếp. Không nên tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa mà phải mang bao tay. Lau chùi xong phải rửa lại bằng nước sạch nhiều lần”.
6.2. Bài 17: Vật liệu polime
Lưu ý cho học sinh các vật liệu polime rất khó phân hủy. Điển hình là túi nilon. Hiện nay, việc sử dụng túi nilon tràn lan gây ra những tác hại không nhỏ cho môi trường: tắc nghẽn cống rãnh, ngập lụt, xói mòn đất, thoái hóa đất đai, ứ đọng nước thải, hạn chế sự phát triển của cây trồng, đặc biệt có thể gây ung thư, gây độc cho con người...
Hình 6. 3: Một lƣợng lớn túi nilon đƣợc sử dụng tại các siêu thị
Theo phân tích của ông Nguyễn Khoa, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ hóa học: túi nilon được làm từ nhựa PVC (pholy vinyl clorua) không độc nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm cho túi nilon mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hoá dẻo, kim loại nặng, phẩm màu... là những chất cực kỳ nguy hiểm. Chất phụ gia hóa dẻo TOCP (triorthocresylphosphat) có thể làm tổn thương và làm thoái hoá thần kinh ngoại biên và tuỷ sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây ra một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. Những loại túi nilon tái chế hoặc hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa DOP (dioctin phatalat) cực độc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam. Trẻ em bị nhiễm chất này lâu dài có thể thay đổi giới tính: các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam; còn bé gái có nguy cơ dậy thì rất sớm. Các loại nilon màu nếu sử dụng để đựng thực phẩm tươi sống, đồ ăn chín có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Đặc biệt nếu sử dụng để đựng các thực phẩm chua có tính axit như dưa muối, cà muối hoặc thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nilon sẽ tách khỏi thành phần nhựa lớn gây độc cho thực phẩm.
Theo ước tính số nilon con người thải ra trong một năm sẽ phủ kín bề mặt Trái đất tấm nilon khổng lồ dày tới 0,8 mm. Chỉ tính riêng nước ta, với con số ướng lượng
Theo khảo sát sơ bộ, hiện nay trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 2.500 tấn rác nhựa ra môi trường. Tuy nhiên chỉ một phần nhỏ trong số này được thu gom, tái chế, còn phần lớn bị vứt bỏ khắp nơi.
Hình 6. 4: Và một lƣợng khổng lồ túi nilon trở thành rác thải mỗi ngày
Hình 6. 5: Chỉ một lƣợng nhỏ trong số đó đƣợc thu gom, tái chế
Theo các nhà khoa học, túi nilon được làm từ những chất khó phân huỷ, khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân huỷ hoàn toàn. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản oxi đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất
không giữ được nước, dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng từ đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khoẻ con người.
Hiện nay, nhiều tổ chức đã đứng ra kêu gọi mọi người hạn chế sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên chỉ riêng những nỗ lực của các tổ chức, cá nhân riêng lẻ chưa đủ sức mạnh để giảm thiểu tác hại do túi nilon gây ra. Điều quan trọng nhất là thái độ và hành động của cả cộng đồng đối với việc này. Trong khi chưa có những chính sách pháp luật và các loại túi thay thế để hạn chế việc sử dụng túi nilon, mỗi người dân chúng ta cần có những hành động thiết thực và cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do túi nilon gây ra cho sức khoẻ và môi trường sống. Chỉ cần một hành động nhỏ như thay đổi thói quen dùng túi một cách tiết kiệm, hợp lý, sử dụng nhiều lần… cũng đã làm cho môi trường giảm đi được rất nhiều ô nhiễm. Điều cần thiết hơn chính là việc phải tăng cường tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường bằng chính hành động: “Nói không với túi nilon”.
6.3. Bài 58: Hóa học và vấn đề môi trƣờng
Để học sinh có thể nhận thức rõ hơn về các vấn đề môi trường, phát huy khả năng vận dụng những kiến thức đã học được để giải thích các hiện tượng trong thực tế, giáo viên có thể tổ chức một số hoạt động để học sinh thể hiện bai trò chủ động, sáng tạo trong học tập.
Một số hình thức giáo viên có thể áp dụng: thuyết trình theo nhóm về một chủ đề môi trường, một cuộc thi nhỏ về kiến thức môi trường, thi vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường…
Hình 6. 7: Các em học sinh thưởng thức c c hi h t h nh n n ch ển tải th n đi ảo vệ môi trường.
Hình 6. 8: Các em học sinh th i c c h ạt động đ i h tr nh ảnh c i n n đ n n i n bảo vệ i trường.
Hình 6. 10: Các em học sinh vẽ tranh với chủ đề “Bắc Giang – thành phố em yêu”
Giáo viên khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, Thành Đoàn và các tổ chức khác phát động.
Hình 6. 11: Chiến dịch “Clean Up the Word - làm cho thế giới sạch hơn” năm 2011 tại xã Hàm Minh - huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận
CHƢƠNG 7: Giáo dục môi trƣờng thông qua tham quan nhà máy máy
7.1. Các vấn đề cần lƣu ý khi tổ chức tham quan nhà máy
Nhìn chung, khi tổ chức cho học sinh, sinh viên tham quan nhà máy hóa chất, giáo viên cần chú ý các vấn đề sau:
- Vấn đề thời gian: nên tổ chức tham quan nhà máy sau khi học sinh đã được học về nội dung lí thuyết có liên quan. Thời điểm tốt nhất thường là cuối học kì I hoặc cuối học kì II, sau đợt thi học kì. Vì khi đó học sinh đã hoàn tất chương trình học và các bài kiểm tra nên sẽ có tinh thần thoải mái và thời gian rộng rãi để tham gia đầy đủ buổi tham quan.
- Vấn đề chuẩn bị: trước khi đi cần cho học sinh biết rõ sẽ tham quan nhà máy nào, địa điểm ở đâu, nhà máy chuyên sản xuất sản phẩm gì, có ý nghĩa kinh tế thế nào đối với địa phương và đất nước. Nên thuê xe để tập trung học sinh cùng đi chứ không nên cho học sinh tự đi riêng lẻ.
- Vấn đề an toàn: điều quan trọng hàng đầu khi bước vào nhà máy hóa chất là vấn đề an toàn. Cần phổ biến, giải thích và yêu cầu học sinh tuân thủ các nguyên tắc khi tham quan nhà máy, có thể nói sơ lược về những hậu quả gây ra do việc không tuân thủ đúng nguyên tắc để học sinh giữ ý thức hơn. Cấm học sinh tự ý tách ra khỏi đoàn.
- Vấn đề tác phong và nội quy: giáo viên yêu cầu học sinh tập trung đúng giờ, trang phục đúng quy định. Cần phổ biến trước nội quy của từng nhà máy cho học sinh và yêu cầu học sinh tuân thủ tuyệt đối. Đề ra các biện pháp kỉ luật đối với học sinh nào vi phạm.
- Vấn đề lý thuyết và thực tế : Nên nêu rõ chuyến tham quan này để phục vụ cho bài học nào hoặc chương nào trong chương trình học. Yêu cầu học sinh tìm hiểu lý thuyết trước ở nhà, điều này giúp cho việc tham quan thực tế thêm phần hiệu quả, giúp học sinh hiểu được vấn đề lý thuyết áp dụng vào thực tế như thế nào. Sau đó yêu cầu
học sinh làm bài thu hoạch về chuyến tham quan để đảm bảo học sinh có tinh thần học hỏi kiến thức từ chuyến tham quan.
- Vấn đề quan sát, lắng nghe và ghi nhận : lưu ý học sinh về những điều cần nắm được khi tham quan một nhà máy nào đó , và nội dung cần có khi viết bài thu hoạch. Khuyến khích học sinh mang theo sổ sách ghi chép, máy ảnh, máy ghi âm… để hỗ trợ đắc lực cho việc tham quan.
7.2. Một số gợi ý về các nhà máy có thể tổ chức cho học sinh tham quan tham quan
a) Lớp 10:
1.Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt
Địa chỉ: Nguyên Tử Lực, Phường 8, Đà Lạt, Lâm Đồng
Minh họa cho bài “Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị” (Học kì I) 2.Nhà máy hóa chất Tân Bình II
Địa chỉ: Đường số 5, KCN Biên Hoà 1, Đồng Nai
Minh họa cho bài: “Hiđro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit” và bài “Axit sunfuric – muối sunfat” (Học kì II)
3.Nhà máy hóa chất Biên Hòa
Địa chỉ: Đường số 5 – khu công nghiệp Biên Hòa 1 – tỉnh Đồng Nai Chuyên sản xuất: xút, Clo, Hidro, Axit clohidric
Minh họa cho bài “Clo” và “Sơ lược về hợp chất có oxi của clo” (Học kì II)
b) Lớp 11:
1.Nhà máy Thủy tinh Malaya
Địa chỉ: KCN Mỹ Xuân A, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Chuyên sản xuất: chai lọ thủy tinh
Minh họa cho bài “Silic và hợp chất của silic” và bài “Công nghiệp silicat” (Học kì I)
2.Công ty gốm sứ Kim Trúc
Địa chỉ: Đường số 3, KCN Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam Chuyên sản xuất: Gốm sứ mỹ nghệ, kỹ thuật. Thủy tinh mỹ nghệ...
Minh họa cho bài: “Silic và hợp chất của silic” và bài “Công nghiệp silicat” (Học kì I)
3.Nhà máy hóa chất Đồng Nai
Địa chỉ: Khu công nghiệp Biên Hòa 1 – tỉnh Đồng Nai Chuyên sản xuất : Axit photphoric và các muối photphat.
Minh họa cho bài “Axit photphoric và muối photphat” (Học kì I) 4.Nhà máy phân bón Bình Điền
Địa chỉ: C12/21 Tân Kiên, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh Chuyên sản xuất: các loại phân bón.
Minh họa cho bài: “Phân bón hóa học” (Học kì I)
c) Lớp 12:
1.Công ty nhựa Rạng Đông
Địa chỉ: 190 Lạc Long Quân, P.3, Q.11, TPHCM
Chuyên sản xuất: sản phẩm nhựa các loại: tấm PVC, vải tráng, vải ghép nhựa, tôn ván nhựa, bao bì nhựa,…
Minh họa cho bài: “Vật liệu polime” (Học kì I) 2.Nhà máy hóa chất Tân Bình I
Địa chỉ: 46/6 Phan Huy Ích, P.15, quận Tân Bình TP. HCM Chuyên sản xuất: Phèn nhôm và nhôm hidroxit.
Minh họa cho bài: Nhôm và hợp chất của nhôm (Học kì II) 3.Mỏ Bauxit Bảo Lộc
Địa chỉ: 62 Lý Thường Kiệt, P.1, thị xã Bảo Lộc, Lâm Đồng Chuyên sản xuất: tuyển quặng Bauxit
CHƢƠNG 8: Kết luận và đề xuất
8.1. Kết luận
Đối chiếu với nhiệm vụ đặt ra của đề tài, luận văn cơ bản đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Đã đề cập một cách tổng quát về hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
- Đã đề cập đến vấn đề giáo dục môi trường và mục đích, phương pháp giáo dục môi trường thông qua môn Hoá học ở trường phổ thông.
- Đã thiết kế và cung cấp nhiều tư liệu và hình ảnh thực tế về môi trường ứng với từng bài giảng Hoá học cụ thể trong chương trình THPT để làm tài liệu cho giáo viên, sinh viên trong công tác nghiên cứu và giảng dạy.
- Đã đưa ra một số gợi ý về các nhà máy hoá chất có thể tổ chức tham quan ngoại khoá cho học sinh THPT và đề cập đến những vấn đề mà giáo viên cần lưu ý khi tổ chức để đảm bảo gắn liền lí luận với thực tiễn, đáp ứng mục tiêu giảng dạy.
8.2. Đề xuất
- Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên phổ thông về các vấn đề môi trường mang tính thời sự.
- Đào tạo đội ngũ chuyên viên, giảng viên giảng dạy môn học môi trường ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp… coi đây là môn học bắt buộc.
- Soạn thảo các chương trình, giáo trình giảng dạy về môi trường cho từng cấp học.
- Đối với học sinh phổ thông nên tổ chức các hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, thi đố vui kiến thức, tham quan, dã ngoại… nhằm mục đích nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em.
- Ở các cấp học lớn hơn, nên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, khuyến khích sinh viên, học viên tham gia các công trình nghiên cứu về các vấn đề môi
trường, tham gia các hoạt động thiết thực như trồng cây xanh, làm sạch trường lớp, khu phố…
- Hỗ trợ kinh phí và cung cấp trang thiết bị cần thiết cho các hoạt động giáo dục môi trường.
- Phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các tổ chức, trường học… trong