PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 41 - 43)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Thực trạng công tác quản lý nguồn lực tài chính của tại Bưu điện tỉnh Yên Bái như thế nào?

- Yếu tố nào ảnh hưởng tới công tác quản lý nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái?

- Giải pháp nào được đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái trong những năm tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập thông tin thứ cấp: Các nguồn dữ liệu bên trong doanh nghiệp: Hệ thống sổ sách kế toán: Chu trình thực hiện dịch vụ công; hệ thống báo cáo tài chính; bảng cân đối kế toán; cơ cấu quản lý tài sản; cơ cấu quản lý nguồn vốn; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; tình hình huy động vốn của Doanh nghiệp … nguồn thu thập là từ nguồn nội bộ và nguồn bên ngoài, gồm: giáo trình về tài chính, ngân sách; các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; các quy chế, quy định của Chính phủ; các bộ, ngành có liên quan; Thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán của Bưu điện tỉnh Yên Bái; kết quả công tác lập dự toán ngân sách huyện (căn cứ, yêu cầu, nội dung, phương pháp lập, quy trình lập, biểu dự toán, báo cáo thuyết minh dự toán) tình hình thực hiện quản lý nguồn lực tài chính, quyết toán tài chính hàng năm (Báo cáo quyết toán tài chính năm 2014 - 2016, Bảng Đối chiếu tài chính…).

* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: dữ liệu được thu thập, điều tra trực tiếp và là dữ liệu gốc từ 04 phòng chuyên môn; 09 bưu điện thuộc các huyện, thị xã và thành phố trực thuộc Bưu điện tỉnh Yên Bái, cụ thể:

- Trong phạm vi của luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu tại 04 phòng chuyên môn thuộc Bưu điện tỉnh Yên Bái với các đối tượng phát phiếu là: Ban Lãnh đạo Bưu điện tỉnh; Trưởng, phó các phòng chuyên môn, các cán bộ, nhân viên thuộc 04 phòng chuyên môn có liên quan đến các nội dung về công tác quản lý nguồn lực tài chính, cụ thể là quản lý nguồn thu, vốn và quản lý khoản chi, các chi phí; với tổng số phiếu dự kiến làm 30 phiếu.

- Ngoài ra luận văn tiến hành gửi phiếu xin ý kiến đối với Ban lãnh đạo, cán bộ làm công tác tài chính, kế toán thuộc các Bưu cục của 8 huyện, thị xã và Bưu cục trung tâm thành phố; với tổng số phiếu dự kiến là 40 phiếu.

* Thiết kế bảng câu hỏi: Quy trình xây dựng bảng hỏi được tiến hành theo ba bước như sau (mẫu phiếu chi tiết kèm theo tại Phụ lục)

Bước 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết để tạo nên bảng câu hỏi ban đầu. Bao gồm các yếu tố

- Quản lý thu được thực hiện như thế nào

+ Quản lý theo quy trình thu: xây dựng định mức, chế độ thu; lập dự toán thu hàng năm; chấp hành dự toán thu hàng năm.

+ Quản lý theo nguồn thu: thu từ Tổng doanh nghiệp; thu từ huy động và các khoản thu khác.

- Quản lý chi được thực hiện như thế nào?

+ Quản lý theo quy trình chi: lập dự toán chi hàng năm; chấp hành dự toán chi hàng năm.

+ Quản lý các khoản chi: chi hoạt động thường xuyên, không thường xuyên; quản lý sử dụng nguồn tài chính; quản lý trích lập và sử dụng các quỹ.

Bước 2: Bảng câu hỏi ban đầu được tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và một số nhà quản trị để có được sự điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu.

Bước 3: Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và gửi đi xin ý kiến chính thức. Việc sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin cần nghiên cứu có những lợi ích sau.

- Tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn nhân lực;

- Đảm bảo được tính ẩn danh cao vì người nghiên cứu và đối tượng khảo sát không cần phải gặp mặt nhau.

Ngoài ra, cũng dễ thấy rằng với công cụ bảng câu hỏi nghiên cứu có thể có được những thông tin cần thiết từ số lượng lớn người trả lời một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên thì bảng câu hỏi tự trả lời có một số hạn chế như sau:

- Trình độ học vấn và sự hiểu biết của người trả lời đối với các thuật ngữ sử dụng trong bảng câu hỏi là không biết trước được;

- Tỉ lệ trả lời đối với các bảng câu hỏi có thể là khá thấp hoặc không đồng đều nhau.

Các hạn chế này được khắc phục bằng cách tuyển chọn những người trả lời câu hỏi có chuyên môn, đồng thời nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong việc trả lời vì nội dung câu hỏi liên quan trực tiếp tới bản thân mỗi người được trả lời bảng câu hỏi. Kết quả thiết kế bảng câu hỏi được trình bày trong phụ lục 01. Để có các dữ liệu đánh giá tổng quan, tác giả sử dụng thang đo Liket 5 bậc trong việc đánh giá các nhân tố với mức độ đánh giá theo thang đo 5 điểm (trong đó: Rất yếu = 1, Yếu = 2, Trung bình = 3, Tốt = 4, Rất tốt = 5).

+ Mẫu nghiên cứu: Tổng số phiếu phát ra là 70 phiếu, tổng số phiếu thu về là 70 phiếu hợp lệ, đạt 100%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 41 - 43)