Các khoản mục chi phí trong giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 76 - 80)

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Lượng Tỷ trọng (%) Lượng Tỷ trọng (%) Lượng Tỷ trọng (%) Lượng Tỷ trọng (%) Lượng Tỷ trọng (%)

Chi phí nhân công 22.373 25 29.514 25 31.328 21,1 7141 109,7 1.814 132 Chi phí vật tư 9.827 10,9 12.147 10,2 12986 8,6 2320 124 839 119,4 Khấu hao tài sản

cố định 42.650 46 56155 47 59.049 39 13.505 32 2894 110,2 Chi phí dịch vụ

mua ngoài 13.239 15 24.902 21 26.059 17,3 11.663 67,2 1157 105 Chi bằng tiền 6.246 4,7 10.857 9.1 21.265 14 2.925 134,9 10.408 112,4

Tổng 90.335 100 118.583 100 150.687 100 3.232 108,8 32.184 114,4

Nguồn: Báo cáo quyết toán của Bưu điện tinh Yên Bái

Qua Bảng có thể thấy: Chi phí vật tư chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá vốn hàng bán. Chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công và chi phí khác bằng tiền chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá vốn hàng bán.

- Chi phí nhân công: Chi phí nhân công bao gồm các khoản tiền lương, BHXH, các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho người lao động

theo chế độ hiện hành. Tiền lương được xác định dựa trên sản lượng tiêu thụ và đơn giá tiền lương của Bưu điện. Đơn giá tiền lương được xác định dựa trên mức độ phức tạp của công việc và các qui định của Nhà nước.

Năm 2015, chi phí nhân công tăng thêm 7141 triệu đồng so với năm 2014 tương đương với tỷ trọng 109,7%; năm 2016, chi phí nhân công tăng thêm 1814 triệu đồng so với năm 2015 tương đương tỷ trọng 132%. Nguyên nhân là do trong năm 2015, 2016 có tuyển thêm lao động, trong tổng quĩ lương của Bưu điện có tính thêm cả tiền ăn ca cho cán bộ công nhân viên và tiền lương của người lao động cũng tăng lên do sản lượng tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp tăng làm cho doanh thu của Bưu điện vượt kế hoạch.

- Chi phí vật tư. Do đặc thù của sản phẩm, chi phí vật tư của Bưu điện chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá vốn hàng bán. Chi phí vật tư bao gồm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực. Chi phí vật tư của Bưu điện chủ yếu là chi cho các nguyên vật liệu phục vụ cho quản lý sản xuất, phát triển dịch vụ như băng cước tổng đài, giấy in cước, card, moder, xăng dầu chạy máy... Chi phí vật tư của Bưu điện được quản lý dựa trên mức tiêu hao vật tư và giá vật tư. Năm 2016, chi phí vật tư tăng thêm 839 triệu đồng tương đương với tỷ trọng 119,4% so với năm 2015. Nguyên nhân là do trong năm 2016, Bưu điện tỉnh đã mở rộng thêm mạng lưới bưu cục và các điểm văn hoá xã phục vụ cho việc phát triển các loại hình dịch vụ ...Vì vậy chi phí cho việc mua sắm các trang thiết bị phục vụ các tổng đài, bưu cục, chi cho xăng dầu chạy máy cũng tăng.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định. Hiện nay, với những thiết bị chủ yếu được sản xuất trong những năm 90, Bưu điện tỉnh Yên Bái được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có hệ thống thiết bị công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Do vậy chi phí khấu hao tài sản cố định hàng năm của Bưu điện tỉnh Yên Bái là rất lớn, thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp. Phương pháp tính khấu hao tài sản

cố định được Bưu địên tỉnh Yên Bái áp dụng là phương pháp khấu hao đều với mức trích khấu hao trung bình hàng năm bằng thương số giữa nguyên giá tài sản cố định và thời gian sử dụng chúng. Thời gian sử dụng tài sản cố định thực hiện theo qui định của Bộ tài chính và hướng dẫn của Tổng công ty BĐVN. Theo đó thời gian sử dụng qui định cho các thiết bị viễn thông tối thiểu là 6 năm và tối đa là 12 năm.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài. Trong các loại chi phí dịch vụ mua ngoài của Bưu điện tỉnh Yên Bái, chi phí thuê kênh chi phí sửa chữa tài sản cố định và chi phí điện năng là ba khoản mục chính và chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí dịch vụ mua ngoài. Như đã phân tích ở trên, dịch vụ viễn thông là sản phẩm của chuỗi hoạt động thống nhất, cần có sự tham gia của nhiều đơn vị thành viên. Để có thể thực hiện được các dịch vụ như thông tin di động, các cuộc gọi liên tỉnh, cung cấp dịch vụ Internet Bưu điện tỉnh Yên Bái phải trả phí cho các đối tác kinh doanh như công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC), công ty thông tin di động (VMS), ngoài ra còn phải trả cho các đối tác liên doanh Korea Telecom về cước liên tỉnh. Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí dịch vụ mua ngoài của Bưu điện tỉnh Yên Bái. Tính đến thời điểm 31/12/2016 tổng chi phí dịch vụ mua ngoài là 26.059 triệu đồng chiếm 17,3% tổng chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí điện năng chủ yếu là tiền điện phục vụ cho sản xuất. Chi phí điện năng được xác định dựa trên số điện tiêu thụ và đơn giá điện do Nhà nước qui định cho kinh doanh dịch vụ Bưu chính. Chi phí sửa chữa tài sản cố định cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí dịch vụ mua ngoài. Với lượng thiết bị lớn, để có thể quản lý và sử dụng hiệu quả, bưu điện phải thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng tài sản thiết bị.

Chi phí bằng tiền khác trong giá vốn hàng bán bao gồm các khoản chi phí không đưa vào các khoản chi phí kể trên như thuế sử dụng đất, tiền thuế đất ...

- Chi phí bán hàng quản lý doanh nghiệp: không phát sinh.

Ngoài ra, chi phí dụng cụ sản xuất và chi phí dịch vụ mua ngoài cũng tăng chủ yếu do chi phí sửa chữa tài sản cố định và chi phí điện năng dùng cho quản lý tăng cũng làm tăng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

Công tác quản lý chi tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái đánh giá thông qua kết quả khảo sát tại Bảng 3.10.

Bảng 3.10. Đánh giá về công tác quản lý chi tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái

Nội dung Điểm trung

bình đánh giá Mức ý nghĩa

- Sự phân công cho cán bộ quản lý chi 3,99 Trung bình - Khá - Sự phân cấp trong quản lý chi 2,83 Trung bình - Số lượng cán bộ làm công tác quản lý chi

so với yêu cầu công việc 3,63

Trung bình - Khá - Khả năng xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh 3,49 Trung bình -

Khá - Tính công khai minh bạch trong quản lý chi 3,99 Trung bình -

Khá

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Qua Bảng 3.10 cho thấy: Công tác quản lý chi chi tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái vẫn còn một số hạn chế, có điểm được đánh giá thấp như: Sự phân cấp trong quản lý chi được đánh giá 2,83 điểm và điểm cao nhất là 3,99 điểm được đánh giá cho công tác phân công cán bộ quản lý và tính công khai minh bạch trong quản lý chi; điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý chi chi tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái trong thời gian tới và điều này cần được phát huy. Quản lý chi phí còn lỏng lẻo. Mặc dù Bưu điện tỉnh đã xây dựng các định mức quy chế chung, xây dựng các định mức chi phí

hợp lý cho Bưu điện tỉnh, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, xác định tiền lương cho cá nhân người lao động; các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thực hiện, mức độ hoàn thành công việc cho các đối tượng. Nhưng Bưu điện tỉnh chưa xây dựng đầy đủ định mức lao động; xác định mức cho điểm thưởng - điểm phạt, đơn giá tiền lương cụ thể của mỗi loại như: tiền lương hiệu quả, tiền lương được phân bổ khác, chưa điều chỉnh các định mức đã có một cách linh hoạt theo sự biến động của thị trường lao động, mức độ cạnh tranh của nền kinh tế. Nên, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao, năm 2015 chi phí 6.419,33 triệu đồng, năm 2016 tăng lên 11.192,25 triệu đồng, tương đương 74,35%. Tuy nhiên, chi phí tài chính giảm qua thời gian dẫn tới doanh thu hoạt động tài chính của Bưu điện tỉnh giữ được ổn định. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu nói riêng và vốn của Bưu điện tỉnh nói chung chưa cao, hoạt động đầu tư chưa được xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết. Cụ thể, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu hàng năm còn tăng, nhưng vẫn còn ở bình thường, lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, lợi nhuận cận biên hàng năm có tăng nhưng tăng ở mức độ thấp, chi tiết Bảng 3.11.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 76 - 80)