Công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 29 - 33)

5. Bố cục của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý nguồn lực tài chính

1.1.4.2. Công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp nhà nước

* Quản lý vốn

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại bất kỳ một doanh nghiệp nào để đảm bảo cho quá trình kinh doanh thực hiện được vấn đề đặt ra là phải có vốn. Mặt khác số vốn ban đầu đã được nhà nước quy định để đầu tư cách thành lập doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường các hoạt động đều được tiền tệ hoá vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng tiền ứng trước hay còn gọi là vốn mục đích để giải quyết các nhu cầu đầu vào, cụ thể

- Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của giá trị tài sản cố định được sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thông thường là: nhà xưởng, kho tàng, máy móc thiết bị, phương

tiện vận tải... Những tư liệu này có thời gian sử dụng dài trên một năm, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, sau mỗi chu kỳ chúng hao mòn một phần nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu vì vậy giá trị của chúng được chuyển dần từng phần cào giá trị sản phẩm.

Vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định và tư liệu lao động do con người sáng tạo ra và có tính chất lâu bền trong quá trình sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định bao gồm: Tài sản cố định vô hình, hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cốn định tài chính doanh nghiệp. Chúng đảm bảo hai điều kiện: Thời giam sản xuất trên một năm, giá trị đạt mức độ quy định.

- Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông. Đó là số tiền mà doanh nghiệp đã ứng trước về tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động nhằm đảm bảo quá trình sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục. Trong quá trình tham gia sản xuất sản phẩm các đối tượng lao động biến dạng chuyển từ hình thái hiện vật này sang hình thái hiện vật khác. Chúng tham gia toàn bộ và tham gia một lần vào quá trình sản xuất, giá trị của chúng được chuyển hoá toàn bộ vào giá thành sản phẩm, nó được bù đắp khi sản phẩm được tiêu thụ, thu được tiền hàng. Vốn lưu động vận động không ngừng qua các giai đoạn khác nhau, ở mỗi giai đoạn vốn lưu động biểu diễn các hình thái khác nhau:

+ Giai đoạn 1: Đó là vốn để mua nguyên vật liệu phụ tùng... từ tiền chuyển thành vật chất được dự trữ cho sản xuất.

+ Giai đoạn 2: Đưa nguyên vật liệu dự trữ vào sản xuất sản phẩm dưới dạng bán thành phẩm, vốn ở đây chuyển thành vốn sản xuất.

+ Giai đoạn 3: Là giai đoạn tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn, vốn đã chuyển từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ.

Trong cùng một thời gian vốn lưu động của doanh nghiệp phân bố khắp ở các giai đoạn luân chuyển. Sự vận động của vốn lưu động trong doanh nghiệp là sự vận động của vật tư hàng hoá, lượng vốn tăng trưởng thể hiện lượng vật tư hàng hoá luân chuyển hiệu quả, tiết kiệm hay lãng phí. Cải tiến cơ cấu vốn kinh doanh chính là cải tiến sự thu hút bằng nhiều hình thức từ các thành phần kinh tế. Trong nền kinh tế để hình thành các quỹ tiền tệ phục vụ sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng và phát triển kinh tế xã hội, cải biến cơ cấu vốn là chức năng quan trọng làm việc luân chuyển vốn từ người cung cấp đến người sử dụng được tiện lợi và trôi chảy

- Nguồn vốn tự huy động là những giá trị tiền tệ mà DNNN huy động được từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội và được dùng làm vốn để kinh doanh.

Vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, DNNN chỉ có quyền sử dụng và phải hoàn trả đúng gốc và lãi khi đến hạn. Nguồn vốn này luôn biến động, tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động của DNNN. Đây là khoản vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn.

Vốn huy động từ tiền gửi: Khi một DNNN có vai trò huy động tiền gửi thì hoạt động nghiệp vụ đầu tiên là mở tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó DNNN huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và dân cư. Đây là nguồn vốn quan trọng sử dụng để kinh doanh của DNNN, thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của DNNN và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các DNNN. Vốn huy động từ tiền gửi bao gồm: tiền gửi khách hàng và tiền gửi khác (tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tiền gửi của kho bạc Nhà nước, tiền gửi của các đoàn thể xã hội …).

Doanh nghiệp có thể huy động vốn theo hình thức:

- Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Là nguồn vốn có thể huy động được từ bản thân doanh nghiệp bao gồm: tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận để lại, các khoản dự phòng, thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ.

- Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài gồm: vốn vay ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác, vốn liên doanh liên kết, vốn huy động từ phát hành trái phiếu, nợ người cung cấp và các khoản nợ khác.

Cơ chế quản lý vốn của DNNN thực hiện: Định kỳ hằng quý, hằng năm và đột xuất theo yêu cầu của chủ thể quản lý, DNNN có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình SXKD, tình hình tài chính và kiến nghị giải pháp theo đúng quy định theo Luật NSNN và các luật có liên quan.

* Quản lý nguồn thu

- Quản lý toàn diện từ hình thức, quy mô đến các yếu tố quyết định số thu. Bởi vì, tất cả các hình thức, quy mô và các yếu tố ảnh hưởng đến số thu đều quyết định số thu tài chính làm cơ sở cho mọi hoạt động của DNNN. Nếu không quản lý toàn diện sẽ dẫn đến thất thoát khoản thu, làm ảnh hưởng không chỉ đến hiệu quả quản lý nguồn lực tài chính, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của DNNN.

- Coi trọng công bằng xã hội, những người có điều kiện, hoàn cảnh và mức thu nhập như nhau phải đóng góp như nhau. Đây là sự thể hiện yêu cầu công bằng chung cho mọi hoạt động của Nhà nước.

- Thực hiện nghiêm túc, đúng đắn các chính sách, chế độ thu do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Doanh nghiệp nhà nước không được tự ý đặt ra các khoản thu cũng như mức thu.

- Quản lý các nguồn thu theo kế hoạch, đảm bảo thu sát, thu đủ, tổ chức tốt quá trình quản lý thu, đồng thời đề ra các biện pháp tổ chức thu thích hợp.

Đối với các đơn vị được sử dụng nhiều nguồn thu như: thu từ Tổng doanh nghiệp; thu từ huy động và các khoản thu khác… phải có biện pháp quản lý thu thống nhất nhằm thực hiện thu đúng mục đích, thu đủ và thu đúng kỳ hạn.

* Quản lý chi

Hoạt động sản xuất kinh doanh cung cấp các sản phẩm dịch vụ diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp nên các nhu cầu chi cho SXKD luôn gia tăng với tốc độ nhanh trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn nên cần phải thực hiện tiết kiệm, hiệu quả trong quản lý nguồn lực tài chính các hoạt động SXKD. Để đạt được tiêu chuẩn tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý các khoản chi cho SXKD cần phải quản lý chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, dự toán, xây dựng định mức, thường xuyên phân tích, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chi tiêu, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tăng cường quản lý chi đối với các DNNN. Quản lý chi tài chính hoạt động SXKD đòi hỏi phải đảm bảo nguồn lực tài chính cần thiết để các DNNN hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo đúng đường lối, chính sách, chế độ của Nhà nước.

* Kiểm tra, kiểm soát nguồn lực tài chính

Kiểm tra tình hình thực hiện công tác tài chính thông qua số liệu kế toán, báo cáo kế toán tài chính của các đơn vị dự toán. Để đáp ứng yêu cầu trên, cần tập trung cải tiến, hoàn thiện các công việc sau: Soát xét lại toàn bộ chế độ hiện hành về kế toán và quyết toán Ngân sách, đảm bảo cho quyết toán nhanh gọn, chính xác trung thực. Đổi mới quá trình lập, báo cáo phê chuẩn quyết toán và tổng quyết toán NSNN theo hướng tăng cường trách nhiệm của các đơn vị, địa phương, nâng cao vai trò của cơ quan tài chính, chính phủ và quyền lực của Quốc hội. Nâng cao vai trò của các cơ quan tài chính có thẩm quyền trong việc xem xét, phê chuẩn quyết toán và tổng quyết toán.

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 29 - 33)