Lợi nhuận trước thuế của Bưu điện tỉnhYên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 81 - 115)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016

Doanh thu Triệu đồng 61.953,20 81.200,52

Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 2.754,07

Lợi nhuận trước thuế/doanh thu % - 3,39

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015, 2016 của Bưu điện tỉnh Yên Bái

Số liệu bảng 3.12 cho thấy, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu của Bưu điện tỉnh biến động thất thường. Năm 2015, không tính được chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, đến năm 2016 thì lợi nhuận trước thuế so với doanh thu đạt mức thấp 3,39%. Quản lý nguồn lực tài chính của Bưu điện tỉnh cũng chưa phát huy được thế mạnh của Bưu điện khơi thông các nguồn vốn và huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để phục vụ nhu cầu hoạt động SXKD của Bưu điện tỉnh, điều đó dẫn đến giảm hiệu quả SXKD của Bưu điện tỉnh.

3.2.2.5. Thực trạng kiểm soát tài chính

Bưu điện tỉnh Yên Bái đã tăng cường tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát tại các Bưu cục một cách đầy đủ, kịp thời, nhất là kiểm tra, giám sát thông qua phê duyệt kế hoạch tài chính và báo cáo định kỳ. Bưu điện tỉnh và Bưu cục trực thuộc đều công khai báo cáo tài chính dựa trên mối quan hệ tài chính giữa các CT. Các phương pháp quản lý tài chính, ghi chép kế toán luôn được thực hiện một cách nghiêm túc theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Để có được số liệu giá trị ròng chính xác, Bưu điện tỉnh đã thực hiện phương pháp kế toán hợp nhất. Báo cáo tài chính của các Bưu cục thường

được kiểm toán hàng năm. Toàn bộ các Bưu cục đã triển khai công tác kiểm toán báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất. Bưu điện tỉnh triển khai việc cung cấp thông tin theo biểu mẫu của TCT nhằm mục đích tạo lập báo cáo tài chính hợp nhất của toàn TCT. Các đơn vị thành viên của TCT có bộ máy kế toán thống kê tài chính, thực hiện chế độ hạch toán kế toán theo Luật Kế toán, điều lệ tổ chức kế toán nhà nước, chế độ kế toán DN quy định cụ thể đối với TCT, được Bộ Tài chính thỏa thuận. Tại Bưu điện tỉnh Yên Bai, quá trình kiểm soát tài chính được thực hiện theo quy định của TCT. Kết quả công tác kế toán và quyết toán tại Bưu điện tỉnh Yên Bái đánh giá thông qua kết quả khảo sát tại Bảng 3.13.

Bảng 3.13. Đánh giá về công tác kiểm soát tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái

Nội dung Điểm trung

bình đánh giá Mức ý nghĩa

- Sự phù hợp hệ thống biểu mẫu theo quy định 3,81 Trung bình - Khá - Sự phù hợp về thời gian lập báo cáo 3,94 Trung bình - Khá - Tính đầy đủ các hồ sơ, mẫu biểu quyết toán

theo quy định 3,74 Trung bình - Khá

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Qua Bảng 3.13 cho thấy: Công tác kế toán và quyết toán tại Bưu điện tỉnh Yên Bái đạt kết quả tương đối tốt, các chỉ số được đánh giá tương đối đồng đều và đều đạt trên 3,74 điểm; để đạt được điều này thì công tác kiểm soát thanh quyết toán của TCT, cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan tương đối tốt; trình độ cán bộ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đó chính là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái trong thời gian tới và cần được phát huy.

Để kiểm soát hoạt động tài chính, bên cạnh các hoạt động kiểm tra có tính định kỳ của các cơ quan quản lý nhà nước, Bưu điện tỉnhYên Bái cũng thường

xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của các Bưu cục. Bưu điện tỉnh luôn xác định: ngoài các nghiệp vụ tài chính quan trọng như huy động vốn, sử dụng vốn và quản lý tài sản, quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận, phân phối và sử dụng các quỹ thì việc tăng cường thanh kiểm tra, kiểm soát tài chính đối với các Bưu cục sẽ giúp các đơn vị tránh được các sai phạm trong quản lý tài chính.

3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái Yên Bái

* Nhân tố khách quan

- Cơ chế chính sách về phát triển ngành Bưu điện. Nhà nước khoán mức trợ cấp hàng năm cho BĐVN duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích kể từ khi BĐVN hạch toán độc lập với viễn thông; sau đó BĐVN tự bù đắp chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng. Mức trợ cấp được thực hiện theo nguyên tắc giảm dần kinh phí cấp trực tiếp của Nhà nước hàng năm và được xác định theo các nguyên tắc sau:

- Khoán chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng trên cơ sở quan hệ giữa chi phí cho người lao động với các chi phí khác. Trong đó, chi phí tiền lương của các chức danh quản lý và người lao động thuộc mạng bưu chính công cộng được xác định trên cơ sở đảm bảo ổn định so với trước khi chia tách với viễn thông và phù hợp với các quy định của pháp luật về tiền lương trong DNNN;

- Khoán tỷ lệ (%) chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng do BĐVN tự đảm bảo bằng thu nhập từ các hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính công ích. Năm 2016 chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng do BĐVN tự đảm bảo bù đắp là 40%; tỷ lệ cụ thể trong các năm tiếp theo do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính theo nguyên tắc tăng dần mức tự bù đắp chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng của BĐVN;

- Khoán mức tăng sản lượng hàng năm đối với dịch vụ bưu chính công ích do Nhà nước đặt hàng. Trong đó:

+ Mức tăng sản lượng dịch vụ bưu chính phổ cập năm sau so với năm trước tối thiểu là 10%. Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định kế hoạch sản lượng dịch vụ bưu chính công ích hàng năm;

+ Mức sản lượng dịch vụ phát hành các loại báo chí công ích bao gồm: báo Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân, báo do Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xuất bản và các loại báo chí khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định phù hợp với tình hình thực tế.

+ Mức lợi nhuận về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích được xác định theo quy định hiện hành của Nhà nước. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định mức trợ cấp cho BĐVN phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ bưu chính công ích. Trong quá trình thực hiện, Bộ Thông tinvà Truyền thông phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo BĐVN có các biện pháp cần thiết về tổ chức, quản lý SXKD nhằm giảm nhanh trợ cấp và sớm chấm dứt tài trợ trực tiếp của Nhà nước cho việc duy trì hoạt động mạng bưu chính công cộng.

Nguồn kinh phí trợ cấp cho BĐVN để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích: Nhà nước trợ cấp cho BĐVN từ ngân sách nhà nước

* Nhân tố chủ quan

- Hình thức pháp lý của doanh nghiệp: Đầu tư đủ vốn cho BĐVN để hình thành mạng bưu chính công cộng có công nghệ hiện đại, hoạt động hiệu quả. Thực hiện lộ trình điều chỉnh tăng dần giá cước dịch vụ bưu chính công ích để từng bước bù đắp được chi phí cung ứng các dịch vụ này, phù hợp với cơ chế thị trường, mức sống của người dân và tình hình giá cước các dịch vụ cùng loại của các nước trong khu vực.

- Tính chất ngành nghề kinh doanh: Quy định dịch vụ dành riêng, giá cước dịch vụ dành riêng cho BCVNđể hỗ trợ cung ứng dịch vụ bưu chính công ích. Thực hiện các chính sách ưu đãi về đầu tư, thuế, sử dụng đất đối với hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật. Quy định chế độ hạch toán, báo cáo; giám sát, kiểm tra tình hình cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật. Các yếu tố kinh tế, xã hội tác động

Năm 2016 là năm có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, năm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, năm đầu tiên toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, với mục tiêu phấn đấu đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Bên cạnh đó các doanh nghiệp gặp phải không ít những khó khăn do ảnh hưởng, tác động của tình hình kinh tế, xã hội trong nước và khủng hoảng kinh tế, chính trị trên thế giới, lạm phát tăng cao, giá cả leo thang; thị trường kinh doanh các dịch vụ Bưu chính tiếp tục bị cạnh tranh gay gắt bởi các nhà cung cấp trên địa bàn.

- Năng lực quản lý tài chính: Ngành Bưu điện có tỷ lệ chi phí tiền lương khá cao so với các khoản chi phí khác. Tại Bưu điện tỉnh Yên Bái chi phí tiền lương xấp sỉ 50% doanh thu sau khi trừ giá vốn thương mại. Chính vì vậy các chính sách về tiền lương và các khoản bảo hiểm trong thời gian qua ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động SXKD của Bưu điện tỉnh.Các khoản chi phí vật tư, chi phí tiền điện và các khoản chi phí khác liên tục tăng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động SXKD của Bưu điện tỉnh. Trong khi đó, việc tăng giá các sản phẩm dịch vụ của ngành Bưu chính phải thực hiện thống nhất trong toàn Quốc và theo lộ trình thường là rất chậm không theo kịp tốc độ tăng giá của các yếu tố đầu vào của SXKD.Trước tình hình đó đòi hỏi các nhà quản lý tài chính cần phải nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính,

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ đảm bảo tăng hiệu quả SXKD để Bưu điện tỉnh tồn tại và phát triển, đồng thời không ngừng nâng cao thu nhập, ổn dịnh đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên trong toàn Bưu điện tỉnh.

3.4. Đánh giá chung

3.4.1. Những mặt đạt được

Bưu điện tỉnh Yên Bái đã được đổi mới theo hướng thích nghi với cơ chế thị trường, hội nhập. Với sự năng động trong đổi mới tư duy, nỗ lực sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Bưu điện tỉnh đã và đang dần khẳng định vai trò chủ đạo trong cung cấp các dịch vụ công ích phục vụ các cơ quan Đảng, chính quyền và đông đảo quần chúng nhân dân, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh. Quản lý nguồn lực tài chính của TCT đã tạo được khung khổ pháp lý gắn kết quyền chủ động với trách nhiệm của các Bưu điện cấp tỉnh trong việc huy động và sử dụng vốn; qua đó Bưu điện tỉnh Yên Bái đã chủ động trong công tác lập kế hoạch tài chính để phục vụ SXKD theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển. Qua đó, phân định rõ trách nhiệm quản lý hành chính nhà nước ra khỏi hoạt động kinh doanh vốn nhà nước, bước đầu xác định trách nhiệm vật chất của người quản lý, sử dụng vốn nhà nước; điều đó đã giúp Bưu điện tỉnh Yên Bái hoàn thành kế hoạch SXKD của mình. Cụ thể:

- Công tác lập kế hoạch tài chính: Quy trình lập kế hoạch tài chính cũng được từng bước càng hoàn thiện. Bưu điện tỉnh Yên Bái đã xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm theo kế hoạch kinh doanh và trình TCT phê duyệt; trên cơ sở đó triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch tài chính đã được phê duyệt. Việc thực hiện nghiêm túc kế hoạch tài chính của Bưu điện tỉnh Yên Bái đã giúp cho hoạt động quản lý nguồn lực tài chính của Bưu điện tỉnh Yên Bái đi vào nề nếp, hạn chế thất thoát tài chính, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính của Bưu điện tỉnh Yên Bái.

- Quản lý vốn: Với cơ chế huy động vốn đa dạng, huy động tín dụng, vay nội bộ, kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm, tài chính, ngân hàng mà nguồn vốn của Bưu điện tỉnh năm 2016 tăng gấp 2,4 lần so với năm 2015, điều đó tạo điều kiện cho Bưu điện tỉnh đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn và tự chủ hơn trong việc quản lý nguồn vốn của mình phục vụ cho hoạt động SXKD.

- Quản lý nguồn thu - chi: Trong quản lý chi phí, việc hạch toán được thực hiện theo đúng thực chất. Bưu điện tỉnh Yên Bái đã xây dựng được các tiêu chuẩn, định mức làm cơ sở đánh giá việc quản lý chi phí, nhất là chi phí tài chính. Nhờ đó Bưu điện tỉnh đã kiểm soát khá tốt chi phí của các khâu SXKD, nỗ lực tăng lợi nhuận cho đơn vị. Việc quản lý chi phí, doanh thu, lợi nhuận ngày càng phù hợp hơn với cơ chế quản lý mới, tạo được động lực trong hoạt động SXKD.

+ Chính sách quản lý nguồn lực tài chính được thống nhất đồng bộ từ TCT Bưu điện Việt Nam đến các Bưu điện tỉnh, Bưu cục trực thuộc đã tạo điều kiện cho các Bưu điện tỉnh Yên Bái mở rộng quy mô vốn, quy mô hoạt động; mở rộng quyền tự chủ, phân phối lợi ích hài hòa giữa TCT và Bưu điện tỉnh, thúc đẩy Bưu điện tỉnh mở rộng hoạt động SXKD, tạo điều kiện để mở rộng quy mô vốn của chủ sở hữu, tạo điều kiện để TCT tạo nguồn vốn bổ sung ngoài NSNN.

+ Việc trích lập các quỹ của Bưu điện tỉnh Yên Bái trong thời gian qua được thực hiện công khai, minh bạch theo đúng quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở và quy định của Nhà nước; tạo những tác động tích cực: số lượng các quỹ không ngừng gia tăng, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển; khuyến khích hoạt động SXKD, nâng cao trách nhiệm và động lực của lãnh đạo, quản lý của triển của Bưu điện tỉnh Yên Bái. Việc công khai chi tiết các khoản doanh thu đã khuyến khích các Bưu cục mở rộng doanh thu. Quy chế quản lý doanh thu đã gắn trách nhiệm tăng doanh thu với từng đơn vị, cá nhân cán bộ quản lý kinh doanh, vừa khuyến khích tăng doanh thu, vừa quản

lý chặt chẽ các khoản thu, nợ theo hướng ngày càng minh bạch, rõ ràng hơn, góp phần không nhỏ giúp Bưu điện tỉnh đưa ra các quyết định tài chính nói riêng và các quyết định kinh doanh ngày càng chính xác hơn.

Bưu điện tỉnh Yên Bái đã chủ động, sáng tạo huy động, quản lý, sử dụng vốn theo nguyên tắc thị trường. Việc phân định chức năng, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng trong quản lý tài chính giữa Bưu điện tỉnh và các Bưu cục đã tạo nên môi trường khuyến khích tăng doanh thu, giảm chi phí, tích cực trích lập các quỹ, tránh sự chồng chéo. Sự liên kết giữa bộ phận kế toán - tài chính của Bưu điện tỉnh với các Bưu cục, Bưu điện huyện khá chặt chẽ. Thông qua việc đầu tư vốn, xây dựng kế hoạch tài chính, kiểm tra, giám sát theo đúng quy định tại quy chế quản lý tài chính trong toàn TCT Bưu điện Việt Nam.

Bưu điện tỉnh Yên Bái đã xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở phân cấp trách nhiệm về xây dựng định mức chi phí, đơn giá nội bộ được tự chủ tài chính theo quy định; khuyến khích khoán chi hành chính để giảm chi phí SXKD phù hợp mô hình tổ chức quản lý, trình độ trang thiết bị của đơn vị. Các định mức được thực hiện công khai, phân tích chi phí sản xuất theo định kỳ, quy định rõ các khoản chi phải đảm bảo chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định của pháp luật.

Bưu điện tỉnh Yên Bái đã áp dụng đã tuân thủ yêu cầu các chuẩn mực kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 81 - 115)