Thống kê mô tả các yếu tố căn bản của người được khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 44 - 54)

Yếu tố căn bản Tần suất Tỷ lệ (%)

Đối tượng khảo sát

Cán bộ lãnh đạo quản lý 20 28,5 Cán bộ làm công tác kế toán, quản lý ngân sách 50 71,5 Độ tuổi Từ 20 - 30 tuổi 7 10 Từ 31 - 40 tuổi 30 42,8 Từ 41 - 50 tuổi 27 38,5 Từ 51 - 60 tuổi 6 8,7 Giới tính Nam 12 17,1 Nữ 58 82,9

Thâm niên công tác

Dưới 5 năm 6 8,7 5 - 10 năm 28 40 10 - 15 năm 30 42,6 Trên 15 năm 6 8,7 Trình độ chuyên môn Thạc sỹ 2 2,8 Đại học 53 75,7 Trình độ khác 15 21,5 Tổng 70 100

(Kết quả tổng hợp khảo sát được thể hiện tại phụ lục kèm theo)

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Luận văn áp dụng nhiều phương pháp phân tích: sàng lọc, phân loại thông tin; so sánh, mô tả số liệu; phương pháp tổng hợp, phân tích chi tiết. Trong đó, phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài này là phương pháp so sánh, thống kê mô tả và nghiên cứu mối liên hệ giữa các con số.

* Nội dung thực hiện thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng tình hình công tác quản lý vốn, trong đó: Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của giá trị tài sản cố định được sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thông thường là: nhà xưởng, kho tàng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải... Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông.

- Nguồn vốn tự huy động: Vốn huy động từ tiền gửi: Vốn huy động từ tiền gửi bao gồm: tiền gửi khách hàng và tiền gửi khác (tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tiền gửi của kho bạc Nhà nước, tiền gửi của các đoàn thể xã hội …).

- Quản lý nguồn lực tài chính: Quản lý nguồn thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ và quản lý quá trình sử dụng tài chính phục vụ hoạt động SXKD của DNNN. Quản lý chi. Thông qua các chỉ tiêu của phương pháp này được đưa vào phân tích bao gồm: số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, cơ cấu, tỷ trọng…

* Phương pháp phân tích. Trong quá trình triển khai nghiên cứu luận văn đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng thuật tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn và những vấn đề lý luận và đánh giá khái quát về Bưu điện tỉnh.

- Phương pháp phân tích, kết hợp phân tích với tổng hợp dựa trên các số liệu thống kê, báo cáo của Bưu điện tỉnh Yên Bái, các tài liệu tham khảo trong các công trình nghiên cứu đã được nghiệm thu được sử dụng để đánh giá thực trạng việc quản lý nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái.

- Phương pháp đánh giá việc quản lý nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái thông qua các thông số, chỉ tiêu cụ thể với kết quả đạt được trong giai đoạn 2014 - 2016.

- Phương pháp thống kê mô tả: Phân tích thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của các vấn đề ảnh hưởng đến quản lý kinh tế trong điều kiện cụ thể của Bưu điện tỉnh qua biểu hiện bằng các số liệu cụ thể về doanh thu, vốn, nguồn thu, nguồn chi … từ đó xác định mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu. Phân tích thống kê có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý kinh tế. Nhờ có lý luận và phương pháp phong phú mà thống kê có thể vạch ra nguyên nhân của việc hoàn thành kế hoạch và các quyết định quản lý; phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng nguồn lực tài chính, xác định các mối liên hệ, các tính quy luật chung của hệ thống.

- Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh. Có ba nguyên tắc cơ bản khi sử dụng phương pháp này. Khi thực hiện so sánh phải lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh theo chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, tiêu chuẩn đó có thể là: Tài liệu của năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức), nhằm đành giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức. Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất về thời gian và không gian. Qua đó thực hiện so sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem trên mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét theo giai đoạn 2014 - 2016 để cho ta thấy rõ xu hướng phát triển của các chỉ tiêu về quản lý nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái. Các hình thức sử dụng kỹ thuật so sánh thường được phân tích qua báo cáo tài chính- kế toán, nhất là bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và bảng lưu chuyển tiền tệ là các báo cáo tài chính định kỳ của Bưu điện tỉnh Yên Bái.

2.3. Chỉ tiêu phân tích

2.3.1. Chỉ tiêu về kế hoạch tài chính

- Kế hoạch tài chính ngắn hạn: Các công cụ dùng trong việc lập kế hoạch ngắn hạn thường dùng là: Báo cáo thu nhập chiếu lệ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo tài chính.

- Kế hoạch tài chính dài hạn: phân tích tình hình ngân quỹ và chiến lược giá cả, kế hoạch tài chính ngắn hạn.

2.3.2. Phân tích chỉ tiêu quản lý tài chính

- Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của giá trị tài sản cố định được sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thông thường là: Nhà xưởng, kho tàng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải...

- Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông.

- Nguồn vốn tự huy động:

Vốn huy động từ tiền gửi: Vốn huy động từ tiền gửi bao gồm: tiền gửi khách hàng và tiền gửi khác (tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tiền gửi của kho bạc Nhà nước, tiền gửi của các đoàn thể xã hội …).

- Chỉ tiêu quản lý nguồn thu bao gồm: Thu từ Tổng doanh nghiệp; thu từ huy động và các khoản thu khác… phải có biện pháp quản lý thu thống nhất nhằm thực hiện thu đúng mục đích, thu đủ và thu đúng kỳ hạn.

- Chỉ tiêu về quản lý chi gồm: Chi phí nhân công, chi phí vật tư, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.

2.3.3. Phân tích chỉ tiêu kiểm tra, kiểm soát thu - chi tài chính

- Số liệu kế toán.

- Báo cáo kế toán tài chính của các đơn vị dự toán. - Số liệu quyết toán.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH YÊN BÁI

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Bưu điện tỉnh Yên Bái

Bưu điện tỉnh Yên Bái là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 553/QĐ- TCCB/HĐQT ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu điện Viễn thông Việt Nam về việc thành lập Bưu điện tỉnh Yên Bái đơn vị thành viên của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam. Bưu điện tỉnh Yên Bái hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh lần đầu số 5200283121 ngày 27 tháng 12 năm 2007, đăng ký cấp lại lần thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2014 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái cấp, cụ thể:

Tên đơn vị: Bưu điện tỉnh Yên Bái

Tên giao dịch tiếng Anh: YenBai Post

Trụ sở chính: số 127, đường Nguyễn Thái Họ, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Điện Thoại: 84. 29. 3813797 Fax: 84. 29. 3813798 Mã số thuế: 5200283121

Trước năm 2008, Bưu điện tỉnh Yên Bái là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (năm 2006 là Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam). Năm 2008, thực hiện chia tách Bưu chính, Viễn thông tại các Bưu điện tỉnh; ngày 01/01/2008 Bưu điện tỉnh Yên Bái được thành lập theo quyết định số 709/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 là đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Năm 2013, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam chuyển quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về Bộ Thông tin Truyền thông. Bưu điện tỉnh Yên Bái là một đơn vị thành viên,

hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, là một bộ phận cấu thành của mạng bưu chính công cộng, hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích, hành chính công cùng các đơn vị thành viên khác trong một dây truyền công nghệ bưu chính, chuyển phát liên hoàn, thống nhất cả nước, có mối liên hệ với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ để thực hiện những mục tiêu của Nhà nước do Tổng Công ty giao.

Bưu điện tỉnh Yên Bái có con dấu riêng theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng; chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và trước Tổng công ty Bưu điện Việt Nam trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ của mình; hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Bưu điện Yên Bái được phê duyệt tại quyết định số 65/QĐ- TCLĐ ngày 17/12/2007 của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam. Đến nay, Bưu điện tỉnh Yên Bái có 09 đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và Văn phòng Bưu điện thành phố, cụ thể: Văn phòng Bưu điện tỉnh; Bưu điện Trung tâm Thành phố; Bưu điện huyện Nghĩa Lộ; Bưu điện huyện Lục Yên; Bưu điện huyện Mù Cang Chải; Bưu điện huyện Trạm Tấu; Bưu điện huyện Trấn Yên; Bưu điện huyện Văn Chấn; Bưu điện huyện Văn Yên; và Bưu điện huyện Yên Bình.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bưu điện tỉnh Yên Bái

Bưu điện tỉnh Yên Bái hoạt động theo các ngành nghề đã đăng ký trong Giấy phép đăng ký kinh doanh, cụ thể

- Bưu chính: Kinh doanh các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí trong và ngoài nước; thiết lập quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng, cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; cung cấp các dịch vụ công ích khác theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; kinh doanh các dịch vụ bưu chính dành riêng theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

- Chuyển phát: Kinh doanh các dịch vụ chuyển phát trong nước và ngoài nước;

- Hoạt động viễn thông khác: Kinh doanh các dịch vụ trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật;

- Hoạt động dịch vụ tài chính khác chưa được phân vào đâu (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội); Kinh doanh dịch vụ tài chính, ngân hàng theo quy định của pháp luật, các dịch vụ tài chính bưu chính, bán lẻ trên mạng bưu chính;

- Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm: Kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật; Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;

- Vận tải hàng hóa đường bộ khác; Vận tải hành khách đường thủy nội địa; - Kho bãi và lưu trữ hàng hóa, kinh doanh các dịch vụ logistics;

- Kinh danh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu, chủ sở hữu hoặc đi thuê; Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;

- Đại lý mối giới đấu giá: Mua, bán, đại lý mua, đại lý bán các loại hàng hóa dịch vụ của tổ chức, các nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động tư vấn quản lý: Tư vấn, thiết kế, xây dựng công trình, hạng mục công trình trong lĩnh vựa bưu chính viễn thông, nghiên cứu thị trường xây dựng, lưu trữ và khai thác cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật; tư vấn, nghiên cứu, đào tạo, dạy nghề và ứng dụng tiến bộ khoa học trong lĩnh vực bưu chính;

- Dịch vụ lưu trú ngắn ngày: Kinh doanh khách sạn, nhà khác, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trữ ngắn ngày;

- Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động: Kinh doanh nhà hàng (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường;

- Dịch vụ liên quan đến in: In, sao bản ghi các loại, kinh doanh xuất bản phẩm;

- Cho thuê máy móc thiết bị và các đồ dùng hữu hình khác: Cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật;

- Bảo dưỡng sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác: mua, bán, sửa chữa xe và vật từ, thiết bị xe, máy;

- Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch: Dịch vụ du lịch, quảng cáo;

- Sản xuất bột giấy, giấy và bìa: Sản xuất giấy và các sản phẩm về giấy theo quy định của pháp luật.

Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Nhà nước làm Chủ sở hữu, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Tổng Công ty là doanh nghiệp về bưu chính được Nhà nước thành lập và chỉ định thực hiện nhiệm vụ duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng; cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế và các dịch vụ khác trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về bưu chính mà Nhà nước thực hiện các hoạt động kinh doanh khách theo quy định của pháp luật. Tổng Công ty bao gồm 64 đơn vị hạch toán phụ thuộc là chi nhánh; 02 Công ty do Tổng Công ty năm giữ 100% vốn điều lệ; 02 Công ty do Tổng Công ty năm giữ trên 50% vốn điều lệ; 09 Công ty do Tổng Công ty nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ.

Các đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty bao gồm: các Bưu điện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Công ty hạch toán phụ thuộc, các Đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện của Tổng Công ty.Trong đó Bưu điện tỉnh Yên Bái là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty.

Theo đó, Bưu điện tỉnh Yên Bái được quyền chủ động sử dụng vốn do Tổng công ty giao và vốn đơn vị huy động để phục vụ kịp thời hoạt động SXKD. Bưu điện tỉnh Yên Bái chủ động sử dụng tạm thời nguồn quỹ của các đơn vị phục vụ sản xuất kinh doanh và đảm bảo khả năng chi trả khi có nhu cầu, được chủ động cân đối vốn trong nội bộ đảm bảo khả năng chi trả và sử dụng tiền nhàn rỗi gửi ngắn hạn đến 3 tháng. Bưu điện tỉnh Yên Bái chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về bảo toàn, phát triển vốn, hiệu quả sử dụng đối với số vốn được giao và huy động vốn, thực hiện các biện pháp bảo toàn như sau:

+ Thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của pháp luật.

+ Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.

+ Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, nợ không có khả năng thu hồi và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 44 - 54)