Công tác lập kế hoạch tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 26 - 29)

5. Bố cục của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý nguồn lực tài chính

1.1.4.1. Công tác lập kế hoạch tài chính

Lập kế hoạch tài chính gồm lập kế hoạch trong ngắn hạn và lập kế hoạch trong dài hạn. Kế hoạch tài chính ngắn hạn là việc lập kế hoạch về lợi nhuận và ngân quỹ doanh nghiệp trong khi kế hoạch dài hạn thường mang tính chiến lược và liên quan đến việc lập các mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong vòng từ 3 đến 5 năm.

* Kế hoạch tài chính ngắn hạn:Các công cụ dùng trong việc lập kế hoạch ngắn hạn thường dùng là: báo cáo thu nhập chiếu lệ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân tích tình hình ngân quỹ và chiến lược giá cả. Kế hoạch tài chính ngắn hạn

nên được lập theo từng tháng để có được cái nhìn sát hơn và đưa ra được biện pháp nâng cao tình hình tài chính. Để có thể lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn có hiệu quả, các nhà quản trị nên tiến hành theo các bước sau:

- Xác định mục tiêu cá nhân và sự ảnh hưởng của mục tiêu cá nhân đến các mục đích tài chính của doanh nghiệp để có thể điều chỉnh mục tiêu cá nhân cho phù hợp với mục đích của công việc.

- Thiết lập mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu về lợi nhuận trên vốn đầu tư và hướng mở rộng phát triển doanh nghiệp. Những mục tiêu này phải được thể hiện bằng các con số cụ thể. Sử dụng kế hoạch tài chính dài hạn để đưa ra các dự báo về lợi nhuận, doanh số và so sánh với kết quả thực sự đạt được.

- Cập nhật kế hoạch tài chính thông qua các báo cáo tài chính mới nhất của doanh nghiệp. Thường xuyên so sánh kết quả tài chính doanh nghiệp thu được với các số liệu hoạt động của các doanh nghiệp trong cùng ngành để biết được vị trí của doanh nghiệp trong ngành. Tìm ra và khắc phục điểm yếu của doanh nghiệp. Không ngại thay đổi kế hoạch tài chính nếu mục tiêu bạn đề ra quá thụ động hoặc vượt quá khả năng của doanh nghiệp.

* Lập kế hoạch tài chính dài hạn hay kế hoạch tài chính chiến lược:

Các doanh nghiệp thường sử dụng báo cáo thu nhập chiếu lệ cho khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm. Vấn đề khó khăn đặt ra là làm sao có thể dự đoán hết được những biến động sẽ xảy ra với doanh nghiệp trong vòng mấy năm sắp tới. Các nhà quản lý sẽ dễ dàng làm được điều này theo quy trình sau: Xác lập tốc độ tăng trưởng mong muốn mà doanh nghiệp có thể đạt được; Tính toán mức vốn cần thiết để trang trải các khoản tồn kho, trang thiết bị, nhà xưởng và nhu cầu nhân sự cần thiết để đạt được tốc độ tăng doanh thu; Nhà quản trị phải dự tính được chính xác và kịp thời nhu cầu vốn để có kế hoạch thu hút vốn bên ngoài trong trường hợp ngân quỹ từ lợi nhuận không chia không đủ đáp ứng. Có 2 nguồn vốn trang trải cho nhu cầu vốn để tăng trưởng là lợi nhuận và vay nợ.

- Trong quá trình lập kế hoạch, nhà quản trị nên tập trung vào các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và vi mô có thể ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đồng thời phải phát triển các chiến lược dựa trên kết quả phân tích các yếu tố có liên quan (chiến lược giá, tiềm năng về thị trường, cạnh tranh, so sánh chi phí sử dụng vốn đi vay và vốn tự có…) để có thể đưa ra hướng đi đúng đắn nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp.

- Chú ý tới nhu cầu về tài chính, nhân lực và nhu cầu về vật chất hạ tầng cần thiết để hoàn thành kế hoạch tài chính bằng cách đưa ra những dự báo về doanh số, chi phí và lợi nhuận không chia cho khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm.

- Trau dồi phương pháp điều hành hoạt động doanh nghiệp, nắm bắt các cơ hội về thị trường và phát triển sản phẩm mới để có thể tìm ra biện pháp tốt nhất nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra, để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, doanh nghiệp cũng cần phải có vốn. Vốn kinh doanh là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quyết định đến quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là số tiền ứng trước về toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình phục vụ cho sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích kiếm lời. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là số tiền ứng trước cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Tất nhiên muốn có được lượng vốn đó, các doanh nghiệp phải chủ động khai thác, thu hút vốn trên thị trường, với mục đích vận động của tiền vốn là sinh lời. Nghĩa là vốn ứng trước cho hoạt động sản xuất - kinh doanh phải được thu hồi về sau mỗi chu kỳ sản xuất, tiền vốn thu hồi về phải lớn hơn số vốn đã bỏ ra.

Từ đó, để nguồn tài chính đáp ứng các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải là những khoản chi mà xét về nội dung kinh tế của nó phải thực sự phục vụ cho hoạt động này. Ví dụ: Các chi phí về nguyên liệu, vật liệu; chi phí về năng lượng, nhiên liệu; chi phí cho nghiên cứu, hội thảo

khoa học; chi phí về thuê mướn chuyên gia, giáo viên để tư vấn hay đào tạo cho đội ngũ nghiên cứu; chi phí để tiến hành khảo sát, tham quan học tập những điển hình tiên tiến về nghiên cứu và ứng dụng qui trình công nghệ của một số hoạt động nào đó,... Chính vì vậy, trong quá trình quản lý nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu hoạt động SXKD của mỗi doanh nghiệp rất cần phải có sự phân định theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ phát sinh một cách rõ ràng, chuẩn xác. Qua đó, công tác thống kê, phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí ở mỗi đơn vị mới có thể lột tả được mức độ quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả đã đạt được ở mức độ nào. Một đơn vị được đánh giá là quản lý và sử dụng kinh phí chi có hiệu quả khi tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn trong tổng số chi của đơn vị đó luôn phải được ưu tiên sau khi đã trang trải các nhu cầu chi cho con người theo quy định. Đó chính là công tác lựa chọn kế hoạch kinh doanh. Trong quá trình lựa chọn kế hoạch, nhà quản trị cần tập trung vào các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và vi mô có thể ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu đã đề ra nhằm đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)