5. Bố cục của luận văn
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn biến động mạnh, thị trường bưu chính gặp nhiều khó khăn, cầu thu hẹp nhanh chóng khiến môi trường hoạt động của Bưu điện tỉnh Yên Bái không thuận lợi.
- Chính sách của Nhà nước đối với TCT nhà nước và đơn vị thành viên thay đổi quá nhanh, quá nhiều trong một thời gian ngắn khiến TCT không kịp thích ứng. Từ năm 2008 đến nay, Bưu điện tỉnh Yên Bái phải trải qua ba lần tổ chức lại. Mỗi lần tổ chức lại là mỗi lần tốn chi phí hoàn thiện bộ máy, quy chế hoạt động. Đồng thời thể chế, chính sách chung của nước ta thời kỳ này cung liên tục thay đổi. Luật DNNN, Luật Đầu tư và nhiều văn bản với nhiều quy định mới về đầu tư, về cơ chế thực hiện quyền của nhà nước trong DN sử dụng vốn nhà nước.
- Cơ chế phân cấp, phân quyền trong quản lý nguồn lực tài chính công của Nhà nước đối với TCT và các đơn vị thành viên còn chồng chéo, chưa đồng bộ và ở một số mặt chưa phù hợp với điều kiện thực tế; chưa rõ mô hình thể chế hóa quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với DN sử dụng vốn nhà nước, chưa phân định rõ ràng giữa trách nhiệm về kinh doanh hiệu quả và trách nhiệm chính trị, xã hội. Các quy định hiện có khá chung chung chưa đủ sức ngăn cản sự can thiệp hành chính không cần thiết vào công việc kinh doanh của TCT Bưu điện Việt Nam nói chung và Bưu điện tỉnh Yên Bái nói riêng.
- Bưu điện tỉnh Yên Bái chưa nỗ lực vươn lên, chưa quyết tâm đổi mới, vẫn ít nhiều níu kéo cơ chế cũ, chậm áp dụng chế độ quản trị DN hiện đại; nguồn vốn vẫn phụ thuộc nhiều vào TCT .
- Thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp chính xác, cập nhật, theo trình tự thời gian và việc trao đổi thông tin giữa Bưu điện tỉnh với sở, ban ngành chức năng, với TCT, các Bưu cục, Bưu điện huyện còn chưa đầy đủ, kịp thời. Các chuẩn mực kế toán còn mang tính đơn lẻ, chưa liên kết thành một hệ thống hoàn thiện, thống nhất, tạo hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động quản lý nguồn lực tài chính.
- Chất lượng của một số cán bộ quản lý tài chính của Bưu điện tỉnh Yên Bái chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ thuộc các Bưu cục, Bưu điện huyện. Một số cán bộ, mặc dù có bằng cấp, kinh nghiệm, nhưng thiếu kỹ năng lực quản lý tài chính hiện đại như sử dụng phần mềm kế toán, ngoại ngữ...
Chương 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH YÊN BÁI 4.1. Định hướng phát triển của Bưu điện tỉnh Yên Bái
4.1.1. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh
Bước vào giai đoạn mới, giai đoạn của hội nhập và cạnh tranh mạnh mẽ, Bưu điện tỉnh Yên Bái quyết tâm phấn đấu và thực hiện định hướng phát triển chung của toàn ngành, cụ thể hoá mục tiêu, triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh:
- Không ngừng nâng cao chất lượng và loại hình dịch vụ BCVT nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh cho Bưu điện tỉnh Yên Bái.
- Tích cực thực hiện công tác đầu tư mở rộng mạng lưới, tối ưu hoá mạng lưới, phối hợp lắp đặt và đưa vào khai thác các thiết bị, dây chuyền công nghệ mới, chú trọng công tác chăm sóc khách hàng, khai thác tối ưu mạng lưới, đảm bảo giảm chi phí vận chuyển và khai thác các dịch vụ.
- Đẩy mạnh công tác kinh doanh tiếp thị, chủ động và tích cực phối hợp hỗ trợ các Bưu điện huyện, thị trong công tác kinh doanh khai thác thị trường nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng.
- Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhân sự của Bưu điện tỉnh Yên Bái. Chú trọng tốt các công tác khác như: kế hoạch, vật tư, kế toán tài chính...
- Thông qua các chương trình hiện đại hoá, cải cách xây dựng cơ sở vật chất đưa Bưu điện tỉnh Yên Bái trở thành một doanh nghiệp nhà nước có năng lực kinh doanh hiệu quả cao. Không ngừng hoàn thiện công tác quản lý nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra, đáp ứng những thách thức trong thị trường kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông.
4.1.2. Mục tiêu phát triển kinh doanh của Bưu điện tỉnh Yên Bái
Mục tiêu của Bưu điện tỉnh Yên Bái trước hết phải hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, đóng góp ngân sách cho nhà nước. Sau đó không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi cán bộ công nhân viên, cụ thể hóa là:
- Mở rộng quy mô, ngành nghề, địa bàn kinh doanh. Thông minh hoá mạng lưới; Trí thức hoá mạng lưới; Chất lượng hoá cuộc sống; Đa dạng hoá dịch vụ; Kinh doanh hoá toàn cầu.
- Thay đổi cách thức phát triển của Bưu điện tỉnh Yên Bái theo hướng tập trung các nguồn lực, năng lực cốt lõi nhằm tăng quy mô, nâng cao lợi thế cạnh tranh, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển DN; thay đổi cách thức phát triển để trở thành một DN vững mạnh, đó là tập trung vào một số ngành kinh doanh chính, là những ngành có tầm quan trọng chiến lược, có tiềm năng tăng trưởng và có tỷ suất lợi nhuận cao mà Bưu điện tỉnh Yên Bái có khả năng xây dựng năng lực cạnh tranh mạnh.
- Các lĩnh vực không cốt lõi cần nhấn mạnh mục tiêu hoạt động là tối đa hoá lợi nhuận, nhưng phải hỗ trợ cho các hoạt động cốt lõi nhằm tập trung hoàn thành mục tiêu chung của Bưu điện tỉnh Yên Bái là nâng cao năng lưc cạnh tranh, tận dụng công suất để kinh doanh ở các lĩnh vực có lợi nhuận.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ tái đầu tư để mở rộng quy mô và tầm ảnh hưởng của Bưu điện tỉnh Yên Bái trong ngành bưu chính viễn thông nói riêng và trong phát triển kinh tế của tỉnh nói chung.
Về phương diện nguồn lực tài chính để thực hiện được các mục tiêu đó, phát triển nguồn lực phải chú trọng công tác lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn; huy động nguồn vốn đảm bảo cho việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất; đa dạng hóa các loại hình để phát triển hoạt động SXKD. Đạt mục tiêu đơn vị phát triển mạnh.
4.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái tỉnh Yên Bái
- Định hướng hoạt động của Bưu điện tỉnh Yên Bái vào lĩnh vực then chốt, tập trung vốn vào những lĩnh vực có khả năng cạnh tranh, có triển vọng phát triển trong ngành viễn thông, kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm, tài chính, ngân hàng. Chỉ đạo xử lý nợ đọng và khai thác các kênh huy động vốn nhằm tăng cường khả năng tài chính. Hoàn chỉnh cấu nợ, cơ cấu lại tài sản nhằm lành mạnh tài chính và phương thức hành động hiệu quả.
- Tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý nguồn lực tài chính nội bộ của Bưu điện tỉnh Yên Bái. Nâng cao tính minh bạch trong quản lý nguồn lực tài chính nội bộ của Bưu điện tỉnh Yên Bái là yêu cầu cấp thiết nhằm phát huy dân chủ, khuyến khích người lao động đóng góp cho phát triển của Bưu điện tỉnh Yên Bái cũng như tăng trách nhiệm giải trình của cán bộ và phòng ngừa tham ô, tham nhũng, tư lợi, câu kết với người ngoài vụ lợi.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Bưu điện tỉnh Yên Bái và các Bưu điện huyện. Xây dựng ý thức tự giác trong việc minh bạch tài chính, công khai hoá thông tin của Bưu điện tỉnh Yên Bái vì lợi ích của xã hội và của chính đơn vị. Các báo cáo tài chính phải được kiểm soát chặt chẽ và có trách nhiệm. Phải có chế tài trong việc xử lý các Bưu cục huyện trong việc thiếu công khai minh bạch trong báo cáo tài chính, báo cáo tài chính sai lệch hoặc không đẩy đủ, trên cơ sở đó tạo uy tín trong việc thực hiện vai trò bảo toàn và phát triển vốn của nhà nước, đồng thời giúp Bưu điện tỉnh Yên Bái xây dựng kế hoạch SXKD và đưa ra những quyết định quản lý đúng đắn.
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái Yên Bái
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện chất lượng công tác lập kế hoạch tài chính
Nhằm nâng hoàn thiện chất lượng kế hoạch và các chuẩn mực kinh doanh, lấy đó làm phương tiện căn bản để điều phối hoạt động chung tại Bưu điện tỉnh Yên Bái, thì Bưu điện tỉnh cần quan tâm sát sao đến công tác lập kế
hoạch tài chính. Theo đó, Bưu điện tỉnh cần thiết lập hệ thống thông tin đầy đủ, tin cậy, cập nhập, minh bạch về hoạt động của mình gồm: Thiết kế hệ thống quy định rõ ràng, minh bạch về quyền hạn, nhiệm vụ, nghĩa vụ, trách nhiệm, mối quan hệ trong công việc của các đối tượng có liên quan. Xác định rõ quyền, trách nhiệm của cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý nguồn lực tài chính tại đơn vị.
* Cơ sở để lập kế hoạch
- Căn cứ hướng dẫn, định hướng xây dựng kế hoạch trong năm của nhà nước và mục tiêu kế hoạch đề ra. Quy định về công tác kế hoạch đối với các đơn vị thành viên hoạch toán phụ thuộc của TCT; Quy chế tài chính của TCT Bưu điện Việt Nam. Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật; kết quả nghiên cứu và ứng dụng tin học vào sản xuất.
- Báo cáo xây dựng kế hoạch sản xuất trong năm của đơn vị. Trên cơ sở những biến động về môi trường kinh doanh; các nguồn lực, dự báo, nhvà nghiên cứu nhu cầu thị trường, các hoạt động kinh tế đã được ký kết. Kết quả phân tích và dự báo tình hình sản xất kinh doanh và các khả năng về nguồn lực có thể khai thác.
* Nội dung giải pháp
Khi lập kế hoạch phải bao gồm đầy đủ Hệ thống chỉ tiêu gồm
- Kế hoạch phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông: Đảm bảo đồng bộ về dung lượng, kỹ thuật, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu thông tin của địa phương trước mắt và lâu dài. Đảm bảo tính kinh tế, tiết kiệm, chi phí hợp lý và được xây dựng theo các chỉ tiêu sau: Nguyên giá TSCĐ gồm giá trị TSCĐ hiện có và dự kiến nguyên giá TSCĐ của năm kế hoạch trên cơ sở các công trình dự kiến được đầu tư. Mạng lưới Bưu chính gồm: số KM đường thư cấp I, cấp II. Số phương tiện vận chuyển đường thư cấp II, cấp III. Số bưu cục, đại lý, kiốt, điểm Bưu điện văn hóa xã. Mạng lưới Viễn thông gồm:số KM kênh thông tin cấp II, cấp III (viba, cáp đồng, cáp quang). Dung lượng tổng
đài: mạng nông thôn, mạng thành thị (dung lượng, đã sử dụng). Dung lượng mạng cáp: mạng nông thôn, mạng thành thị (số đôi cáp gốc, cáp ngọn). Tổng số máy điện thoại có trên mạng gồm: Máy ĐT nghiệp vụ, cố định, di động... Mật độ máy điện thoại trên 100 dân gồm các loại máy có cước tư nhân, doanh nghiệp, sự nghiệp, ... các loại hình thông tin cố định, di động trả trước, trả sau. Số xã có máy điện thoại/ tổng số xã; chỉ tiêu này phải căn cứ vào chiến lược kinh doanh và phục vụ của TCT và Bưu điện tỉnh Yên Bái.
- Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và sửa chữa tài sản cố định: Chỉ tiêu này đảm bảo trực tiếp yêu cầu của sản xuất kinh doanh để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, chi phí hợp lý, đảm bảo chất lượng. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: mở rộng hoặc lắp tổng đài mới; mở rộng cáp gốc hoặc phát triển cáp ngọn; tăng dung lượng đường thông hoặc phát triển mới; xây dựng nhà trạm, bưu cục, điểm Bưu điện văn hóa xã. Kế hoạch mua sắm thiết bị. Kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ: sửa chữa mạng ngoại vi, mạng truyền dẫn, nhà xưởng, tổng đài, phương tiện ...
- Kế hoạch sản lượng và doanh thu. Xác định sản lượng kế hoạch; Xác định doanh thu cước dịch vụ BC-VT. Doanh thu sản lượng kinh doanh dịch vụ khác: bao gồm sửa chữa thiết bị cho khách hàng: sửa chữa máy điện thoại, FAX, vi tính, lắp tổng đài, máy FAX...
- Doanh thu, sản lượng hoạt động khác: bao gồm các nguồn tiền nhàn rỗi của đơn vị: tiền doanh thu, tiền thanh toán công trình, ngân vụ có tại ngaha được ngân hàng trả lãi; tiền thanh lý tài sản; ...
Kế hoạch chi phí: phải được xây dựng đạt yêu cầu ''chi đúng, chi đủ và tiết kiệm'' dựa trên cơ sở: Tổng giá trị, chủng loại, tình trạng tài sản đang quản lý, khai thác; các sản lượng của từng loại dịch vụ; Định mức vật tư, nguyên, nhiên vật liệu và tiêu hao lao động; Nhu cầu cần thiết phục vụ công tác quản lý và sản xuất kinh doanh. Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ: phải phân theo nhóm để tiện việc theo dõi và dự toán riêng cho từng tài sản cần sửa
chữa (chuyển mạch, truyền dẫn, mạng ngoại vi, ôtô, máy nổ...). Chi phí vật liệu nghiệp vụ: bao gồm chi phí vật liệu, phụ tùng thay thế dùng cho sản xuất và quản lý. Căn cứ vào các định mức, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, các qui trình trong khai thác, quản lý nghiệp vụ BC-VT: ấn phẩm, sổ sách,dây,túi... Chi phí điện nước: gồm chi phí điện năng, nước dùng phục vụ sản xuất. Căn cứ vào các định mức tiêu hao của tổng đài, vi ba, điều hoà, thắp sáng... Chi phí nhiên liệu: bao gồm chi phí xăng, dầu phục vụ cho sản xuất thông tin và quản lý mạng được tính toán và cân đối cho từng loại phương tiện, thiết bị (Chi phí nhiên liệu cho máy nổ ở các trạm viba không có điện lưới; có điện lưới; chi phí cho ôtô, xe máy...). Chi phí vật rẻ mau hỏng: bao gồm chi phí mua sắm dụng cụ sản xuất, đồ dùng văn phòng phẩm. .. phải căn cứ vào nhu cầu cần thiết cho sản xuất, kinh doanh và triệt để tiết kiệm trong chi phí, đơn vị phải dự toán chi tiết từng chủng loại cụ thể. Chi phí bảo hộ Lao động: Đơn vị căn cứ vào chế độ qui định của Nhà nước, của ngành theo từng chức danh sản xuất để tính chi phí phù hợp, sát thực tế: quần áo đồng phục, trang bị bảo hộ, bồi dưỡng độc hại... Chi phí vân chuyển: phải dự toán chi tiết theo từng loại vận chuyển, theo từng lộ trình:số km, số lượng hàng hoá vận chuyển. Chi công tác phí: bao gồm các khoản chi: tiền nghỉ phép năm; tiền công tác phí trong tỉnh, ngoại tỉnh, tiền tầu xe cho CBCNV đi khám sức khoẻ định kỳ, đi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; tiền công tác phí, phí đào tạo: bao gồm chi tiền lương cơ bản và phụ cấp (nếu có); tiền học phí, tài liệu, nhà ở, tiền tàu xe.; các phụ cấp mà qui chế BĐT qui định. Chi tuyên truyền quảng cáo: là các khoản chi như giới thiệu, tuyên truyền về các dịch vụ Bưu chính - Viễn thông bằng các loại hình: hội chợ, triển lãm, hội nghị khách hàng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua quảng cáo hoặc khuyến mãi. Các khoản chi về thuế,phí, lệ phí: thuế môn bài, thuế nhà đất, thuê sử dụng đất, ...và các khoản phí, lệ phí khác theo văn bản hiện hành của Nhà nước. Các chi phí khác: là các khoản chi phục vụ sản xuất và quản lý không thuộc các mục chi ở trên
như: chi văn phòng phẩm, đàm thoại công vụ, chi hội nghị, chi tiếp khách, chi mua báo chí, tài liệu, thuê TSCĐ, thuê dịch tài liệu, thuê công cụ làm việc, thuê hội trường...
* Đánh giá kết quả giải pháp: Khi lập kế hoạch với hệ thống thông tin đầy đủ, tin cậy, cập nhập, minh bạch về hoạt động của Bưu điện tỉnh qua các năm, các chỉ tiêu cụ thể thì công tác lập kế hoạch sẽ đạt hiệu quả và sát thực