5. Bố cục của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm quản lý nguồn lực tài chính cho Bưu điện
Yên Bái
Qua phân tích kinh nghiệm quản lý tài chính của một số TCT ở trong nước có thể rút ra một số bài học sau đây cho Bưu điện tỉnh Yên Bái
- Trong công tác lập kế hoạch tài chính, Bưu điện tỉnh cần được thiết lập cơ chế phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước tại DNNN một cách rõ ràng. Quy định rõ ràng cơ chế giám sát từ các cơ quan quản lý nhà nước đến cơ quan đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Giao quyền tự chủ quyết định các vấn đề liên quan đến SXKD theo cơ chế thị trường cho Bưu điện huyện để đơn vị có thể hoạch định kế hoạch phát triển.
- Về quản lý vốn, cần khuyến khích Bưu điện tỉnh sử dụng nhiều hình thức huy động vốn như vay, vay nội bộ, …để đa dạng nguồn vốn hoạt động; công tác huy động vốn từ các nguồn tiền gửi: tiền gửi khách hàng, các tổ chưc tín dụng, tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tiền gửi của các đoàn thể xã hội … nhằm tăng thêm vốn đầu tư và sắp xếp hợp lý cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn; đồng thời có thể sử dụng các đơn vị liên kết để tận dụng nguồn vốn tự có của họ nhằm giảm chi phí vốn trong kinh doanh.
Quản lý chặt chẽ các khoản nợ và khoản phải thu để chủ động trong thanh toán và hạn chế tình trạng phân tán vốn.
- Về quản lý nguồn thu - chi hoạt động kinh doanh dịch vụ theo đúng quy định: Nộp Tổng công ty thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh Bưu chính Viễn thông theo quy định của Nhà nước, TCTvà toàn bộ lợi nhuận hoạt động khác. Trích lập các quỹ: sau khi bù các khoản lỗ của năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế, trừ các khoản tiền nộp phạt vi phạm Pháp luật thuộc trách nhiệm chung như; vi phạm luật thuế, luật giao thông, môi trường, thương mại, quy chế hành chính, các khoản chi phí thực tế đã chi nhưng chưa được tính vào chi phí hợp lý... phần lợi nhuận còn lại được trích lập các quỹ như: quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, dự phòng trợ cấp mất việc làm hoặc quỹ thi đua, khen thưởng. Đồng thời, Bưu điện tỉnh nên ưu tiên đầu tư cho các hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nhất là đầu tư ra ngoài TCT. Triển khai và ứng dụng khoa học công nghệ mới trong quá trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Thực trạng công tác quản lý nguồn lực tài chính của tại Bưu điện tỉnh Yên Bái như thế nào?
- Yếu tố nào ảnh hưởng tới công tác quản lý nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái?
- Giải pháp nào được đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái trong những năm tới?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập thông tin thứ cấp: Các nguồn dữ liệu bên trong doanh nghiệp: Hệ thống sổ sách kế toán: Chu trình thực hiện dịch vụ công; hệ thống báo cáo tài chính; bảng cân đối kế toán; cơ cấu quản lý tài sản; cơ cấu quản lý nguồn vốn; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; tình hình huy động vốn của Doanh nghiệp … nguồn thu thập là từ nguồn nội bộ và nguồn bên ngoài, gồm: giáo trình về tài chính, ngân sách; các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; các quy chế, quy định của Chính phủ; các bộ, ngành có liên quan; Thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán của Bưu điện tỉnh Yên Bái; kết quả công tác lập dự toán ngân sách huyện (căn cứ, yêu cầu, nội dung, phương pháp lập, quy trình lập, biểu dự toán, báo cáo thuyết minh dự toán) tình hình thực hiện quản lý nguồn lực tài chính, quyết toán tài chính hàng năm (Báo cáo quyết toán tài chính năm 2014 - 2016, Bảng Đối chiếu tài chính…).
* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: dữ liệu được thu thập, điều tra trực tiếp và là dữ liệu gốc từ 04 phòng chuyên môn; 09 bưu điện thuộc các huyện, thị xã và thành phố trực thuộc Bưu điện tỉnh Yên Bái, cụ thể:
- Trong phạm vi của luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu tại 04 phòng chuyên môn thuộc Bưu điện tỉnh Yên Bái với các đối tượng phát phiếu là: Ban Lãnh đạo Bưu điện tỉnh; Trưởng, phó các phòng chuyên môn, các cán bộ, nhân viên thuộc 04 phòng chuyên môn có liên quan đến các nội dung về công tác quản lý nguồn lực tài chính, cụ thể là quản lý nguồn thu, vốn và quản lý khoản chi, các chi phí; với tổng số phiếu dự kiến làm 30 phiếu.
- Ngoài ra luận văn tiến hành gửi phiếu xin ý kiến đối với Ban lãnh đạo, cán bộ làm công tác tài chính, kế toán thuộc các Bưu cục của 8 huyện, thị xã và Bưu cục trung tâm thành phố; với tổng số phiếu dự kiến là 40 phiếu.
* Thiết kế bảng câu hỏi: Quy trình xây dựng bảng hỏi được tiến hành theo ba bước như sau (mẫu phiếu chi tiết kèm theo tại Phụ lục)
Bước 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết để tạo nên bảng câu hỏi ban đầu. Bao gồm các yếu tố
- Quản lý thu được thực hiện như thế nào
+ Quản lý theo quy trình thu: xây dựng định mức, chế độ thu; lập dự toán thu hàng năm; chấp hành dự toán thu hàng năm.
+ Quản lý theo nguồn thu: thu từ Tổng doanh nghiệp; thu từ huy động và các khoản thu khác.
- Quản lý chi được thực hiện như thế nào?
+ Quản lý theo quy trình chi: lập dự toán chi hàng năm; chấp hành dự toán chi hàng năm.
+ Quản lý các khoản chi: chi hoạt động thường xuyên, không thường xuyên; quản lý sử dụng nguồn tài chính; quản lý trích lập và sử dụng các quỹ.
Bước 2: Bảng câu hỏi ban đầu được tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và một số nhà quản trị để có được sự điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu.
Bước 3: Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và gửi đi xin ý kiến chính thức. Việc sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin cần nghiên cứu có những lợi ích sau.
- Tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn nhân lực;
- Đảm bảo được tính ẩn danh cao vì người nghiên cứu và đối tượng khảo sát không cần phải gặp mặt nhau.
Ngoài ra, cũng dễ thấy rằng với công cụ bảng câu hỏi nghiên cứu có thể có được những thông tin cần thiết từ số lượng lớn người trả lời một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên thì bảng câu hỏi tự trả lời có một số hạn chế như sau:
- Trình độ học vấn và sự hiểu biết của người trả lời đối với các thuật ngữ sử dụng trong bảng câu hỏi là không biết trước được;
- Tỉ lệ trả lời đối với các bảng câu hỏi có thể là khá thấp hoặc không đồng đều nhau.
Các hạn chế này được khắc phục bằng cách tuyển chọn những người trả lời câu hỏi có chuyên môn, đồng thời nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong việc trả lời vì nội dung câu hỏi liên quan trực tiếp tới bản thân mỗi người được trả lời bảng câu hỏi. Kết quả thiết kế bảng câu hỏi được trình bày trong phụ lục 01. Để có các dữ liệu đánh giá tổng quan, tác giả sử dụng thang đo Liket 5 bậc trong việc đánh giá các nhân tố với mức độ đánh giá theo thang đo 5 điểm (trong đó: Rất yếu = 1, Yếu = 2, Trung bình = 3, Tốt = 4, Rất tốt = 5).
+ Mẫu nghiên cứu: Tổng số phiếu phát ra là 70 phiếu, tổng số phiếu thu về là 70 phiếu hợp lệ, đạt 100%.
Bảng 2.1: Kết quả thu thập phiếu khảo sát
Đối tượng khảo sát Hình thức khảo sát Số lượng phiếu phát ra Số lượng phiếu thu về Tỷ lệ (%) Cán bộ lãnh đạo quản lý
Phát trực tiếp cho người
được chọn khảo sát 20 20 100 Cán bộ làm công tác kế toán, quản lý ngân sách - Phát trực tiếp cho người được chọn khảo sảt tại Bưu điện tỉnh. - Tại các bưu cục thì gửi chuyển phát
50 50 100
+ Kết quả: Số phiếu hợp lệ được sử dụng để thống kê, mô tả về các yếu tố căn bản của người được khảo sát, những thông tin có liêu quan đến công tác quản lý nguồn lực tài chính của Bưu điện tỉnh Yên Bái.
Bảng 2.2: Thống kê mô tả các yếu tố căn bản của người được khảo sát
Yếu tố căn bản Tần suất Tỷ lệ (%)
Đối tượng khảo sát
Cán bộ lãnh đạo quản lý 20 28,5 Cán bộ làm công tác kế toán, quản lý ngân sách 50 71,5 Độ tuổi Từ 20 - 30 tuổi 7 10 Từ 31 - 40 tuổi 30 42,8 Từ 41 - 50 tuổi 27 38,5 Từ 51 - 60 tuổi 6 8,7 Giới tính Nam 12 17,1 Nữ 58 82,9
Thâm niên công tác
Dưới 5 năm 6 8,7 5 - 10 năm 28 40 10 - 15 năm 30 42,6 Trên 15 năm 6 8,7 Trình độ chuyên môn Thạc sỹ 2 2,8 Đại học 53 75,7 Trình độ khác 15 21,5 Tổng 70 100
(Kết quả tổng hợp khảo sát được thể hiện tại phụ lục kèm theo)
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Luận văn áp dụng nhiều phương pháp phân tích: sàng lọc, phân loại thông tin; so sánh, mô tả số liệu; phương pháp tổng hợp, phân tích chi tiết. Trong đó, phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài này là phương pháp so sánh, thống kê mô tả và nghiên cứu mối liên hệ giữa các con số.
* Nội dung thực hiện thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng tình hình công tác quản lý vốn, trong đó: Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của giá trị tài sản cố định được sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thông thường là: nhà xưởng, kho tàng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải... Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông.
- Nguồn vốn tự huy động: Vốn huy động từ tiền gửi: Vốn huy động từ tiền gửi bao gồm: tiền gửi khách hàng và tiền gửi khác (tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tiền gửi của kho bạc Nhà nước, tiền gửi của các đoàn thể xã hội …).
- Quản lý nguồn lực tài chính: Quản lý nguồn thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ và quản lý quá trình sử dụng tài chính phục vụ hoạt động SXKD của DNNN. Quản lý chi. Thông qua các chỉ tiêu của phương pháp này được đưa vào phân tích bao gồm: số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, cơ cấu, tỷ trọng…
* Phương pháp phân tích. Trong quá trình triển khai nghiên cứu luận văn đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng thuật tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn và những vấn đề lý luận và đánh giá khái quát về Bưu điện tỉnh.
- Phương pháp phân tích, kết hợp phân tích với tổng hợp dựa trên các số liệu thống kê, báo cáo của Bưu điện tỉnh Yên Bái, các tài liệu tham khảo trong các công trình nghiên cứu đã được nghiệm thu được sử dụng để đánh giá thực trạng việc quản lý nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái.
- Phương pháp đánh giá việc quản lý nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái thông qua các thông số, chỉ tiêu cụ thể với kết quả đạt được trong giai đoạn 2014 - 2016.
- Phương pháp thống kê mô tả: Phân tích thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của các vấn đề ảnh hưởng đến quản lý kinh tế trong điều kiện cụ thể của Bưu điện tỉnh qua biểu hiện bằng các số liệu cụ thể về doanh thu, vốn, nguồn thu, nguồn chi … từ đó xác định mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu. Phân tích thống kê có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý kinh tế. Nhờ có lý luận và phương pháp phong phú mà thống kê có thể vạch ra nguyên nhân của việc hoàn thành kế hoạch và các quyết định quản lý; phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng nguồn lực tài chính, xác định các mối liên hệ, các tính quy luật chung của hệ thống.
- Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh. Có ba nguyên tắc cơ bản khi sử dụng phương pháp này. Khi thực hiện so sánh phải lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh theo chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, tiêu chuẩn đó có thể là: Tài liệu của năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức), nhằm đành giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức. Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất về thời gian và không gian. Qua đó thực hiện so sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem trên mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét theo giai đoạn 2014 - 2016 để cho ta thấy rõ xu hướng phát triển của các chỉ tiêu về quản lý nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái. Các hình thức sử dụng kỹ thuật so sánh thường được phân tích qua báo cáo tài chính- kế toán, nhất là bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và bảng lưu chuyển tiền tệ là các báo cáo tài chính định kỳ của Bưu điện tỉnh Yên Bái.
2.3. Chỉ tiêu phân tích
2.3.1. Chỉ tiêu về kế hoạch tài chính
- Kế hoạch tài chính ngắn hạn: Các công cụ dùng trong việc lập kế hoạch ngắn hạn thường dùng là: Báo cáo thu nhập chiếu lệ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo tài chính.
- Kế hoạch tài chính dài hạn: phân tích tình hình ngân quỹ và chiến lược giá cả, kế hoạch tài chính ngắn hạn.
2.3.2. Phân tích chỉ tiêu quản lý tài chính
- Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của giá trị tài sản cố định được sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thông thường là: Nhà xưởng, kho tàng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải...
- Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông.
- Nguồn vốn tự huy động:
Vốn huy động từ tiền gửi: Vốn huy động từ tiền gửi bao gồm: tiền gửi khách hàng và tiền gửi khác (tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tiền gửi của kho bạc Nhà nước, tiền gửi của các đoàn thể xã hội …).
- Chỉ tiêu quản lý nguồn thu bao gồm: Thu từ Tổng doanh nghiệp; thu từ huy động và các khoản thu khác… phải có biện pháp quản lý thu thống nhất nhằm thực hiện thu đúng mục đích, thu đủ và thu đúng kỳ hạn.
- Chỉ tiêu về quản lý chi gồm: Chi phí nhân công, chi phí vật tư, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
2.3.3. Phân tích chỉ tiêu kiểm tra, kiểm soát thu - chi tài chính
- Số liệu kế toán.
- Báo cáo kế toán tài chính của các đơn vị dự toán.