Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 33 - 36)

5. Bố cục của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý nguồn lực tài chính

1.1.5.1. Các nhân tố khách quan

Cơ chế chính sách về phát triển ngành Bưu điện với các chính sách cụ thể như: Chính sách thuế: Thuế là một phần trong chi phí của doanh nghiệp vì vậy chính sách thuế, mức thuế suất thấp hay cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận - nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính

sách lãi suất: Lãi suất là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh, thông thường để thực hiện hoạt động kinh doanh ngoài vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp phải vay vốn và đương nhiên phải trả lợi tức cho các khoản vay, đó là chi phí vốn vay. Với lợi tức vay vốn, doanh nghiệp phải tăng thêm một khoản chi phí, do đó nếu lãi suất tăng thì lợi tức vay vốn tăng và kéo theo chi phí tăng và ngược lại… hoặc các cơ chế về khoán mức tăng sản lượng hàng năm đối với dịch vụ bưu chính công ích do Nhà nước đặt hàng

Môi trường ảnh hưởng đến hoạt động tài chính bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường chính trị - xã hội, môi trường pháp lý.

Về môi trường kinh tế cung cấp các nguồn lực đặc biệt là nguồn lực tài chính cho các hoạt động của DNNN qua nguồn thu thuế, phí, lệ phí vào NSNN. Môi trường kinh tế càng lành mạnh, các hoạt động kinh tế sôi động, kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc của nền tài chính, mà trong đó NSNN là khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Nguồn thu vào NSNN càng gia tăng, tác động trực tiếp đến nguồn kinh phí được phân bổ cho mỗi cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp.

Môi trường chính trị - xã hội ảnh hưởng tới việc thực hiện những chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, qua đó tác động đến nhiệm vụ mà mỗi DNNN được giao. Sự ổn định về chính trị - xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự phát triển. Mặt khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nên môi trường và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế; thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như tăng cường các nguồn lực tài chính. Sự ổn định chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay đang là nhân tố tích cực, là động lực để tiến hành cải cách hành chính trong các DNNN, do đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý tài chính ở các đơn vị này. Môi trường pháp lý mạnh, hành lang pháp lý thông thoáng sẽ vừa thúc đẩy, vừa ngăn chặn đẩy lùi những tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình quản lý tài chính ở DNNN.

Phát triển nền kinh tế tri thức và xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi quản lý tài chính cần chuyển sang quản lý tri thức và quản lý dựa trên tri thức, khơi dậy các năng lực sáng tạo, tạo ra tri thức mới và sử dụng có hiệu quả tri thức, biến tri thức thành giá trị. Quản lý tài chính trong DNNN không chỉ tuân thủ theo quy định của Luật Ngân sách, mà cần phải thay đổi đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính hiện đại, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm thước đo, rút gọn các khâu trung gian trong quá trình quản lý, hạn chế lãng phí, chống tham nhũng trong quản lý tài chính.

1.1.5.2. Các nhân tố chủ quan

- Hình thức pháp lý của doanh nghiệp: Theo tổ chức pháp lý của doanh nghiệp hiện hành, ở nước ta hiện có các loại hình thức doanh nghiệp chủ yếu: Doanh nghiệp nhà nước; Doanh nghiệp cổ phần; Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn phần; Doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những đặc điểm riêng về hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp trên có ảnh hưởng đến quản trị tài chính doanh nghiệp như việc tổ chức, huy động vốn, sản xuất kinh doanh, việc phân phối lợi nhuận.

- Tính chất ngành kinh doanh: thể hiện trong thành phần và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới quy mô của vốn sản xuất kinh doanh, cũng như tỷ lệ thích ứng để hình thành và sử dụng chúng, do đó ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn (vốn cố định và vốn lưu động) ảnh hưởng tới phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán chi trả.

- Năng lực quản lý tài chính trong CQNN bao gồm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính và nguồn nhân lực hoạt động trong bộ máy quản lý tài chính. Cơ cấu tổ chức hợp lý, linh hoạt và đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp cho công tác quản lý tài chính thống nhất, hiệu quả và đảm bảo tuân thủ các quy định của nhà nước về quản lý tài chính đáp ứng nhu cầu thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị. Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý tài chính của một CQNN. Việc tổ chức,

sắp xếp bộ máy quản lý một cách khoa học, phù hợp với nhiệm vụ đặc thù của đơn vị, đảm bảo thông tin thông suốt, thuận lợi trong việc kiểm tra, giám sát và phát huy được khả năng của mỗi người trong DNNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 33 - 36)