Kết quả lưu chuyển tiền của Bưu điện tỉnhYên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 62 - 69)

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2016/2015

+/- %

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

Ia. Dòng tiền kinh doanh (22.257,21) 14.166,43 159.860,99 145.694,56 1.028,45 1. Tiền thu từ bán hàng,

cung cấp dịch vụ các DT khác

69.114,04 70.873,75 77.912,61 7.038,86 9,93

2. Tiền chi trả cho người cung cấp dịch vụ và hàng hóa

54.732,77 54.965,70 55.897,42 931,72 1,70

3. Tiền chi trả cho

người lao động 12.731,47 13.718,41 17.666,19 3.947,78 28,78 4. Tiền thu từ các hoạt

động kinh doanh (62.916,18) 13.626,95 319.799,46 306.172,51 2.246,82 5. Tiền cho khác từ hoạt

động kinh doanh (3.593,09) 29,983,02 164.287,46 134.304,44 447,93

Ib. Dòng tiền từ hoạt

động thu hộ chi hộ 81.876,62 82.839,27 86.689,87 3.850,60 4,65

1. Lưu chuyển tiền thuần từ họa động tiết kiệm bưu điện

2. Lưu chuyển thuần dòng tiền tài chính Bưu chính tập trung

72.732,76 78.255,15 100.344,71 22.089,56 28,23

3. Lương chuyển tiền thuần dòng tiền tài chính Bưu chính thanh toán tại đơn vị

3.596,18 5,751,51 14.372,82 8.621,31 149,90

Ic. Lưu chuyển tiền

thanh toán nội bộ 68.737,31 74.601,34 98.057,48 23.456,14 31,44

1. Tiền thu từ thanh

toán nội bộ 9.640,16 62.608,31 274,480,91 211.872,60 338,41 2. Tiền chi thanh toán

nội bộ 78.377,47 137.209,65 372.538,39 235.328,74 171,51 Lưu chuyển tiền thuần

từ hoạt động kinh doanh (29.712,72) 5.928,50 148.493,38 142.564,88 2.404,74

II. Lưu chuyển chuyển

từ hoạt động đầu tư - -

1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và TSDH khác

(77,83) 311,30 311,30

2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và TSDH khác

170,23 147,27 55,45 (91,82) (62,35)

3. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia

91,89 92,00 92,43 0,43 0,47

Lưu chuyển tiền thuần

từ hoạt động đầu tư 258,25 239,28 163,41 (75,87) (31,71) Lưu chuyển tiền thuần

trong năm (29.970,97) 5.689,22 148.329,97 142.640,75 2.507,21 Tiền và tương đương

tiền đầu năm 111.130,30 109.707,99 104.018,76 (5.689,23) (5,19) Tiền và tương đương

tiền cuối năm 66.936,27 104.018,76 252.348,73 148.329,97 142,60

Số liệu ở Bảng 3.5 cho thấy, nguồn vốn kinh doanh của Bưu điện tỉnh đã có sự biến động thất thường theo thời gian. Từ năm 2015 đến 2016, tổng vốn kinh doanh tăng lên khá nhanh. Nếu như năm 2015 Bưu điện tỉnh mới có tổng vốn kinh doanh trên 104.018,76 triệu đồng, năm 2016 đã tăng lên trên 252.348,73 triệu đồng, gấp 2,4 lần, tương đương 142,6%. Tuy nhiên, nguồn vốn chủ yếu là các hoạt động chuyển tiền thuần, thu từ các hoạt động đầu tư còn thấp, không bền vững.

Theo quy định, Bưu điện tỉnh được quyền sử dụng vốn, tài sản để đầu tư ra ngoài Bưu điện tỉnh. Việc đầu tư vốn của Bưu điện tỉnh vào các DN khác phải tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển của Bưu điện tỉnh và TCT, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ SXKD chính được Nhà nước giao và đảm bảo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập. Cụ thể, Bưu điện tỉnh phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào các đơn vị hoạt động trực thuộc Bưu điện tỉnh, tổng mức đầu tư ra ngoài Bưu điện tỉnh không vượt quá mức vốn điều lệ của Bưu điện tỉnh. Riêng đối với các hoạt động đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán Bưu điện tỉnh chỉ được đầu tư vào mỗi lĩnh vực một DN, mức vốn đầu tư không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn, nhưng phải đảm bảo mức vốn góp của Bưu điện tỉnh và các bưu cục thuộc Bưu điện tỉnh không vượt quá mức 30% vốn điều lệ của tổ chức nhận vốn góp. Trong trường hợp đặc biệt có nhu cầu đầu tư vượt quá quy định thì Bưu điện tỉnh phải trình TCT xem xét quyết định. Việc bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc đầu tư vốn vào các hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của Bưu điện tỉnh chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận của chủ sở hữu.

Như vậy, Bưu điện tỉnh Yên Bái đã thực hiện quản lý nguồn vốn theo đúng quy định cụ thể:

* Quản lý dòng tiền điều hành tập trung tại Tổng công ty Bưu điện Việt Nam. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam quản lý, điều hành tập trung toàn mạng đối với vốn cho hoạt động:

- Tài chính bưu chính gồm: Chuyển tiền trong nước và quốc tế; Điện hoa, quà tặng, Đại lý ngân hàng (tiết kiệm bưu điện, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ thẻ); Đại lý dịch vụ đại lý (Bảo hiểm PTI, Bảo hiểm nhân thọ Prevoir, bán vé máy bay,bán vé tầu hoả); dịch vụ thu hộ, chi hộ; Hành chính công (Chi trả BHXH, thu BHTN, thu BHYT ..); Bán thẻ điện tử.

Đối với dòng vốn này giao dịch viên tại các Bưu cục của Bưu điện tỉnh Yên Bái phải nhập kịp thời đúng, đủ 100% giá trị tiền thu được từ khách hàng theo quy định trên hệ thống phần mềm quản lý, đơn vị không được sử dụng vào mục đích phục vụ kinh doanh, thanh toán công nợ đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện việc chấp hành kỷ luật thu nộp, điều tiết của Tổng công ty kịp thời, tăng hiệu quả sử dụng vốn, tránh gây lãng phí vốn.

* Quản lý và sử dụng nguồn vốn lưu động

- Tổng công ty giao cho Bưu điện Yên Bái mức vốn lưu động cần thiết phục vụ kinh doanh cho đơn vị hàng năm trong các khâu bao gồm: Vốn bằng tiền; Vốn trong thanh toán bán chịu - phải trả ngắn hạn; Vốn trong dự trữ (vật tư, hàng hoá ...).

- Bưu điện tỉnh Yên Bái chủ động quản lý, điều động phân phối hợp lý vốn lưu động trong phạm vi đơn vị

+ Cân đối hợp lý giữa nguồn vốn chiếm dụng ngắn hạn với lượng tiền mặt lưu quỹ, tiền gửi có kỳ hạn, thực hiện thanh toán dứt điểm, đúng hạn các khoản phải trả.

+ Thực hiện đúng chính sách về tỷ lệ bán chịu, lượng hàng tồn kho hợp lý, giải quyết dứt điểm, kịp thời các khoản nợ khó đòi, nợ không có khả năng thanh toán, hàng hoá tồn kho chậm luân chuyển, tránh tình trạng ứ đọng vốn dẫn đến thiếu vốn kinh doanh.

* Quản lý tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng

- Quản lý tiền mặt tại quỹ: Từ năm 2014 đến 2016, việc quản lý tiền mặt tại quỹ tăng lên khá nhanh, năm 2014 là 81,876 triệu đồng, năm 2015 tăng lên 82,839 triệu đồng thì đến năm 2016 đã tăng lên 86,689 triệu đồng, tương đương tăng 4,65 lần. Việc quản lý được thực hiện theo đúng quy định và cơ chế thu nộp tại đơn vị trực thuộc. Thực hiện việc thu nộp đối soát thường xuyên. Hàng ngày kiểm tra sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán; có biện pháp đảm bảo an toàn vốn bằng tiền trong quá trình thanh toán, chi trả, vận chuyển, lưu quỹ.

- Quản lý tiền gửi ngân hàng: Quỹ tiền này tăng hàng năm, năm 2014 là 91,89 triệu đồng, năm 2015 là 92 triệu đồng và năm 2016 tăng 92,43 triệu đồng. Mọi hoạt động thanh toán qua ngân hàng thực hiện theo các qui định về qui trình, thủ tục thanh toán của tổ chức tín dụng và ngân hàng nhà nước. Định kỳ (cuối tháng, cuối quý, cuối năm) thực hiện đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng trên sổ sách kế toán với sao kê của ngân hàng để phát hiện chênh lệch và có biện pháp xử lý kịp thời.

3.2.2.2. Thực trạng quản lý tài sản của Bưu điện tỉnh Yên Bái

Là đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam nên Bưu điện tỉnh Yên Bái được Tổng Giám đốc giao quản lý tài sản, vốn phù hợp với quy mô và nhiệm vụ kinh doanh, phục vụ. Bưu điện tỉnh chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về hiệu quả sử dụng tài sản, số vốn được giao. Tổng Giám đốc có thể bổ sung vốn hoặc điều động vốn đã giao cho đơn vị để đáp ứng yêu cầu kinh doanh, phục vụ của Tổng công ty. Đơn vị chủ động bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận sau thuế của đơn vị.

Bưu điện tỉnh được sử dụng và các quỹ của đơn vị để phục vụ kịp thời nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Trường hợp sử dụng vốn và quỹ khác mục đích quy định thì phải theo nguyên tắc hoàn trả.

Đơn vị được cho thuê, thế chấp, cầm cố nhượng bán tài sản do đơn vị quản lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 quy chế tài chính Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam; đơn vị được huy động vốn theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 quy chế tài chính Tổng công ty BĐVN. Đơn vị chịu trách nhiệm mục đích và hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả vốn lãi theo đúng cam kết hợp đồng huy động vốn. Đơn vị thực hiện việc đánh giá lại tài sản trong các trường hợp như quy định tại điều 13 quy chế tài chính của Tổng công ty BĐVN; Quyết định số 910/QĐ-BCVN ngày 30/11/2011 của TCT. Tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp: Được bù trừ chênh lệch số phải nộp, số được cấp tháng, quý năm của các đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh.

Tài sản dùng chung là tài sản được sử dụng chung trong quá trình hoạt động, quản lý sản xuất kinh doanh Bưu điện tỉnh, các Bưu điện huyện, thị, thành phố như nhà làm việc, đất đai, phương tiện vận tải… Bưu điện tỉnh, Bưu điện huyện, thị và thành phố có trách nhiệm quản lý, sử dụng và chịu mọi chi phí, bảo quản, sửa chữa các tài sản dùng chung.

Bộ phận cá nhân khi có yêu cầu sử dụng tài sản dùng chung phải được sự chấp thuận của đơn vị chịu trách nhiệm quản lý thông qua ký kết hợp đồng giao nhận tài sản, trong đó quy định rõ thời gian sử dụng, khi xảy ra mất mát, hư hỏng phải quy trách nhiệm bồi thường.

Thủ trưởng đơn vị quản lý tài sản dùng chung phải tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị bạn khi có yêu cầu sử dụng tài sản dùng chung nhằm mục đích phục vụ quản lý, sản xuất kinh doanh.

Việc điều chuyển tài sản cố định trong nội bộ của các đơn vị do các đơn vị tự chịu trách nhiệm. Phải đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh cho từng địa điểm trong khu vực và mở sổ sách theo dõi quản lý TSCĐ đúng với chế độ kế toán tài chính. Khi xảy ra mọi tổn thất tài sản đơn vị phải báo cáo nagy với Giám đốc Bưu điện tỉnh, không được tuỳ tiện xử lý. Đối với tài sản, vật tư kém, mất phẩm chất, không còn nhu cầu sử dụng, đơn vị vẫn có trách nhiệm bảo

quản nguyên trạng đồng thời đề nghị Bưu điện tỉnh để thanh lý hoặc điều chuyển đi nơi khác. Phụ tùng, phế liệu thu hồi từ việc sửa chữa, thay thế hoặc thanh lý đều phải được đánh giá để nhập kho hoặc hượng bán theo quy định của Nhà nước, của Tổng công ty và của Bưu điện tỉnh. Đơn vị có trách nhiệm quản lý theo dõi, đối chiếu thu hồi nợ phát sinh gồm nợ tạm ứng của CBCNV, bưu điện phí ghi nợ và các khoản khác. Đối với khoản nợ khó đòi đơn vị phải xác định rõ nguyên nhân và báo cáo về Bưu điện tỉnh. Đơn vị thực hiện xoá sổ kế toán theo hướng dẫn của Bưu điện tỉnh. Nhưng vẫn có trách nhiệm tiếp tục theo dõi, thu hồi nợ đã được xử lý theo quy định. Tài sản cố định điều động từ đơn vị này sang đơn vị khác do Giám đốc Bưu điện tỉnh quyết định.

Qua bảng trên ta thấy, cơ cấu tài sản của Bưu điện tỉnh có nhiều biến động. Tài sản ngắn hạn tăng 134,98% tương đương tăng trên 148.270,21 triệu đồng, loại tài sản này chiếm tỷ trọng lớn nhất và trong đó:

Các khoản phải thu ngắn hạn giảm nhẹ, năm 2015 trên 4.884,56 triệu đồng đến năm 2016 giảm còn 4.644,5 triệu; chứng tỏ mức độ chiếm dụng vốn giảm, kỳ thu nợ đúng hạn; trong thời gian tới Bưu điện tỉnh cần tích cực hơn trong thu hồi các khoản nợ, để giảm bớt hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán. Bên cạnh đó, hàng tồn kho cũng giảm nhẹ, nhìn chung Bưu điện tỉnh quản lý hang tồn kho khá tốt.

- Tài sản dài hạn tăng nhẹ, năm 2015 trên 23.593,17 triệu đồng đến năm 2016 tăng lên 26.204,48 triệu đồng; việc tăng tài sản dài hạn chủ yếu do tăng tài sản cố định,do trang thiết bị đã cũ nên Bưu điện tỉnh đã đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ đáp ứng yêu cầu kinh doanh.

Nói chung, cơ cấu tài sản của Bưu điện tỉnh tạm thời là ổn định và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Bưu điện.Tuy nhiên, để phù hợp với sự phát triển kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt trong ngành như hiện nay thì Bưu điện tỉnh cần quan tâm nhiều hơn đến công tác thu hút đầu tư tạo nguồn lực tài chính cho bổ sung các loại hình kinh doanh khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)