5. Bố cục của luận văn
3.4.2. Hạn chế quản lý nguồn lực tài chính Bưu điện tỉnhYên Bái
Bên cạnh những mặt tích cực thì quản lý nguồn lực tài chính của Bưu điện tỉnh Yên Bái còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập như sau:
- Trong quá trình lập kế hoạch tài chính cho thấy: Bưu điện tỉnh Yên Bái vừa tập trung vào ngành kinh doanh chính, đồng thời mở rộng
quá nhanh SXKD đa ngành, đa lĩnh vực trong khi cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ chưa được chuẩn bị đầy đủ về năng lực quản lý tài chính, công nghệ, thị trường nên công tác quản lý và lập kế hoạch vẫn có điểm được đánh giá chưa cao như chỉ tiêu sự phù hợp với kế hoạch tài chính đạt mức đánh giá trung bình 2,99 điểm
- Nguồn vốn của Bưu điện tỉnh Yên Bái quá nhỏ, hoạt động của Bưu điện tỉnh Yên Bái dựa quá lớn vào nguồn vốn huy động khiến chi phí tài chính gia tăng. Mặc dù Bưu điện tỉnh Yên Bái đã nỗ lực huy động vốn bổ sung, nhưng quy mô huy động vốn và nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác còn rất thấp so với nhu cầu. Các nguồn vốn huy động chưa đa dạng, chủ yếu mới chỉ là tiền gửi tín dụng.
- Công tác quản lý nguồn lực tài chính của Bưu điện tỉnh Yên Bái chưa khuyến khích cán bộ quản lý ở Bưu cục, Bưu điện huyện gắn bó với nhau.Việc kiểm tra, giám sát của Bưu điện tỉnh Yên Bái đối với các Bưu cục, Bưu điện huyện còn bộc lộ những hạn chế, đó là: chưa chế tài nghiêm minh cán bộ thực hiện không nghiêm túc những quy định quản lý tài chính, nhất là trong việc chấp hành các quy định, thể lệ về kế toán, thống kê, kiểm toán hàng năm.
Hoạch toán nội bộ Bưu điện tỉnh Yên Bái còn nhiều khâu chưa làm tốt. Việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị còn mang tính hình thức, chưa thường xuyên. Chưa có chế tài xác định trách nhiệm cụ thể đối với người đứng đầu khi xẩy ra tình trạng SXKD thua lỗ.
Việc sử dụng vốn, tài sản chưa hợp lý do TCT chưa được xác định một cách rõ ràng về điều hoà vốn, tài sản nên vẫn còn tình trạng có nơi thừa vốn, trong khi lại có nơi thiếu vốn trầm trọng; DN có tài sản không sử dụng, DN thiếu tài sản...