Cơ sở thực tiễn về quản lý nguồn lực tài chính của Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 36 - 41)

5. Bố cục của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý nguồn lực tài chính của Doanh nghiệp

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nguồn lực tài chính tại các Bưu điện khác trong nước trong nước

1.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Bưu điện tỉnh Hải Dương

Bưu điện tỉnh Hải Dương có tư cách pháp nhân và là tổ chức kinh tế - đơn vị thành viện hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam có điều lệ tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành, có con dấu theo mẫu doanh nghiệp nhà nước, được mở tài khoản ngân hàng và kho bạc Nhà nước. Trong công tác quản lý tài chính Bưu điện tỉnh Hải Dương đã đạt được một số kết quả nổi bật như

- Hằng năm Bưu điện tỉnh luôn lập kế hoạch tài chính trên cơ sở được Tổng công ty giao quyền quản lý vốn và tài sản tương ứng với nhiệm vụ kinh doanh và phục vụ của đơn vị. Chịu trách nhiệm về hoàn thành kế hoạch kinh doanh và phục vụ đã được Tổng công ty giao để góp phần bảo toàn và phát triển tổng số vốn do Tổng công ty quản lý. Có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Tổng công ty, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Tổng công ty.

- Về quản lý vốn: Bưu điện đã sử dụng tương đối tốt đòn bẩy tài chính hay nói cụ thể hơn Bưu điện tỉnh Hải Dương đã sử dụng tương đối tốt nguồn vốn vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số nợ trên tổng tài sản và hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu luôn ở mức cao.

Tỷ trọng TSCĐ và TSLĐ trong tổng tài sản là tương đối ổn định qua các năm. Về mặt lượng, có sự tham gia liên tục TSCĐ qua các năm. Điều này chứng tỏ Bưu điện tỉnh đã có sự quan tâm đến đầu tư thay đổi thiết bị công nghệ mới và có sự nâng cấp TSCĐ.

Bưu điện đã mở rộng quy mô kinh doanh. Tăng thêm vốn đầu tư và sắp xếp hợp lý cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn. Quản lý tốt hơn về công nợ và các khoản phải trả của khách hành. Giám giá vốn hàng bán, các khoản chi phí có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của Bưu điện. Khai thác tốt các khoản chiếm dụng từ bên ngoài, không để Bưu điện lâm vào tình trạng không trả được nợ và hạn chế tối đa các khoản nợ khó xử lý.

- Về quản lý nguồn thu - chi: Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh luôn ở mức cao. Doanh thu thuần của Bưu điện tỉnh Hải Dương liên tục tăng qua các năm. Sản lượng các dịch vụ cũng đạt tỷ lệ cao, năm sau cao hơn năm trước. Chất lượng các dịch vụ viễn thông cũng như các dịch vụ bưu chính mà Bưu điện tỉnh Hải Dương cung cấp được nâng cao. Việc đưa thêm dịch vụ VoIP vào kinh doanh bước đầu đã đạt được những kết quả chứng tỏ việc phát triển loại hình này là đúng đắn. Về mặt tương đối, có thể thấy các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trong các năm đều ở mức cao. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, nguồn lực tài chính được quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển SXKD.

Bên cạnh đó Bưu điện tỉnh Hải Dương đã thực hiện kiện toàn về tổ chức sắp xếp cán bộ và lao động theo yêu cầu của việc tái lập. Bưu điện tỉnh và các đơn vị đã làm tốt việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, từng bước tiếp cận với trình độ kĩ thuật và cơ chế quản lý mới. Công tác tổ chức, chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh và của các đơn vị đã có nhiều chuyển biến tích cực, vừa đảm bảo tính tập trung thống nhất cao, vừa tạo quyền tự chủ, năng động sáng tạo cho đơn vị cơ sở, bằng mọi biện pháp tăng trưởng nhanh và thực hiện được hai chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu là: phát triển máy điện thoại và doanh thu cước. Với các biện pháp cụ thể, Bưu điện tỉnh Hải Dương đã đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá nâng lên cả về quy mô số lượng lẫn chất lượng (Bưu điện tỉnh Hải Dương (2011- 2016), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011 – 2016).

1.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Lào Cai

Bưu điện tỉnh Lào Cai là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của TCT Bưu điện Việt Nam. Hàng năm được, Tổng công ty giao kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận, được giao vốn phù hợp với khả năng kinh doanh. Bưu điện tỉnh Lào Cai chịu trách nhiệm trước TCT về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn được giao. Bưu điện Tỉnh chịu sự kiểm tra, giám sát về mặt tài chính của TCT, của cơ quan Tài chính địa phương và các hoạt động Tài chính, quản lý vốn và tài sản Nhà nước. Bưu điện Tỉnh có các đơn vị cơ sở trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Bưu điện Tỉnh, được giao kế hoạch doanh thu, chi phí phù hợp với điều kiện, vị trí kinh doanh của từng đơn vị. Theo đó, công tác quản lý nguồn nhân lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Lào Cai đã đạt được một số kết quả như:

- Trên cơ sở kế hoạch tài chính của Bưu điện tỉnh đã được Tổng công ty giao quyền quản lý vốn và tài sản tương ứng với nhiệm vụ kinh doanh và phục vụ của đơn vị thì, Bưu điện Tỉnh uỷ quyền cho đơn vị cơ sở được sử dụng, bảo quản tài sản cố định hiện có của đơn vị; điều động TSCĐ trong nội bộ đơn vị để nâng cao hiệu qủa sử dụng; các thiết bị chuyên dùng, do Bưu điện tỉnh cung ứng các đơn vị được hạch toán vào giá thành theo giá xuất của Bưu điện tỉnh cộng với chi phí bốc xếp vận chuyển (nếu có). Tuyệt đối không được nâng giá trị làm tăng chi phí giá thành.

- Về quản lý vốn: Bưu điện đã mở rộng quy mô kinh doanh nhằm tăng công tác huy động vốn từ các nguồn tiền gửi: tiền gửi khách hàng, các tổ chưc tín dụng, tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tiền gửi của các đoàn thể xã hội … nhằm tăng thêm vốn đầu tư và sắp xếp hợp lý cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn. Quản lý tốt hơn về công nợ; các khoản phải trả của khách hàng cũng như phần vốn chiếm dụng của khách hàng.

- Về quản lý nguồn thu - chi: Bưu điện tỉnh Lào Cai đã chú trọng đến công tác quản lý lợi nhuận hoạt động kinh doanh dịch vụ theo đúng quy định: Nộp

Tổng công ty thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh Bưu chính Viễn thông theo quy định của Nhà nước, TCTvà toàn bộ lợi nhuận hoạt động khác. Trích lập các quỹ: sau khi bù các khoản lỗ của năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế, trừ các khoản tiền nộp phạt vi phạm Pháp luật thuộc trách nhiệm chung như; vi phạm luật thuế, luật giao thông, môi trường, thương mại, quy chế hành chính, các khoản chi phí thực tế đã chi nhưng chưa được tính vào chi phí hợp lý... phần lợi nhuận còn lại được trích lập các quỹ như sau:

+ Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì tạm dừng. Quỹ này dùng để bù đắp phần thiếu hụt của những tổn thất, thiệt hại về tài sản trong mọi trường hợp sau khi đã xử lý các khoản bồi thường của cơ quan bảo hiểm, bồi thường của tập thể, các khoản dự phòng liên quan không đủ.

+ Trích tối thiểu 50% vào quỹ đầu tư phát triển để mở rộng qui mô sản xuất của Bưu điện tỉnh, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất và quản lý

+ Trích 5% vào quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, khi số dư quỹ bằng 6 tháng lương của Bưu điện tỉnh thực hiện thì tạm dừng. Quỹ này dùng để trợ cấp cho người lao động mất việc làm do thay đổi công nghệ, thu hẹp qui mô sản xuất, cổ phần hoá, liên doanh liên kết...

+ Phần còn lại được trích vào quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo tỷ lệ do Giám đốc Bưu điện tỉnh quyết định. Quỹ này dùng để khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch giao. Mức khen thưởng do Giám đốc quyết định đột xuất hay định kỳ theo qui chế của Bưu điện tỉnh.

Việc sử dụng các được quỹ thực hiện theo quy định của Nhà nước, Quy chế Tài chính của TCT Bưu điện Việt nam. Qua đó có thể thấy công tác quản lý nguồn lực tài chính của Bưu điện tỉnh Lao Cai được quản lý tương đối tốt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong tình hình mới (Bưu điện tỉnh Lào Cai (2011- 2016), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011 - 2016).

1.2.2. Bài học kinh nghiệm quản lý nguồn lực tài chính cho Bưu điện tỉnh Yên Bái Yên Bái

Qua phân tích kinh nghiệm quản lý tài chính của một số TCT ở trong nước có thể rút ra một số bài học sau đây cho Bưu điện tỉnh Yên Bái

- Trong công tác lập kế hoạch tài chính, Bưu điện tỉnh cần được thiết lập cơ chế phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước tại DNNN một cách rõ ràng. Quy định rõ ràng cơ chế giám sát từ các cơ quan quản lý nhà nước đến cơ quan đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Giao quyền tự chủ quyết định các vấn đề liên quan đến SXKD theo cơ chế thị trường cho Bưu điện huyện để đơn vị có thể hoạch định kế hoạch phát triển.

- Về quản lý vốn, cần khuyến khích Bưu điện tỉnh sử dụng nhiều hình thức huy động vốn như vay, vay nội bộ, …để đa dạng nguồn vốn hoạt động; công tác huy động vốn từ các nguồn tiền gửi: tiền gửi khách hàng, các tổ chưc tín dụng, tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tiền gửi của các đoàn thể xã hội … nhằm tăng thêm vốn đầu tư và sắp xếp hợp lý cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn; đồng thời có thể sử dụng các đơn vị liên kết để tận dụng nguồn vốn tự có của họ nhằm giảm chi phí vốn trong kinh doanh.

Quản lý chặt chẽ các khoản nợ và khoản phải thu để chủ động trong thanh toán và hạn chế tình trạng phân tán vốn.

- Về quản lý nguồn thu - chi hoạt động kinh doanh dịch vụ theo đúng quy định: Nộp Tổng công ty thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh Bưu chính Viễn thông theo quy định của Nhà nước, TCTvà toàn bộ lợi nhuận hoạt động khác. Trích lập các quỹ: sau khi bù các khoản lỗ của năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế, trừ các khoản tiền nộp phạt vi phạm Pháp luật thuộc trách nhiệm chung như; vi phạm luật thuế, luật giao thông, môi trường, thương mại, quy chế hành chính, các khoản chi phí thực tế đã chi nhưng chưa được tính vào chi phí hợp lý... phần lợi nhuận còn lại được trích lập các quỹ như: quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, dự phòng trợ cấp mất việc làm hoặc quỹ thi đua, khen thưởng. Đồng thời, Bưu điện tỉnh nên ưu tiên đầu tư cho các hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nhất là đầu tư ra ngoài TCT. Triển khai và ứng dụng khoa học công nghệ mới trong quá trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 36 - 41)