Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ TH/KH Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ TH/KH Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ TH/KH Tổng doanh thu 48.416,3 60.375,1 124,7 9.282,5 64.558,7 108,9 2.197,1 81.293,0 98,9
1. Doanh thu hoạt động kinh doanh 46.171,1 57.141,4 123,8 44.570,6 61.953,2 139,0 81.281,8 81.200,5 99,9 2. Doanh thu hoạt động tài chính 45,7 91,9 201,2 37,6 92,0 245,0 138,0 92,4 67,0 3. Doanh thu phân chia kinh doanh dịch
vụ BCVT 2.685,3 3.141,8 117,0 2.077,2 2.513,5 121,0
Tổng chi phí 46.769,9 58.696,2 125,5 44.984,7 64.823,0 144,1 9.196,7 94.102,5 99,9
1. Chi phí hoạt động kinh doanh 67.891,0 52.276,1 77,0 51.693,1 58.402,9 113.0 83.916,9 82.909,9 98,8 2. Chi phí tài chính 1,2 0,8 68,8 0,9 0,8 94,7 0,4 0,3 90,9 3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.778,6 6.419,3 94,7 9.454,1 6.419,3 67,9 11.203,5 11.192,3 99,9
Chỉ tiêu tổng hợp
1. Tổng chênh lệch thu chi 2.180,3 1.678,8 77,0 (273,4) (264,3) 96,7 (12.095,9) (12.809,5) 105,9 2. Doanh thu tính lương 5.079,1 4.957,2 97,6 4.162,7 3.642,4 87,5 (1,706.0) (1.616,9) 94,8
Kế hoạch tài chính phải thực hiện tốt chức năng dự báo, định hướng cho công tác quản lý tài chính, đảm bảo việc huy động các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng tốt cho việc thực hiện các kế hoạch hoạt động SXKD của Bưu điện tỉnh tại Bảng 3.2.
Qua bảng 3.2 cho thấy, việc xây dựng kế hoạch tài chính ngày càng sát hơn với thực tế thực hiện, cụ thể:
- Chỉ tiêu về tổng doanh thu năm 2014 đạt tỷ lệ thực hiện/kế hoạch đạt 124,7%, đến năm 2016 tỷ lệ này giảm xuống 98,9%, nhưng doanh thu tăng cao năm 2016 đạt 81,2 triệu đồng tăng 20,9 triệu đồng so với năm 2014, như vậy, việc lập kế hoạch tài chính tương đối sát so với mục tiêu kinh doanh đơn vị đạt được. Để đạt được kết quả đó, khi lập Kế hoạch tài chính Bưu điện tỉnh Yên Bái đã phải tính toán đầy đủ các chỉ tiêu về doanh thu gồm: Doanh thu phát sinh được thực hiện từ các dịch vụ sau: Bưu chính chuyển phát, tài chính bưu chính, đại lý VT-CNTT, phân phối truyền thông và kinh doanh khác, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác. Dịch vụ chuyển phát nhanh, chuyển tiền trong nước, chuyển tiền quốc tế, điện hoa quà tặng, thu hộ; chi hộ, đại lý bảo hiểm Prevoir, đại lý vé máy bay, phát hành báo chí, bưu kiện liên tỉnh và quốc tế. Doanh thu phân chia được xác định bằng tổng doanh thu được nhận về, trừ (-) tổng doanh thu phải chia đi của các dịch vụ nêu trên. Tỷ lệ phân chia doanh thu giữa các đơn vị theo cơ chế quy định của VNPost. Doanh thu tính lương theo chỉ tiêu nội bộ của VNPost.
- Chỉ tiêu về tổng chi phí năm 2014 đạt tỷ lệ thực hiện/kế hoạch đạt 125,5%, đến năm 2016 tỷ lệ này đạt 99,9% có thể nói là đạt mục tiêu kế hoạch. Để đạt được kết quả đó trong quá trình xây dựng kế hoạch Bưu Điện tỉnh Yên Bái phân chia kế hoạch chi phí ra thành ba (3) nhóm gồm: các khoản chi phí gắn với quy mô doanh thu; các khoản chi phí gắn với quy mô lao động và các khoản chi phí gắn với quy mô mạng lưới. Trong quá trình thực hiện Bưu Điện tỉnh chủ động điều chỉnh tỷ lệ và nguyên tắc phân bổ cho nguồn chi phí này cho các đơn vị tùy theo mức độ ưu tiên của từng dịch vụ, từng thời
điểm và từng địa bàn kinh doanh, như: Chi phí khấu hao TSCĐ Kế hoạch chi khấu hao TSCĐ hàng năm của Bưu Điện tỉnh (hiện tại Bưu điện tỉnh đang áp dụng tính toán khấu hao theo Thông tư số 33/2005/TT-BTC ngày 29/4/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều tại Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác). Chi sửa chữa tài sản cố định; Chi tiền lương và tất cả các loại chi phí khác mà Bưu điện tỉnh phải thực hiện.
- Tổng chênh lệch thu chi được Bưu điện tỉnh tính đúng theo công thức Tổng chênh lệch thu chi = Doanh thu BCVT thuần+Doanh thu hoạt động tài chính + Thu nhập khác- Tổng chi phí
Qua đó cho thấy công tác lập kế hoạch có hiệu quả hơn, năm 2014 đạt tỷ lệ 77%, năm 2015 đạt 96,7% đến năm 2016 tăng lên 105,9%. Qua đó cho thấy hiệu quả kinh doanh của Bưu điện tăng. Phù hợp với kết quả khảo sát tại Bảng 3.3.
Bảng 3.3: Đánh giá về công tác lập kế hoạch tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái
Nội dung bình đánh giá Điểm trung Mức ý nghĩa
- Sự phù hợp với kế hoạch tài chính được
phê duyệt 2,99 Trung bình
- Sự phù hợp với mục đích, định mức, tiêu chuẩn và các quy định khác của Nhà nước có liên quan đến quản lý nguồn lực tài chính
3,76 Trung bình - Khá - Việc vận dụng các chính sách có liên quan
trong quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính 3,97
Trung bình - Khá - Tính đầy đủ các tài liệu, hồ sơ thanh toán
theo quy định 3,50
Trung bình - Khá - Tính kịp thời trong thực hiện các nhiệm vụ
được giao đã được phê duyệt trong kế hoạch tài chính
4,10 Tốt
Qua Bảng 3.3 cho thấy: Công tác quản lý nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái đạt kết quả cơ bản là trung bình - khá, các chỉ số được đánh giá tương đối đồng đều, Tính kịp thời trong thực hiện các nhiệm vụ được giao đã được phê duyệt trong kế hoạch tài chính được đánh giá cao nhất là 4,10 điểm và điểm được đánh giá thấp nhất là Sự phù hợp với kế hoạch tài chính được phê duyệt với 2,99 điểm (những hạn chế này chính là những nội dung trong công tác quản lý nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái đã nêu trên); điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái trong thời gian tới và điều này cần được phát huy. Căn cứ vào các chỉ tiêu đã được VNPost phê duyệt, Bưu điện tỉnh tổ chức chỉ đạo các Bưu điện khu vực trực thuộc thực hiện từng chỉ tiêu bằng việc giao lại kế hoạch SXKD cho các đơn vị. Đồng thời thực hiện theo dõi, kiểm tra từng bước của quá trình thực hiện để nắm bắt kết quả thực hiện kế hoạch.
Từ đó, đánh giá được khả năng hoàn thành kế hoạch cũng như việc đánh giá được các yếu tố biến động đến việc thực hiện các chi tiêu kế hoạch làm cơ sở cho việc điều chính chính sách phù hợp với tình hình thực tế. Ví dụ như chính sách bán hàng, chính sách khuyến mãi, tiếp thị, chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất ... Kế hoạch tài chính của Bưu điện tỉnh được lập theo tháng, quí kết hợp với việc kiểm tra đánh giá thường xuyên nên việc điều chỉnh chính sách được tiến hành kịp thời, đảm bảo cho việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch một cách tốt nhất. Quá trình triển khai thực hiện kế hoạch được qui định cụ thể như sau:
- Bưu điện tỉnh triển khai phân giao chỉ tiêu kế hoạch SXKD hàng năm cho các đơn vị cơ sở và hướng dẫn các đơn vị thực hiện. Các phòng chức năng Bưu điện tỉnh gồm: Phòng Tài chính kế toán, phòng Dịch vụ bưu chính, phòng Kế hoạch kinh doanh, phối hợp xây dựng phần mềm quản lý, theo dõi tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch hàng tuần, hàng tháng. Từ đó có các giải pháp hữu hiệu giúp các đơn vị thực hiện tốt kế hoạch. Định kỳ hàng
tháng các phòng xây dựng nội dung về mục tiêu, định hướng phát triển các dịch vụ và các giải pháp thực hiện, các quy trình, quy định báo cáo lãnh đạo Bưu điện tỉnh và ban hành văn bản thông báo, hướng dẫn các đơn vị.
- Phối hợp với Ban Tài chính TCT đề xuất điều chỉnh hệ thống báo cáo thống kê cho phù hợp với các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổng hợp báo cáo, so sánh tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, quí, năm so với cùng ký của năm trước, đồng thời giảm nhẹ được thời gian nhập số liệu trên chương trình quản lý, thống nhất được hệ thống số liệu trong toàn Bưu điện tỉnh.
- Các đơn vị trực thuộc căn cứ các chỉ tiêu kế hoạch được Bưu diện tỉnh giao và tình hình thực tế, triển khai nhiệm vụ tới các chi nhánh, tổ, bộ phận. Thực hiện phân kỳ kế hoạch theo từng tháng, quý và đăng ký thực hiện với Bưu Điện tỉnh. Phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các chức năng thực hiện việc cập nhật, theo dõi, kiểm tra số liệu các chỉ tiêu phát sinh của đơn vị tại phần mềm quản lý trên mạng theo đúng quy trình, quy định của Bưu Điện tỉnh. Căn cứ tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch SXKD về doanh thu, chi phí hàng tháng, tính quỹ lương thực hiện và phân chia lương cho người lao động đúng, đủ theo quy định. Hàng tháng, quý, năm thực hiện việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch để có những biện pháp, giải pháp kịp thời, phù hợp nhằm đạt được kết quả cao nhất.
- Điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch: Trong quá trình lập kế hoạch tài chính, các chỉ tiêu kế hoạch có mối liên hệ với nhau. Kết quả thực hiện chỉ tiêu này có thể làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác. Vì vậy, hàng kỳ căn cứ vàotình hình thực hiện các chỉ tiêu cơ bản về doanh thu, chi phí để thực hiện điều chỉnh việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch khác theo cơ chế qui định của TCT, đảm bảo tính thống nhất giữa các chỉ tiêu theo định hướng ban đầu từ khi lập kế hoạch.
3.2.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái
3.2.2.1. Thực trạng quản lý nguồn vốn của Bưu điện tỉnh Yên Bái
Nguồn vốn của Bưu điện tỉnh Yên Bái bao gồm vốn TCT giao và vốn tự huy động được thể hiện tại Bảng 3.4. Vốn kinh doanh của Bưu điện tỉnh bao gồm vốn chủ sở hữu (vốn điều lệ), vốn do Bưu điện tỉnh tự huy động (vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động dưới hình thức khác) và các nguồn vốn khác. Ngoài nguồn vốn của chủ sở hữu nhà nước, Bưu điện tỉnh được quyền huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để SXKD. Việc huy động vốn phải đảm bảo khả năng thanh toán nợ và có phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Lãi suất huy động vốn thực hiện theo lãi suất thị trường theo hợp đồng vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng. Việc huy động vốn không được làm thay đổi hình thức sở hữu của Bưu điện tỉnh.
Qua Bảng 3.4 cho thấy, nợ phải trả tăng lên, năm 2015 trên 109.889,74 triệu đồng đến năm 2016 tăng lên 260.185,05 triệu đồng tương đương tăng gần gấp 2,4 lần, với 136,77% chủ yếu tập trung vào nợ ngắn hạn, điều này tạo gánh nặng trả lãi cho Bưu điện tỉnh, nhưng cũng từ khoản nợ cho thấy Bưu điện tỉnh đã chủ động huy động được nguồn vốn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để SXKD; việc huy động vốn đều đảm bảo khả năng thanh toán nợ và có phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bên cạnh đó, nợ dài hạn giảm xuống, năm 2015 là 187,35 triệu đồng đến năm 2016 giảm xuống còn 24,25 triệu đồng. Bưu điện tỉnh Yên Bái đã thực hiện quản lý nợ phải trả theo quy trình: Mở sổ theo dõi đầy đủ các khoản nợ phải trả gồm cả các khoản lãi phải trả. Định kỳ thực hiện đánh giá, xác định khả năng thanh toán nợ nhằm phát hiện sớm tình hình khó khăn trong thanh toán nợ để có giải pháp khắc phục kịp thời, không để phát sinh các khoản nợ quá hạn. Các khoản nợ phải trả mà không trả, không có đối tượng để trả thì hạch toán vào thu nhập của Tổng công ty. Thanh toán các khoản nợ phải trả theo đúng thời hạn đã cam kết.