Hoàn thiện kiểm soát tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 101 - 102)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2.3. Hoàn thiện kiểm soát tài chính

* Cơ sở của giải pháp

Tổ chức thực hiện Nghị định số 49/2014/NĐ-CP của Chính phủ về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DN trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu nhà nước.

* Nội dung của giải pháp

- Bưu điện tỉnh Yên Bái cần củng cố bộ phận làm chức năng kiểm tra, kiểm soát tài chính, đảm bảo các khoản thu chi của Bưu điện tỉnh Yên Bái hợp lý, hợp lệ, vừa tuân thủ pháp luật, vừa tuân thủ quy chế của Bưu điện tỉnh Yên Bái, hướng nỗ lực đến nâng cao hiệu quả hoạt động chung.

- Thiết lập hệ thống thu thập, xử lý, lưu giữ thông tin trung thực, khoa học, cập nhật để phục vụ nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát gián tiếp thông qua phân tích thông tin. Củng cố đội ngũ kiểm tra, kiểm soát đáp ứng về mặt chuyên môn, đạo đức, dũng cảm trong công việc.

- Áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả các dòng thu, chi tiền tại Bưu điện tỉnh Yên Bái. Đảm bảo có dự trữ để thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho người lao động, có khả năng trả nợ đúng hạn. Sử dụng quỹ khen thưởng hợp lý để khuyến khích thoả đáng các tài năng, những người quản lý giỏi. Quỹ tiền lương thực hiện của Bưu điện tỉnh Yên Bái phải được xác định theo mức độ hoàn thành kế hoạch SXKD, năng suất lao động và lợi nhuận thực hiện.

- Nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ. Trước hết cần phải hoàn thiện bộ phận kiểm soát nội bộ, biên chế đủ cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức tốt của Bưu điện tỉnh Yên Bái để có thể hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra hoạt động tài chính độc lập. Nên bố trí cán bộ chuyên trách làm nhiệm vụ kiểm soát nội bộ của Bưu điện tỉnh Yên Bái. Song song với bổ sung nhân lực phải thiết lập hệ thống kiểm soát từ của Bưu điện tỉnh Yên Bái đến với các Bưu cục, Bưu điện huyện đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động kiểm soát. Bưu điện tỉnh Yên Bái phải xây dựng quy chế kiểm tra cụ thể và phổ biến đến toàn bộ các đơn vị trực thuộc cũng như các cán bộ, công chức của đơn vị. Trong quy chế, ngoài việc quy định cụ thể vai trò trách nhiệm của bộ phận kiểm tra nội bộ, mối quan hệ giữa các bộ phận đối với hoạt động kiểm tra nội bộ, phải có quy định cụ thể lĩnh vực hoạt động của đơn vị, cơ cấu bộ máy quản lý, thời gian làm việc của các bộ phận chức năng, quy chế và quản lý tài chính...

* Hoạt động cần thực hiện

Phải xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, rõ ràng và đưa ra ngay từ đầu năm phổ biến cho toàn bộ cán bộ công chức của đơn vị được biết. Trong kế hoạch phải xác định rõ ràng những người chịu trách nhiệm kiểm tra từng khâu công việc, đối tượng kiểm tra, nội dung và thời gian kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra tài chính, kế toán phải xây dựng phù hợp với điều kiện, đặc điểm tổ chức công tác tài chính, kế toán của đơn vị và có tính khả thi cao. Phải có báo cáo và công khai kết quả kiểm tra.

Quá trình kiểm tra nếu có phát hiện sai sót cần phải đề xuất biện pháp sửa chữa và điều chỉnh cho kịp thời, đồng thời giám sát quá trình sửa chữa, khắc phục của các đơn vị thành viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)