Hoàn thiện bộ máy quản lý nguồn lực tài chính và nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 102)

5. Bố cục của luận văn

4.2.3.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý nguồn lực tài chính và nâng cao

- Sắp xếp và hoàn thiện bộ máy kế toán tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái. Bưu điện tỉnh Yên Bái phải tổ chức phòng kế toán tài chính theo hướng thành lập các bộ phận chức năng: bộ phận kế hoạch tài chính, kế toán tổng

hợp, đầu tư tài chính, nguồn vốn nhằm chuyên trách quản lý tài chính với các nhân viên thành thạo nghiệp vụ, đạo đức tốt, phù hợp với các quy định và chuẩn mực kế toán, tài chính, đầu tư của Bưu điện tỉnh Yên Bái. Thực hiện hệ thống các mẫu biểu, báo cáo tài chính thống nhất do TCT ban hành đảm bảo tính khoa học, hợp lý, tuân thủ các quy định của nhà nước và phù hợp với hoạt động SXKD và mục tiêu kinh doanh của Bưu điện tỉnh Yên Bái. Bổ sung cơ sở vật chất và các điều kiện làm việc của bộ máy quản lý tài chính Bưu điện tỉnh Yên Bái. Tích cực ứng dụng các phần mềm chuyên dụng vào quản lý tài chính. Tuỳ thuộc vào quy mô, chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị mà trang bị máy tính (bao gồm máy chủ và máy con) có kết nối cơ sở dữ liệu chung sao cho phát huy tốt công suất và khả năng của máy, tránh lãng phí khi mua sắm thiết bị. Xây dựng và hoàn thiện việc ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng hiện đại, tích hợp các phần mềm kế toán vào một phần mềm kế toán tổng hợp thống nhất tại tất cả các Bưu cục, Bưu điện huyện. Đi đôi với trang bị máy tính nối mạng, cần đào tạo nguồn nhân lực về ứng dụng công nghệ thông tin làm công tác quản lý tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái. Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn để hỗ trợ đội ngũ cán bộ quản lý tài chính ở các đơn vị.

- Củng cố hệ thống thông tin phục vụ quản lý tài chính mới.

Để có thể thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, Bưu điện tỉnh Yên Bái phải thiết lập hệ thống thông tin hoàn chỉnh, chính xác, kịp thời đáp. Để củng cố hệ thống thông tin sẵn có, cần rà soát lại các khâu từ thu thập đến xử lý, lưu giữ và cung cấp cho các địa chỉ cụ thể, loại bỏ các khâu thừa, chồng chéo, nhất là chồng chéo về văn bản, giấy tờ gây quá tải. Thiết kế lại hệ thống đảm bảo thông tin theo nguyên tắc gọn nhẹ, kịp thời, hiệu quả, thiết thực cho mục đích đánh giá, kiểm tra, kiểm toán, xây dựng kế hoạch, dự án…Nên số hóa hệ thống cung cấp thông tin để dễ dàng truy cập ở mọi nơi nhằm hỗ trợ thông tin đáp ứng nhu cầu của quản lý tài chính và giảm thiểu chi phí ra quyết định tại Bưu điện tỉnh Yên Bái.

Cần liên kết các bộ phận Bưu điện tỉnh Yên Bái thành hệ thống nối mạng sao cho thông tin được thu thập kịp thời đúng thời điểm xảy ra hiện tượng, hoạt động và cập nhật vào hệ thống kịp thời phục vụ cho công việc giám sát của ban lãnh đạo Bưu điện tỉnh Yên Bái. Cần triển khai thực hiện nghiêm túc các mẫu biểu thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữu liệu đồng bộ, thống nhất thước đo, tiêu chí do TCT ban hành, nhất là các thông tin về tiến độ, chi phí, doanh thu, sự cố phát sinh… Tăng cường kỷ luật và trách nhiệm của người lập báo cáo tài chính về tính trung thực và cập nhât của báo cáo.

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đội ngũ cán bộ tài chính. Để có đội ngũ cán bộ quản lý tài chính có năng lực, chuyên nghiệp và đáp ứng được yêu cầu đổi mới quản lý tài chính Bưu điện tỉnh Yên Bái, một số giải pháp cần thực hiện bao gồm:

+ Bổ nhiệm Kế toán trưởng có năng lực giao tiếp quan hệ, có chuyên môn sâu về tài chính, kế toán, am hiểu các nhiệm vụ để đủ sức tham mưu và giúp việc cho Lãnh đạo Bưu điện tỉnh Yên Bái làm chủ các hoạt động tài chính. Kiên quyết loại bỏ các nhân viên không đủ năng lực và không đáp ứng về tiêu chuẩn đạo đức ra khỏi bộ phận giúp việc quan trọng này.

+ Kiện toàn và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái. Rà soát, sắp xếp và bố trí lại đội ngũ cán bộ tài chính hiện có nhằm đảm bảo phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người để nâng cao hiệu quả công tác. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ và thực trạng của đội ngũ cán bộ hiện nay, lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hợp lý nghiệp vụ chuyên môn cho họ. Phấn đấu có đội ngũ cán bộ quản lý tài chính chuẩn hoá về năng lực, nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Muốn làm tốt việc này phải thiết kế các khâu tuyển dụng, sắp xếp bố trí công việc, đào tạo bồi dưỡng có hệ thống theo nguyên tắc lựa chọn, đào tạo và tạo môi trường cho người giỏi phát huy năng lực của họ. Trong các khâu đó, chú trọng khâu tuyển dụng, đảm bảo tuyển dụng công khai, minh bạch, khách quan dựa trên các tiêu chí chất lượng, năng lực chuyên môn, phẩm chất, ý thức, đạo đức của ứng viên.

- Sắp xếp phân công cán bộ phù hợp với khả năng trình độ chuyên môn của từng người lao động theo đúng vị trí chức năng, nhiệm vụ khi thực thi công việc. Phát huy thế mạnh của từng cán bộ trong phân công công tác nhằm đạt hiệu quả cao. Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng công tác của từng cán bộ để động viên, khuyến khích và xử lý kỷ luật kịp thời.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính theo yêu cầu của Bưu điện tỉnh Yên Bái. Khuyến khích cán bộ chủ động học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn thông qua chính sách tạo điều kiện về mặt thời gian, kinh phí.

- Nghiêm túc thực hiện chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật lao động, nâng cao tinh thần đạo đức nghề nghiệp đối với các cán bộ, công chức quản lý tài chính. Mỗi vị trí công tác phải được quy định rõ phạm vi công việc, trách nhiệm khi hoàn thành để có cơ sở đánh giá, kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ của họ. Chú ý kế thừa giữa các thế hệ cán bộ cũng như động viên tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong công tác chuyên môn, khuyến khích lao động sáng tạo, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm trong công việc của cán bộ.

4.2.3.2. Nâng cao vai trò lãnh đạo của các tổ chính trị, xã hội tại Bưu điện tỉnh Yên Bái

Hiện mô hình tổ chức Đảng tại Bưu điện tỉnh Yên Bái là mô hình tổ chức Đảng có chính quyền, đoàn thể cùng cấp xuyên suốt trong toàn thể Bưu điện tỉnh Yên Bái. Mô hình này đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với Bưu điện tỉnh Yên Bái, gắn hoạt động của tổ chức Đảng với tổ chức SXKD, giữa công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức cán bộ với thực hiện nhiệm vụ chính trị. Để đảm bảo vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng đối với hoạt động của Bưu điện tỉnh Yên Bái cần tập trung vào các vấn đề sau:

Một là, tổ chức Đảng phải thực hiện tốt nhiệm vụ đoàn kết trong Bưu điện tỉnh Yên Bái. Có đoàn kết tổ chức Đảng mới có sức mạnh lãnh đạo quần chúng. Muốn vậy, tổ chức Đảng phải giám sát các đảng viên giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt, buộc họ phải hành động vì lợi ích chung của chủ sở hữu nhà nước và của Bưu điện tỉnh Yên Bái. Kỷ luật Đảng phải được xiết chặt để đưa ra khỏi vị trí lãnh đạo những người tham ô, tham nhũng tài sản của Bưu điện

tỉnh Yên Bái. Tổ chức Đảng phải có ý kiến để có thể tuyển dụng, đào tạo và tạo môi trường làm việc tốt cho những người có chuyên môn, có động cơ xây dựng Bưu điện tỉnh Yên Bái. Đấu tranh và đưa ra ánh sáng các hành vi tham ô, tham nhũng, bè phái, báo cáo sai sự thật với cấp trên để phát triển Bưu điện tỉnh Yên Bái vững mạnh.

Hai là, động viên người lao động trong Bưu điện tỉnh Yên Bái lao động sáng tạo, cùng Bưu điện tỉnh Yên Bái vượt qua giai đoạn khó khăn. Tổ chức Đảng lãnh đạo tổ chức công đoàn giải quyết các yêu cầu và nguyện vọng hợp lý của người lao động, hỗ xử lý các trường hợp tranh chấp lao động, động viên người lao động cùng chung lưng với giới lãnh đạo xây dựng Bưu điện tỉnh Yên Bái thành đơn vị làm ăn hiệu quả, tăng thu nhập và điều kiện phát triển cho người lao động.

Ba là, các tổ chức Đảng trong Bưu điện tỉnh Yên Bái cần tăng cường tuyên truyền chính sách, đường lối của Đảng về kinh tế, các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động SXKD của Bưu điện tỉnh Yên Bái để mọi người có điều kiện thực hiện đúng, cũng như giám sát hoạt động của Bưu điện tỉnh Yên Bái, phòng ngừa các hoạt động sai trái.

4.3. Kiến nghị

Để tạo điều kiện cho Bưu điện tỉnh Yên Bái nâng cao công tác quản lý nguồn lực tài chính kiến nghị Chính phủ xây dựng hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô đồng bộ, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và tổ chức hoạt động của các tập đoàn, TCT nhà nước, hoàn thiện thể chế về kiểm tra, giám sát phần vốn sở hữu Nhà nước, xem xét điều chỉnh lại quy định về chức năng xã hội của TĐKT, TCT Nhà nước, thiết lập cơ chế làm việc hiệu quả của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, đổi mới cơ chế tuyển, bổ nhiệm, sử dụng, đánh giá, xác định trách nhiệm, quyền lợi của những người đại diện vốn nhà nước, vốn của tập đoàn ở CT mẹ, CT con, CT cháu.

Kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông đổi mới, tăng cường quản lý, giám sát, lựa chọn người đại diện có trình độ chuyên môn, đồng thời phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn người đại diện một cách rõ ràng, có chế tài quy định rõ ràng về xử lý lãnh đạo không hoàn thành nhiệm vụ.

KẾT LUẬN

Luận văn đã hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về quản lý, quản lý tài chính, nguồn lực tài chính; từ đó thấy được vai trò của công tác quản lý nguồn lực tài chính trong các doanh nghiệp nhà nước; nội dung trong công tác quản lý nguồn lực tài chính và các chỉ tiêu phân tích; để từ đó phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái. Qua đánh giá cho thấy, Bưu điện tỉnh Yên Bái đã và đang đẩy mạnh việc đổi mới, đa dạng hóa dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò chủ đạo trong cung cấp các dịch vụ công ích phục vụ các cơ quan Đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà; đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Để đạt được những kết quả đó thì công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất, kinh doanh luôn được thực hiện tập trung, thống nhất các phương án kinh doanh, dịch vụ. Từng tháng, từng quý Bưu điện tỉnh định hướng phân kỳ kế hoạch; bám sát những diễn biến của thị trường; giao các chỉ tiêu kế hoạch, đơn giá theo hướng tạo chủ động, linh hoạt cho các đơn vị. Gắn cơ chế khuyến khích, tạo động lực đối với các đơn vị tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả cao. Đồng thời, áp dụng đồng bộ các giải pháp triệt để thực hiện tiết kiệm chi phí, mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong công tác quản lý nguồn lực tài chính của Bưu điện tỉnh vẫn còn những hạn chế: việc huy động vốn chưa cao, lợi nhuận kinh doanh tăng trưởng chậm, quản lý chi phí còn bất cập… Trên cơ sở các nội dung phân tích thực trạng quản lý nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái, tác giả đã xây dựng một số giải pháp để nâng cao công tác quản lý nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Yên Bái trong thời gian tới. Các giải pháp chủ yếu: giải pháp cụ thể về công tác lập kế hoạch, quản lý nguồn lực tài chính, quản lý sử dụng nguồn vốn, doanh thu và chi phí; kiểm soát tài chính; đồng thời cũng đề xuất những giải pháp bổ trợ cho giải pháp chính. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn phát triển có thể ưu tiên sắp đặt những vấn đề cần tập trung giải quyết trước, sau theo tình hình thực tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Văn Ân (2004), "Cải cách doanh nghiệp nhà nước là công việc hết sức cấp bách", Báo Đầu tư, (3).

2. Nguyễn Thị Lan Anh (2013), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ thuộc tập đoàn hóa chất Việt Nam, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 3. Vũ Đình Bách, Trần Minh Đạo (2012), "Tiếp tục đổi mới doanh nghiệp

nhà nước ở Việt Nam", Tạp chí quản lý kinh tế, (5).

4. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (Khóa IX) (năm 2004), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Trương Hán Bân (1996), Bàn về cải cách toàn diện doanh nghiệp Nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Hoàng Chí Bảo (2011), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học đề tài: Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam: thực trạng và định hướng phát triển, Đề tài khoa học cấp Hội đồng Khoa học các cơ quan đảng Trung ương, mã số TĐKTNN 2010-2011, Hà Nội.

7. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2005), Đề án hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế trên cơ sở tổng công ty Nhà nước, Hà Nội.

8. Bộ Tài chính (2000), Chế độ mới quản lý tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính.

9. Bộ Tài chính (2001), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ - BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính, Hà Nội.

10. Bộ Tài chính (2011), Quy chế tài chính của công ty mẹ Tập đoàn Sông Đà,

Hà Nội.

11. Bưu điện tỉnh Yên Bái (2014), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014, Yên Bái.

12. Bưu điện tỉnh Yên Bái (2015), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015, Yên Bái.

13. Bưu điện tỉnh Yên Bái (2016), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016, Yên Bái.

14. Bưu điện tỉnh Hải Dương (2011 - 2016), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011 - 2016, Hải Dương.

15. Bưu điện tỉnh Lào Cai (2011 - 2016), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011 - 2016, Lào Cai.

16. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

17. Chính phủ (2004), Nghị định 199/2004/NĐ-CP ban hành quy chế quản lý tài chính công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, Hà Nội.

18. Chính phủ (2013), Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích, Hà Nội. 19. Chính phủ (2013), Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của

Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Hà Nội. 20. Chính phủ (2013), Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 về

việc phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Hà Nội.

21. Chính phủ (2014), Nghị định 91/2014/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, Hà Nội.

22. Chính phủ (2015), Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015về việc giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp tài chính, đánh giá hiệu quả và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 102)