Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Bưu điện tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 36 - 38)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Bưu điện tỉnh Hải Dương

Bưu điện tỉnh Hải Dương có tư cách pháp nhân và là tổ chức kinh tế - đơn vị thành viện hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam có điều lệ tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành, có con dấu theo mẫu doanh nghiệp nhà nước, được mở tài khoản ngân hàng và kho bạc Nhà nước. Trong công tác quản lý tài chính Bưu điện tỉnh Hải Dương đã đạt được một số kết quả nổi bật như

- Hằng năm Bưu điện tỉnh luôn lập kế hoạch tài chính trên cơ sở được Tổng công ty giao quyền quản lý vốn và tài sản tương ứng với nhiệm vụ kinh doanh và phục vụ của đơn vị. Chịu trách nhiệm về hoàn thành kế hoạch kinh doanh và phục vụ đã được Tổng công ty giao để góp phần bảo toàn và phát triển tổng số vốn do Tổng công ty quản lý. Có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Tổng công ty, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Tổng công ty.

- Về quản lý vốn: Bưu điện đã sử dụng tương đối tốt đòn bẩy tài chính hay nói cụ thể hơn Bưu điện tỉnh Hải Dương đã sử dụng tương đối tốt nguồn vốn vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số nợ trên tổng tài sản và hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu luôn ở mức cao.

Tỷ trọng TSCĐ và TSLĐ trong tổng tài sản là tương đối ổn định qua các năm. Về mặt lượng, có sự tham gia liên tục TSCĐ qua các năm. Điều này chứng tỏ Bưu điện tỉnh đã có sự quan tâm đến đầu tư thay đổi thiết bị công nghệ mới và có sự nâng cấp TSCĐ.

Bưu điện đã mở rộng quy mô kinh doanh. Tăng thêm vốn đầu tư và sắp xếp hợp lý cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn. Quản lý tốt hơn về công nợ và các khoản phải trả của khách hành. Giám giá vốn hàng bán, các khoản chi phí có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của Bưu điện. Khai thác tốt các khoản chiếm dụng từ bên ngoài, không để Bưu điện lâm vào tình trạng không trả được nợ và hạn chế tối đa các khoản nợ khó xử lý.

- Về quản lý nguồn thu - chi: Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh luôn ở mức cao. Doanh thu thuần của Bưu điện tỉnh Hải Dương liên tục tăng qua các năm. Sản lượng các dịch vụ cũng đạt tỷ lệ cao, năm sau cao hơn năm trước. Chất lượng các dịch vụ viễn thông cũng như các dịch vụ bưu chính mà Bưu điện tỉnh Hải Dương cung cấp được nâng cao. Việc đưa thêm dịch vụ VoIP vào kinh doanh bước đầu đã đạt được những kết quả chứng tỏ việc phát triển loại hình này là đúng đắn. Về mặt tương đối, có thể thấy các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trong các năm đều ở mức cao. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, nguồn lực tài chính được quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển SXKD.

Bên cạnh đó Bưu điện tỉnh Hải Dương đã thực hiện kiện toàn về tổ chức sắp xếp cán bộ và lao động theo yêu cầu của việc tái lập. Bưu điện tỉnh và các đơn vị đã làm tốt việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, từng bước tiếp cận với trình độ kĩ thuật và cơ chế quản lý mới. Công tác tổ chức, chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh và của các đơn vị đã có nhiều chuyển biến tích cực, vừa đảm bảo tính tập trung thống nhất cao, vừa tạo quyền tự chủ, năng động sáng tạo cho đơn vị cơ sở, bằng mọi biện pháp tăng trưởng nhanh và thực hiện được hai chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu là: phát triển máy điện thoại và doanh thu cước. Với các biện pháp cụ thể, Bưu điện tỉnh Hải Dương đã đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá nâng lên cả về quy mô số lượng lẫn chất lượng (Bưu điện tỉnh Hải Dương (2011- 2016), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011 – 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh yên bái (Trang 36 - 38)