Kinh nghiệm xuất khẩu hàng nông sản của một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 42 - 45)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng nông sản ở một số quốc gia và ở địa

1.2.2. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng nông sản của một số địa phương trong nước

1.2.2.1. Kinh nghiệm xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ

Cây chè có lịch sử phát triển lâu đời trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Nhiều năm qua, cây chè luôn được xác định là cây kinh tế mũi nhọn đối với các huyện trong vùng sản xuất chè nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung. Chính vì vậy phát triển cây chè là một trong những chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh Phú Thọ. Ngành sản xuất và xuất khẩu chè đang ngày càng đóng vai trò quan trọng và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, với 80% sản lượng chè.

Trước đây, giống như một số nông sản khác, trên thị trường quốc tế, loại chè đặc sản này lại chỉ được coi là hàng hóa thô. Trên bao bì không được ghi "sản xuất ở Việt Nam" mà phải đứng danh của thương hiệu nước ngoài. Trăn trở của những người làm chè Phú Thọ là đem được thương hiệu đặc sản này ra với thị trường thế giới.

Từ năm 2012 trờ về trước, các doanh nghiệp chế biến chè thường xuyên gặp vấn đề về nguồn nguyên liệu đầu vào. Các vùng nguyên liệu trong tỉnh cũng mới chỉ đáp ứng 52% nhu cầu nguyên liệu; số nguyên liệu còn lại, phải thu mua tại các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang… Bên cạnh đó, sản lượng chè búp

tươi của tỉnh cũng chỉ đáp ứng khoảng gần 50% công suất, còn tới 60% số cơ sở chế biến không có vùng nguyên liệu, không chủ động được sản xuất, tình trạng tranh mua, tranh bán nguyên liệu giữa các cơ sở chế biến diễn ra ngày càng gay gắt… Hầu hết các cơ sở thường sản xuất chè đen, rất ít cơ sở chế biến chè xanh, chè cao cấp. Vì thế mà sản phẩm chè chưa phong phú, chất lượng chưa cao nên khó thâm nhập những thị trường khó tính. Thậm chí sản phẩm chè chỉ bán để tạo nguyên liệu nên giá trị sản phẩm không cao, khó đa dạng thị trường và càng khó khăn để xây dựng thương hiệu. Ngoài ra, hầu hết sản phẩm chè của tỉnh phải bán qua nhiều thị trường, nhiều cấp nên lợi nhuận thấp, chất lượng tốt, xấu khó kiểm soát.

Tình trạng trên xảy ra do nhiều nguyên nhân, cụ thể nhiều nơi vẫn áp dụng giống chè cũ, năng suất thấp; trình độ và kỹ thuật trồng chè của người nông dân còn kém; trong tỉnh chưa có sự phân bố đồng đều giữa các vùng nguyên liệu, thiếu vùng nguyên liệu; sự liên doanh, liên kết giữa vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến thiếu chặt chẽ, công nghệ chế biến lạc hậu; sản phẩm chè một số nơi không đảm bảo về an toàn thực phẩm; đa số doanh nghiệp chè chưa chú trọng đến việc tạo dựng thương hiệu cho chè Phú Thọ.

Trước tình hình đó, tỉnh Phú Thọ đã đề ra nhiều biện pháp nhằm tăng cường xuất khẩu chè ra thị trường thế giới, nâng cao chất lượng cây chè, đảm bảo thu nhập cho người nông dân. Từ năm 2012 đến nay, tỉnh Phú Thọ sẽ bỏ ra khoảng 200 tỷ đồng để tái cơ cấu lại ngành chè của tỉnh, trước tiên là quy hoạch lại diện tích sản xuất, đầu tư công nghệ và lựa chọn giống cây có năng suất cao. Quan trọng nhất là xây dựng thương hiệu hướng tới mục tiêu xuất khẩu đi các thị trường khó tính trên thế giới.

Tỉnh Phú Thọ cũng đã nâng cấp và cải tiến công nghệ sau thu hoạch, dây chuyền chế biến cao hơn tiêu chuẩn Vietgap để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ toàn bộ kinh phí đào tạo hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chế biến chè an toàn, kinh phí xây dựng và đăng ký thương hiệu cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Với sự đầu tư như vậy, từ năm 2012 đến nay, tỉnh Phú Thọ đã xuất khẩu trực tiếp mỗi năm 40% sản lượng chè đi thị trường châu Âu và Bắc Mỹ.

1.2.2.2. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng quế của tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là tỉnh có thế mạnh về trồng quế, theo thống kê hiện nay toàn tỉnh có 4.411ha cây quế, Trong cơ cấu cây trồng lâm nghiệp thế mạnh, quế là một cây trồng hứa hẹn triển vọng tốt của …Trong những năm quá, Thanh Hoá đã nhanh chóng lựa chọn cho mình chiến lược hướng về xuất khẩu. Tỉnh đã lựa chọn một ngành nghề phù hợp với tiềm năng của địa phương là trồng và chế biến quế để xuất khẩu. Các doanh nghiệp chủ động nghiên cứu kỹ thị trường và lựa chọn khoảng trống của thị trường quốc tế và quyết định sử dụng nguồn nhân lực dồi dào để sản xuất các sản phẩm với khối lượng lớn, cần ít vốn đầu tư nhưng lại có khả năng tiêu thụ. Nhờ định hướng đúng đắn, Thanh Hoá không những đã phát triển kinh tế của tỉnh theo xu thế phát triển xuất khẩu mà còn giải quyết được tình trạng đói nghèo.

Trong nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu quế, Thanh Hoá đã thực hiện các nội dung sau:

- Nâng cao chất lượng quế: Thắt chặt quy trình thu mua, bao gói, sơ chế, bảo quản trong quá trình vận chuyển. Lựa chọn đơn vị thu mua có úy tín và đảm bảo.

- Tăng cường xuất khẩu tại các thị trường hiện tại: Thị trường xuất khẩu chính của quế Thanh hiện nay là các nước châu Á, bao gồm Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc. Để duy trì và tăng cường xuất khẩu ở các thị trường truyền thống này, tỉnh cần đôn đốc, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện tốt các điều khoản trong hợp đồng nhằm giữ uy tín trong kinh doanh. Hàng xuất khẩu đi các nước phải đáp ứng đúng yêu cầu của nhà nhập khẩu về chất lượng, thời gian giao hàng và giá cả hợp lý.

- Tăng cường xuất khẩu sang thị trường châu Âu và châu Mỹ: Đây là những thị trường giàu tiềm năng do công nghiệp chế biến rất phát triển. Nhằm thúc đẩy xuất khẩu quế sang thị trường này, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường các hoạt động marketing như trưng bày sản phẩm, mở các hội chợ quế ở trong và ngoài nước.

- Ký hợp đồng mua hàng ổn định cho nông dân: Việc đầu tư cho trồng quế không dài, khoảng từ 3-5 năm là có thể thu hoạch vỏ lần đầu tiên, sau mỗi 3 năm lại tái thu hoạch. Nhưng hiện nay, tình trạng các yếu tố sản xuất đầu vào như phân bón tăng giá, khiến giá quế sau thu hoạch thất thường, có lúc xuống quá thấp khiến một số hộ trồng quế chặt bỏ cây quế để trồng loại cây khác. Muốn người nông dân tiếp tục duy trì trồng quế, đồng thời tạo ra nguồn cung hàng ổn định, tỉnh đã khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu ký hợp đồng mua hàng ổn định lâu dài cho người trồng quế. Đây là cơ sở để người nông dân yên tâm trồng và sẵn sàng vay vốn đầu tư lâu dài. Các doanh nghiệp cũng cần quy định chặt chẽ về chất lượng hàng để không bị thiệt haih khi mua về những sản phẩm chất lượng thấp.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)