Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 58 - 59)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hộ

3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.3.1. Điều kiện kinh tế

Yên Bái có lợi thế để phát triển ngành nông - lâm sản gắn với vùng nguyên liệu: trồng rừng và chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo; trồng và chế biến quế, chè, cà phê; trồng và chế biến sắn, hoa quả; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Với nguồn khoáng sản phong phú, tỉnh có điều kiện thuận lợi trong việc khai thác và chế biến khoáng sản như: đá quý, cao lanh, fenspat, bột cácbonnát canxi, sắt…và sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch, sứ kỹ thuật, sứ dân dụng, đá xẻ ốp lát, đá mỹ thuật và các loại vật liệu xây dựng khác.

Có thể nói, năm 2016, Yên Bái phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, song với sự quyết tâm cao và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, thành phần kinh tế và nhân dân trong tỉnh vẫn tạo nên những thành tựu quan trọng. Theo báo cáo tổng kết của Sở công thương Yên Bái năm 2016, hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt mức kế hoạch, tăng trưởng kinh tế đạt trên 7,3%; sản xuất nông nghiệp phát triển; sản xuất công nghiệp vẫn duy trì nhịp độ sản xuất; thu ngân sách đã vào “câu lạc bộ” 2.000 tỷ đồng; lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có nhiều tiến bộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm 5,24%, an sinh xã hội bảo đảm, đời sống nhân dân nâng lên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng được nâng cao, bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho trên 20 ngàn lao động; góp phần xóa đói, giảm nghèo, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ nét nhất là ở khu vực nông thôn.

3.1.3.2. Đặc điểm xã hội

Dân số tỉnh Yên Bái là 792.710 người, trong đó nam 395.330 người, nữ 397.380 người. Dân số thành thị 161.650 người chiếm 20,39%, dân số khu vực nông thôn 631.060 người chiếm 79,61% dân số toàn tỉnh. Dân cư phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành phố. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh năm 2016 là 114 người/km2, cao nhất là thị xã Nghĩa Lộ 974 người/km2, thấp nhất là huyện Trạm Tấu 40 người/km2.

Yên Bái hiện có 30 dân tộc chung sống. Các dân tộc ở Yên Bái sống xen kẽ, quần tụ ở khắp các địa phương trên địa bàn của tỉnh, gồm có các dân tộc Kinh,dân tộc Tày,dân tộc Dao,dân tộc Mông... Cộng đồng và các dân tộc trong tỉnh với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có nhiều nét độc đáo, sâu sắc nhân văn và những truyền thống tập quán trong lao động sản xuất có nhiều bản sắc dân tộc

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh có truyền thống từ lâu và chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng trong những năm gần đây. Hệ thống giáo dục và đào tạo được củng cố, phát triển. Quy mô giáo dục tăng nhanh, các cấp học, ngành học từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, từ giáo dục chính quy đến giáo dục thường xuyên dần hoàn thiện. Công tác đào tạo đã có một số chuyển biến tích cực, đáp ứng một phần nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện nay toàn ngành đã tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2009 - 2016.

Nhìn chung, Yên Bái có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển lĩnh vực nông, lâm nghiệp, nhất là trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và trồng rừng sản xuất. Với những tiềm năng, lợi thế mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Yên Bái, cộng với nguồn nhân lực dồi dào, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, hấp dẫn sẽ là điều kiện quan trọng để Yên Bái phát triển nông nghiệp, tăng cường xuất khẩu nông sản sang các quốc gia khác trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)