Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản
4.2.6. Giải pháp về xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại cho
nông sản xuất khẩu
Thương hiệu hàng hoá là cam kết và chỉ dẫn quan trọng cho người tiêu dùng biết đến những tiêu chuẩn kỹ thuật về sản phẩm. Đây vừa là cách thức thâm nhập và củng cố vị thế của hàng hoá tr ên thị trường quốc tế, vừa là cách thức hữu hiệu bảo vệ quyền lợi của người sản xuất trong cạnh tranh quốc tế, vừa là tiêu chí thể hiện khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, vấn đề phát triển thương hiệu cho hàng xuất khẩu chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, phương hướng xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản xuất khẩu trong thời gian tới sẽ bao gồm:
Một là, xác định được những thế mạnh của những mặt hàng mũi nhọn của từng vùng để tập trung xây dựng thế mạnh đó cho khu vực.
Hai là, phải có một chiến lược phối hợp đồng bộ cho xây dựng thương hiệu hàng xuất khẩu. Cần có một chiến lược tổng thể với những chương trình hành động cụ thể liên kết được các nhà khoa học, lực lượng lao động, nhà kinh doanh, các nhà tiếp thị quảng bá, các ngân hàng và các co quan chức năng cùng góp sức để xây dựng thương hiệu nổi tiếng.
Ba là, chính quyền địa phương cần tiếp tục có nhiều chương trình nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, trong đó có chương trình xây dựng thương hiệu.
Các giải pháp cụ thể:
- Chủ động quảng bá thương hiệu nông sản của tỉnh ra thị trường quốc tế
Việc quảng bá thương hiệu nông sản của doanh nghiệp phải được tiến hành cả ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Ở trong nước, doanh nghiệp có thể kết hợp với các công ty du lịch tổ chức tour du lịch sinh tháu nhằm giới thiệu nông sản của tỉnh đến du khách nước ngoài. Ở nước ngoài, doanh nghiệp phải chủ động tiếp cận thị trường thông qua các kênh phân phối như siêu thị, các khu chợ, cửa hàng bán lẻ. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tổ chức các hội chợ về ẩm thực để giới thiệu đến người tiêu dùng nước ngoài về nông sản, ẩm thực và văn hóa Việt Nam.
- Tạo thương hiệu nông sản theo các tiêu chuẩn quốc tế
Các hàng hóa nông sản có thương hiệu, nhất là các hàng hóa đạt được tiêu chuẩn quốc tế Global Gap đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn cho địa phương. Về mặt kinh tế, các sản phẩm có thương hiệu có giá bán cao hơn so với các sản phẩm không có thương hiệu. Về mặt xã hội, người nông dân đã từng bước thay đổi tập quán canh tác theo hướng tiên tiến, phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội hiện đại. Thương hiệu hóa nông sản cũng góp phần quảng bá hình hàng địa phương. Hiện nay, tạo thương hiệu nông sản sạch theo tiêu chuẩn Global GAP đang được nhiều địa phương áp dụng như: ví sữa Lò Rèn Vĩnh Kim và gạo Mỹ Thành Nam ở Tiền Giang đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP.
- Liên minh với thương hiệu có tên tuổi:
Với thương hiệu non trẻ khi xâm nhập bất cứ một thị trường nào cũng đều gặp phải rất nhiều khó khăn, trong đó phải kể đến việc người tiêu dùng không để ý, lựa chọn, chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp do sản phẩm
không có tên tuổi, không có uy tín. Do đó, các thương hiệu trẻ có thể liên kết với các thương hiệu đã có tên tuổi nhằm tận dụng sự hỗ trợ về vốn, công nghệ kỹ thuật để thâm nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình trên thị trường thế giới.