Một số kiến nghị đối với tỉnhYên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 115 - 118)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Một số kiến nghị đối với tỉnhYên Bái

* Tạo nguồn vốn ban đầu cho nông dân:

Đây là việc làm hết sức cần thiết vì để nâng cao chất lượng, hiệu quả gieo trồng, thay đổi cơ cấu giống cây trồng, áp dụng những tiến bộ khoa học quản lý vào sản xuất..., đòi hỏi cần có những chi phí không phải là nhỏ mà nhiều khi người nông dân không tự trang trải nổi. Thời gian qua, Tỉnh cũng đã có các chương trình trợ giúp cho người nông dân đã được thực hiện song kết quả thu được còn rất hạn chế. Vì vậy Tỉnh nên cải cách cơ chế theo hướng đơn giản hơn nữa các thủ tục vay vốn, thực hiện việc đưa vốn cho vay trực tiếp đến từng cơ sở, từng hộ nông dân kèm theo đó Tỉnh nên cử các đoàn cán bộ kỹ thuật về địa phương để tư vấn cho người dân cách thức sử dụng vốn có hiệu quả, những giống cây có năng suất cao, chất lượng tốt…

* Đầu tư chi phí cho nghiên cứu cải tạo giống cây trồng nhằm nâng cao chất lượng hàng nông sản

Hiện nay, chất lượng NSXK kém là hạn chế rất lớn cho việc gia tăng xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh. Để hạn chế những bất lợi này Tỉnh phải trích từ ngân sách của địa phương để thành lập quỹ phục vụ cho hoạt động nghiên cứu tạo ra giống cây trồng mới để vừa đảm bảo năng suất cao, chất lượng lại ổn định đồng thời phổ biến kiến thức về cây trồng cho người nông dân, về sâu bệnh, về cách sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón, các điều kiện canh tác... giúp nông dân ổn định sản xuất tạo ra nguồn hàng chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất. Thực hiện đào tạo nâng cao trình độ cho người nông dân, việc này cần chú trọng ngay từ các thế hệ nông dân trẻ. Trước tiên là giáo dục nhận thức cho họ, sau đó là đào tạo về kỹ thuật, nâng cao khả năng tiếp nhận công nghệ,… Để hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại thì cần phải có nông dân có trình độ. Bên cạnh đó đào tạo các cán bộ nghiên cứu, cán bộ khuyến nông để giúp nông dân áp dụng công nghệ và kĩ thuật vào sản xuất.

* Tạo vùng nguyên liệu tập trung:

Tỉnh nên có những quy hoạch cụ thể để tạo ra các vùng nguyên liệu tập trung có chất lượng cao có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện phục vụ cho việc sản xuất ra các sản phẩm có năng suất chất lượng cao. Như Quế thì tập trung ở huyện Văn Yên; táo mèo chủ yếu tập trung ở Mù Cang Chải và Trạm Tấu; Chè tập trung ở huyện Văn Trấn, Trạm Tấu;…Với một nguồn lực hạn chế như các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện nay thì đây là một biện pháp hữu hiệu.

* Khuyến khích nước ngoài đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản

Tỉnh có thể sử dụng các biện pháp thu hút vốn đầu tư như: cải tạo cơ sở hạ tầng để thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ (là các doanh nghiệp chuyên doanh xuất nhập khẩu); có những ưu đãi cho các cơ

sở, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đầu tư vào lĩnh vực này như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cho phép chuyển vốn về nước…; cải thiện cơ chế quản lý và đơn giản hoá các thủ tục liên quan. Mặt khác, Tỉnh cũng cần phải chú ý nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám định nhằm khắc phục tình trạng liên doanh thì thua lỗ nhưng bên nước ngoài vẫn có lãi trong việc tính độ giá góp vốn liên doanh, biến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái thành bãi rác công nghiệp do nhập khẩu các thiết bị máy móc quá cũ kỹ lạc hậu.

* Nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng nông sản

Ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái các quỹ này cũng đã được thành lập và đi vào hoạt động song hiệu quả còn rất thấp. Để nâng cao hiệu quả của quỹ bình ổn giá cả thì phải tăng nguồn thu quỹ, cải tiến cơ chế hoạt động nhằm tăng cường sức mạnh cho quỹ này, giúp chúng đủ sức can thiệp vào thị trường khi cần thiết.

Ngoài chính sách đảm bảo lợi ích cho người sản xuất,cũng cần chú ý đảm bảo lợi ích cho người tiêu thụ, dự trữ và chế biến nông sản, đảm bảo cho họ có mức lãi hợp lý và ổn định. Theo đó, tỉnh phải quy định giá thu mua nông sản không thấp hơn một mức tối thiểu nào đó. Vào vụ thu hoạch rộ, tỉnh có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản vay vốn với lãi suất thấp hoặc không lãi từ 3-4 tháng để thu mua nông sản nhằm ngăn không cho giá xuống thấp. Ngân hàng cũng có thể có chính sách cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp, dùng nông sản để thế chấp, khi nông sản được giá nông dân bán đi để hoàn lại vốn cho ngân hàng.

* Giải pháp nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Để tăng thu nhập cho nông dân cần giảm bớt khâu trung gian mua nông sản. Hiện nay, tỷ lệ nông dân bán trực tiếp nông sản cho doanh nghiệp chế biến nông sản là rất ít, chỉ khoảng 10%, còn lại đều phải thông qua tay thương lái, do khó khăn trong việc nắm bắt tình hình thị trường cùng người nông dân thường bị ép giá chính vì thế mà họ hay bị thiệt thòi.

Tiến hành thực hiện bảo hiểm giá nông sản cho nông dân. Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích bình đẳng trong XKHNS tránh tình trạng người nông dân thực hiện nhiều công việc nhất nhưng lại hưởng ít lợi ích nhất mà lợi nhuận chủ yếu rơi vào tay thương lái và doanh nghiệp xuất khẩu. Để thực hiện được điều này tỉnh cần có chính sách giá, chính sách thu mua nông sản hợp lý.

Tỉnh cần phải tạo tiếng nói hơn cho Hội Nông dân để có thể đảm bảo công bằng cho nông dân nói chung và người sản xuất hàng nông sản nói riêng, đảm bảo quyền lợi cho nông dân. Như vậy thông qua Hội Nông Dân, người nông dân có thể đưa ra ý kiến, kiến nghị để bảo vệ lợi ích của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)