Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 45 - 49)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng nông sản ở một số quốc gia và ở địa

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông

Từ những thành công và kinh nghiệm của Thái Lan trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản chế biến, ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái có thể rút ra một số bài học như sau:

Trước hết, phải coi phát triển xuất khẩu hàng nông sản chế biến là một nội dung cụ thể của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp Việt Nam chiếm hơn 60% tổng lực lượng lao động xã hội và hơn 70% diện tích, do đó đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, xuất khẩu hàng nông sản chế biến có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp và kinh tế nông thôn, ảnh hưởng tới hiệu quả, cơ cấu và nhịp độ phát triển của nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hai là, cần phát triển toàn diện sản xuất nông nghiệp, xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ nông nghiệp. Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu phải thông qua khâu chế biến. Trong sản xuất hàng

nông sản xuất khẩu, áp dụng công nghệ chế biến nhiều trình độ, tranh thủ hiện đại hóa công nghệ ở những khâu mũi nhọn. Với trình độ công nghệ chế biến còn lạc hậu như hiện nay, Yên Bái chưa thể áp dụng một lúc tất cả các trình độ công nghệ cao, hiện đại mà phải sử dụng công nghệ đa dạng, từ khâu thủ công đến hiện đại hóa. Đồng thời, cần phải tiến hành phân loại và lựa chọn để dần dần hướng tới một công nghệ hiện đại ở các khâu chế biến.

Ba là, thực hiện các chính sách hỗ trợ cho xuất khẩu hàng nông sản chế biến. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành công nghiệp chế biến, nhất là đối với các ngành công nghiệp chế biến mà nguyên liệu có sẵn ở trong nước cần được ưu tiên phát triển. Chính phủ cần tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ về tài chính, xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi để sớm mở rộng và nâng cấp các cơ sở chế biến. Để đẩy mạnh xuất khẩu, Nhà nước cần áp dụng một số chính sách khuyến khích và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm tinh chế như miễn thuế và cho hưởng lãi suất thấp đối với các nhà máy chế biến.

Bốn là, phát triển mạnh các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ các khâu bảo quản, chế biến nông sản theo hướng sơ chế tại chỗ, tinh chế tập trung với các quy mô và trình độ thích hợp. Trong đó, coi trọng quy mô vừa và nhỏ. Việc phát triển các ngành chế biến nông sản ở Việt Nam có vai trò quan trọng làm giảm tỷ lệ hao hụt, làm tăng giá trị nông sản, đáp ứng mục tiêu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu hàng nông sản theo hướng hạn chế tối đa xuất khẩu sản phẩm dưới dạng thô và sơ chế với giá rẻ.

Năm là, đẩy mạnh nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và chế biến, bảo quản và lưu thông tiêu thụ. Xây dựng kết cấu hạ tầng tốt để nối liền các cơ sở chế biến khai thác nguyên liệu với các trung tâm chế biến, khai thông sản phẩm chế biến với thị trường tiêu thụ. Nâng cấp hệ thống thông tin, dự báo sản xuất và thị trường, hệ thống kho tàng, phương tiện cất giữ và bảo vệ sau thu hoạch, cơ sở thương mại và cung ứng vật tư, cơ sở

nghiên cứu và chuyển giao công nghệ kỹ thuật. Đây là một nguyên nhân gây ra nhiều thất thoát và làm giảm chất lượng hàng nông sản.

Sáu là, thực hiện liên kết và hợp tác sản xuất kinh doanh. Hiện nay, việc liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh đang rất yếu khâu sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam. Liên kết này bao gồm: giữa nuôi trồng trong nông nghiệp và trong chế biến nông sản xuất khẩu, giữa chế biến nông sản xuất khẩu với các ngành công nghiệp khác cũng như các ngành thuộc kết cấu hạ tầng, giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ngoài nước.

Bảy là, nâng cao chất lượng giống. Công nghệ hạt giống tại Việt Nam cần được coi là chìa khóa cho sự đột phá về năng suất, chất lượng nông sản trong thời gian tới. Từ kinh nghiệm của các nước có thể thấy chọn giống nông sản không nên đặt mục tiêu tạo ra nhiều giống, dễ dẫn đến sự nhiễu loạn, mất kiểm soát, mà cần tuyển chọn kỹ để có giống ưu tú phổ biến thành thương hiệu nổi bật, đứng vững trong sản xuất. Ngoài ra cần tập trung vào sinh lý và dinh dưỡng của giống thay vì chỉ tính đến các khả năng kháng bệnh, dịch.

Tám là, đầu tư cho hệ thống kho tàng, vận chuyển. Doanh nghiệp xuất khẩu ngành nông sản tại tỉnh Yên Bái vẫn còn khá bị động trước các thay đổi trên thị trường quốc tế, do đó khó tránh được tình trạng khi cầu tăng thì không đủ đáp ứng đơn hàng, khi cầu giảm thì phải chấp nhận giá giảm rất mạnh. Do đó, cần đầu tư dài hạn cho hệ thống kho chứa, bảo quản, thậm chí cần tính đến việc hợp tác xây kho nông sản ở nước ngoài, như vậy doanh nghiệp sẽ theo dõi được thị trường nào đang có nhu cầu để đáp ứng kịp thời hoặc chờ bán vào thời điểm giá đã tăng trở lại.

Chín là, phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ phế, phụ phẩm: Việc sử dụng các phụ phẩm thành những sản phẩm có giá trị cao thường khá phức tạp, đòi hỏi phải có những nghiên cứu chuyên sâu và đầu tư lớn. Cần tiếp tục ứng dụng những công nghệ và thiết bị mới ở các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan vào chế biến phụ phẩm; tổ chức và quản lý tốt các công đoạn

sau thu hoạch đảm bảo nguồn phụ phẩm có chất lượng. Đặc biệt, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn vay để nông dân tiếp cận máy móc hiện đại vào tái chế những phụ phẩm có hiệu quả.

Ngoài ra, Tỉnh Yên Bái cần củng cố và nâng cao hiệu quả liên kết ngang - dọc trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Từ kinh nghiệm của các nước có thể thấy các mối liên kết ngang dọc cần được xây dựng trên cơ chế thị trường nhưng phải cùng hướng tới sự phát triển chung của ngành, theo một chiến lược cụ thể. Theo đó các tác nhân gắn kết với nhau cả về lợi ích và trách nhiệm đối với sự phát triển của chuỗi cung ứng và toàn ngành. Vai trò của các hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng nông nghiệp là đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của chuỗi cung ứng. Các hợp tác xã kiểu mới cần được nâng cao năng lực và huy động các nguồn lực chính từ các hoạt động liên kết, để có thể cung cấp các dịch vụ nông nghiệp, chế biến, cung cấp vật tư và hàng tiêu dùng, tín dụng và ngân hàng, bảo hiểm, kho tàng, vận tải, khuyến nông, tiếp thị sản phẩm và các dịch vụ hỗ trợ cho nông dân và cộng đồng nông thôn.

Từ kinh nghiệm của các nước có thể thấy mặc dù các chính sách được thực hiện để điều chỉnh và/hoặc hỗ trợ chỉ một hoặc một số tác nhân cụ thể trong chuỗi cung ứng nông sản, nhưng lại có tác động đến toàn bộ các đối tượng khác trong hệ thống. Ví dụ, các biện pháp về thuế đánh vào những người xuất hoặc nhập khẩu nông sản nhưng tác động đến từ người thu gom, vận chuyển đến người sản xuất. Do đó khi ban hành các chính sách, việc nghiên cứu tác động tổng thể lên tất cả các tác nhân trong chuỗi như hệ lụy của một nội dung chính sách tác động đến một/một nhóm tác nhân trong chuỗi là hết sức cần thiết.

Việc thúc đẩy khu vực tư nhân trong việc tham gia một cách năng động vào chuỗi xuất khẩu cũng cần đẩy mạnh, từ đó giảm dần sự phụ thuộc vào Nhà nước, các doanh nghiệp quốc doanh và tạo ra tính năng động, minh bạch hơn cho thị trường nông sản trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)