5. Kết cấu của luận văn
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản
Trong thương mại quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung cũng như xuất khẩu hàng nông sản nói riêng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng nông sản phải chịu sự chi phối của các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài nước [7]. Các yếu tố này thường xuyên biến đổi, và vì vậy làm cho hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản ngày càng phức tạp hơn. Để tăng cường hoạt động XKHNS, đòi hỏi các doanh nghiệp XKHNS phải nắm bắt và phân tích được ảnh hưởng của từng yếu tố cá biệt tác động tới hoạt động của doanh nghiệp mình trong từng thời kỳ cụ thể.
1.1.7.1. Các nhóm yếu tố khách quan
* Nhu cầu về nông sản trên thế giới
Mục đích xuất khẩu là phục vụ nhu cầu của nước nhập khẩu. Chính vì vậy, nhu cầu về nông sản trên thị trường thế giới có cao hay không, nông sản có phù hợp với nhu cầu của người tiêu dung của nước khác hay không chính là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến khối lượng xuất khẩu hàng năm của Việt Nam nói chung và của tỉnh Yên bái nói riêng. Như vậy buộc ta phải tìm hiểu để có chính sách xuất khẩu phù hợp.
* Cơ chế, chính sách thương mại của các nước nhập khẩu:
Hiện nay, trên thế giới, các nước sử dụng nhiều công cụ để thực hiện chính sách thương mại quốc tế, trong đó công cụ quan trọng nhất là thuế đánh vào hàng nhập khẩu. Cũng như các lĩnh vực khác, trong nông nghiệp, tiếp cận thị trường là mức độ một nước cho phép hàng nhập khẩu bên ngoài thâm nhập vào thị trường của mình. Trong thương mại hàng nông sản, ngoài thuế quan, các biện pháp phi thuế quan thường được sử dụng để điều tiết việc nhập khẩu nông sản. Nếu quốc gia nhập khẩu có một hệ thống luật thông thoáng đối với các nhà XKHNS, các rào cản thương mại như chính sách thuế và các công cụ phi thuế quan không quá khắt khe, thì sẽ tạo điều kiện cho mặt hàng nông sản của nước xuất khẩu dễ dàng thâm nhập vào thị trường nhập khẩu [7].
* Hệ thống chính sách, luật pháp của nước ta đối với hoạt động xuất khẩu hàng nông sản
- Cam kết của Việt Nam trong WTO đối với hàng nông sản: Gia nhập WTO, Việt Nam đã đưa ra các cam kết mở cửa thị trường nông sản thuộc các nhóm sau:
+ Cam kết về thuế quan: Việt Nam đã đưa ra cam kết về mức thuế nhập khẩu tối đa được phép áp dụng (gọi là mức cam kết) đối với 100% số dòng thuế hàng nông sản.
+ Cam kết về các biện pháp phi thuế quan: Việt Nam đã đưa ra cam kết liên quan đến các biện pháp hạn ngạch thuế quan, các biện pháp quản lý chuyên ngành nông nghiệp
+ Quyền đàm phán ban đầu (INR): Trong quá trình thực hiện cam kết, trong một số trường hợp nhất định không lường trước được, Việt Nam có thể tăng thuế cao hơn mức cam kết. Trong trường hợp đó, Việt Nam phải đàm phán trước với những nước dành được Quyền đàm phán ban đầu
- Trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản: Để mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Việt Nam đã thành lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu theo quyết định số 195/QĐ-TTg ngày 27/9/1999. Thông qua Quỹ này, các mặt hàng nông sản xuất khẩu, được trợ cấp bởi các hình thức sau:
+ Khen thưởng xuất khẩu: cho hàng hóa mới xuất khẩu, cho xuất khẩu hàng hóa chất lượng cao, khen thưởng cho công ty xuất khẩu hàng nông sản có doanh thu cao.
+ Ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản, bao gồm cả thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Tín dụng ngắn hạn cho xuất khẩu: Quỹ hỗ trợ phát triển cung cấp tín dụng ngắn hạn cho các doanh nghiệp khi có hợp đồng xuất khẩu hàng nông sản.
+ Hỗ trợ tỷ lệ lãi suất: Các Công ty XNK nông sản có thể được hỗ trợ từng phần hoặc toàn phần lãi suất tiền vay ngân hàng để mua nông sản giá sàn hoặc giá thích hợp với người sản xuất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Hỗ trợ chênh lệch lãi suất: Các công ty XNK nông sản có thể nhận được một phần hoặc toàn bộ số tiền trợ cấp là phần chênh lệch giữa lãi suất vay vốn ngắn hạn do NHTM quy định và lãi suất quy định của Thủ tướng Chính phủ cho việc vay vốn để mua và bảo quản nông sản phục vụ xuất khẩu.
+ Trợ cấp tài chính: Các công ty xuất khẩu hàng nông sản có thể nhận được một phần trợ cấp tài chính trong một thời hạn xác định cho hàng xuất khẩu bị chịu lỗ hoặc gặp khó khăn do tính cạnh tranh thấp hoặc rủi ro cao.
+ Trợ cấp xúc tiến thương mại: là hình thức chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp trong các hoạt động phát triển thị trường và xúc tiến thương mại như: trợ cấp chi phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại, chi phí thu thập thông tin thị trường xuất khẩu, chi phí làm các gian hàng ở các hội chợ triển lãm quốc tế ở nước ngoài, chi phí mở các trung tâm khuyến mãi xuất khẩu Việt Nam ở nước ngoài…
Ngoài ra, chính phủ Việt Nam còn chi ngân sách cho các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nông sản như chi cho nghiên cứu nông nghiệp, đào tạo trong ngành nông nghiệp, khuyển nông, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông nghiệp, công tác thú ý và bảo vệ thực vật để phòng chống dịch bệnh…Đây cũng là những biện pháp hữu hiệu giúp nâng cao chất lượng nông sản của Việt Nam, từ đó thúc đấy hoạt động xuất khẩu sang các quốc gia khác trên thế giới.
1.1.7.2. Nhóm yếu tố chủ quan
* Giá cả hàng nông sản xuất khẩu
Giá nông sản là một nhân tố không chỉ tác động đến nền kinh tế trong nước mà còn ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới. Giá cả hàng hóa được xem xét trên 2 khía cạnh: giá thành sản xuất sản phẩm và giá bán [7]. Giá thành sản xuất sản phẩm phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên, giá nguyên vật liệu đầu vào, giá nhân công, công nghệ sản xuất để sản xuất ra sản phẩm đó. Sự khác biệt về giá cả và chi phí tương đối là cơ sở của thương mại quốc tế. Một nước sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà nước đó có khả năng sản xuất với chi phí so sánh thấp nhất. Khía cạnh thứ hai cần xét đến là giá xuất khẩu. Căn cứ để xác định giá xuất khẩu là giá thành sản phẩm, chi phí vận chuyển, lợi nhuận doanh nghiệp có thể đạt được, thuế, phí và chi phí khác. Giả định các yếu tố không đổi, giá xuất khẩu tăng thì tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng, nếu giá xuất khẩu giảm thì tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm. Tuy nhiên trên thực tế, nghiên cứu sự ảnh hưởng của giá xuất tới tổng kim ngạch xuất khẩu phải xét tới sự ảnh hưởng của các yếu tố khác là sức cạnh tranh về giá và chất lượng của sản phẩm đó với các sản phẩm cùng loại nhưng đư ợc sản xuất ở các quốc gia khác, tỷ giá hối đoái,…
* Chất lượng hàng nông sản xuất khẩu tại địa phương
Ngày nay, đa số các nước nhập khẩu hàng nông sản không chỉ yêu cầu hàng nông sản phải được thỏa mãn về điều kiện chất lượng, độ đồng đều, an toàn về sinh mà còn cần phải chứng minh được cả những tiêu chuẩn nghiêm khắc về nuôi trồng và tính bền vững trong việc sử dụng tài nguyên [7]. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp, tổ chức, địa phương xuất khẩu hàng nông sản tại Việt Nam cần quan tâm đến vấn đề này để tăng cường hiệu quả xuất khẩu hàng nông sản ra thị trường thế giới.
* Thương hiệu hàng nông sản xuất khẩu
Để nâng cao giá trị xuất khẩu hàng nông sản trong xu thế hội nhập và ký kết nhiều Hiệp định tự do thương mại như hiện nay, cần phải quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu, nhất là thương hiệu các mặt hàng nông sản [7]. Là một đất nước nông nghiệp, với nhiều mặt hàng nông sản có thế mạnh, thế nhưng sản phẩm nông sản của Việt Nam có thương hiệu trên thị trường quốc
tế chỉ đếm trên đầu ngón tay. Phần lớn nông sản trong nước được xuất khẩu ở dạng thô, sau khi nhập về, các doanh nghiệp nước ngoài chế biến và sử dụng tên, thương hiệu của họ. Điều này làm giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông sản giảm đáng kể, gây thiệt hại cho nền kinh tế.