Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 118 - 130)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước

* Đẩy mạnh thông tin thị trường và xúc tiến thương mại trong lĩnh vực XKHNS:

Tăng cường tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết các hiệp định thương mại đa phương và song phương, thiết lập quan hệ kinh tế với những nước trước đây chưa từng có quan hệ làm ăn, từ đó giúp các doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào thị trường các nước, mở rộng thị trường tăng cường xuất khẩu, do hàng hóa của doanh nghiệp nhận được sự ưu đãi về thuế, hạn ngạch.

Nhà nước cũng như các Bộ có liên quan nên đặc biệt chú ý đến công tác nghiên cứu, khảo sát thị trường thế giới, xây dựng một trung tâm cung cấp thông tin chuyên ngành về thị trường nông sản trong và ngoài nước để tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có cơ hội thăm dò tìm kiếm thị trường.

* Lập quỹ bảo hiểm cho hoạt động XKHNS:

Để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện hình thức bán chịu cho khách hàng hoặc cho khách hàng được thanh toán chậm. Việc bán hàng theo cách này giúp doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá và giữ được khách hàng, song doanh nghiệp cũng dễ gặp phải nhiều rủi ro, dễ bị mất vốn. Đồng thời thị trường nông sản thế giới thường xuyên biến động, giá cả thất thường và đặc tính hàng nông sản là dễ bị hao hụt, hư hỏng. Do

vậy Nhà nước cần lập nên một quỹ bảo hiểm xuất khẩu để khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá của mình và giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn khi gặp rủi ro.

* Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản hơn, thông thoáng hơn, phù hợp với cơ chế thị trường

- Hệ thống các văn bản pháp lý, quy định phải đảm bảo được tính đồng bộ, nhất quán trong việc khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất hàng xuất khẩu để tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài cho các doanh nghiệp liên doanh xuất nhập khẩu, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” khuyến khích xuất khẩu một mặt hàng nào đó nhưng lại không khuyến khích sản xuất mặt hàng đó. Trong thực tế còn vô số các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nhiệm vụ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào hoặc bán thành phẩm không được hưởng các ưu đãi. Vì thế Nhà nước cần xem xét và có chính sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp này.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu. Đối với các mặt hàng có hạn ngạch, Nhà nước nên áp dụng đấu thầu để tránh hiện tượng tiêu cực, đem lại sự công bằng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trước mắt khi chưa đưa được hình thức này vào áp dụng, cơ quan quản lý Nhà nước mà trực tiếp là Bộ thương mại phải lựa chọn ra các doanh nghiệp đáng tin cậy để giao hạn ngạch. Các doanh nghiệp phải có đủ điều kiện về vốn, mạng lưới thu mua, kho tàng để mua hết hàng hóa đặc biệt là nông sản cho người sản xuất.

- Lập chế độ tỷ giá hối đoái thuận lợi cho người xuất khẩu. Hiện nay tỷ giá giữa VNĐ với USD vẫn còn cao, Nhà nước cần điều chỉnh lại và giữ ở mức ổn định để đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu được diễn ra đều đặn.

KẾT LUẬN

Yên Bái là địa phương có tiềm năng lớn về phát triển sản xuất NSXK. Trong thời gian qua, các hoạt động sản xuất hàng nông sản ngày càng phát triển; góp phần quan trọng vào việc cung cấp nguồn nguyên liệu quy mô lớn, có chất lượng và chủng loại đa dạng đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến của các doanh nghiệp chế biến NSXK của tỉnh. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh đến nay vẫn thấp. Nguyên nhân của tình trạng trên là do: các doanh nghiệp XKHNS "chủ lực" của tỉnh nay đã ngừng hoạt động; các doanh nghiệp dang hoạt động đều có quy mô vừa và nhỏ; tổ chức sản xuất, chế biến hàng NSXK ở các doanh nghiệp, công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại có nhiều mặt còn hạn chế; công tác kiểm nghiệm chất lượng hàng NSXK chưa đáp ứng yêu cầu quản lý chất lượng; các cơ sở sản xuất NSXK chưa cung ứng đủ nguyên liệu có chất lượng cho các doanh nghiệp; tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều cơ sở sản xuất NSXK và doanh nghiệp XKHNS; quá trình phát triển sản xuất XKHNS chưa gắn với các vấn đề xã hội.

Trong quá trình hoạt động, để tạo được hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp phải đưa ra được các phương hướng, mục tiêu biện pháp để hạn chế những điểm yếu của mình trên thị trường cũng như để tăng cường hơn nữa những ưu điểm, những thành tựu đã đạt được. Đối với tỉnh Yên Bái cũng vậy, trong năm năm qua, hoạt động xuất khẩu hàng nông sản đã thu được nhiều kết quả khả quan song vẫn có những tồn tại cần khắc phục. Vì vậy việc đưa ra các chiến lược phát triển cũng như những biện pháp khắc phục hay hạn chế những mặt còn tồn tại của hoạt động này là một vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và đối với sự phát triển ngành xuất khẩu hàng nông sản nói riêng của tỉnh. Xuất phát từ thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tỉnh Yên Bái; trên cơ sở phát huy cao độ những mặt đã làm

được, khắc phục những tồn tại trong thời gian qua; chúng tôi đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy XKHNS phát triển như sau:

- Nâng cao hiệu quả khai thác thị trường cho hàng nông sản xuất khẩu - Xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản xuất khẩu

- Bảo vệ thương hiệu cho hàng nông sản xuất khẩu

- Tăng cường hỗ trợ các hoạt động sản xuất và chế biến hàng nông sản - Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản tại Yên Bái

- Thắt chặt liên kết kinh tế trong nông nghiệp - bốn nhà: Nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước

- Nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu - Quy hoạch vùng sản xuất hàng nông sản

Ngoài những giải pháp trên, bài viết còn đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước để giúp cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của tỉnh Yên Bái có hiệu quả, các kiến nghị đó là: Nhà nước nên có số biện pháp để hỗ trợ sản xuất cho nông dân và đẩy mạnh hoạt động chế biến hàng nông sản, trợ giúp các công ty trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản, hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản hơn, thông thoáng hơn phù hợp với cơ chế thị trường.

Những biện pháp và kiến nghị nêu ra nhằm giúp cho các doanh nghiệp trong tỉnh phần nào khắc phục được tồn tại cũng như thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường một số nước châu Á nói riêng và thị trường thế giới nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Adam Smith (2006), Sự giàu có của các quốc gia (Wealth of Nations), London Express.

2. Bộ Công Thương, Tổng hợp Báo cáo Tháng về Giá cả hàng nông sản, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016.

3. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2014), Giáo trình Kinh tế quốc tế..

NXB Lao Động xã hội.

4. Đặng Đình Đào (2015), Giáo trình kinh tế các ngành thương mại - dịch vụ, NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân (2013), Giáo trình kinh tế thương mại,

NXB Thống kê, Hà Nội.

6. Frank Ellis (2015), Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

7. Trịnh Thị Ái Hoa (2012), Chính sách xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam, lý luận và thực tiễn, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Hường (2011), Giáo trình kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê. 9. Nguyễn Đình Liêm (2006), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp

và nông thôn ở Đài Loan, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Nguyễn Đình Long (2011), Nghiên cứu những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản trong thời gian tới, Báo cáo khoa học, Hà Nội. 11. Nguyễn Đình Long, Nguyễn Tiến Mạnh (2009), Phát huy lợi thế, nâng

cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Mia Mikie (2013), Xúc tiến thương mại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Lê Văn Thanh (2012), Xuất khẩu hàng nông sản trong chiến lược đẩy

mạnh xuất khẩu của Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Hà Nội.

14. Sở Công Thương Yên Bái, 2012, Báo cáo đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu năm 2012, Các giải pháp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2013.

15. Sở Công Thương Yên Bái, 2013, Báo cáo đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu năm 2013, Các giải pháp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2014. 16. Sở Công Thương Yên Bái, 2014, Báo cáo đánh giá hoạt động xuất nhập

khẩu năm 2014, Các giải pháp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2015.

17. Sở Công Thương Yên Bái, 2015, Báo cáo đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu năm 2015, Các giải pháp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2016.

18. Sở Công Thương Yên Bái, 2016, Báo cáo đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu năm 2016, Các giải pháp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2017.

19. Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế TƯ (2014), Chính sách phát triển kinh tế của Trung Quốc. Kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam, NXB Khoa học - xã hội.

20. Võ Tòng Xuân (2008), "Nông nghiệp và nông dân Việt Nam phải làm gì để hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí cộng sản, Hà Nội

PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA

VỀ VIỆC SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU TỈNH YÊN BÁI

Xin chào Ông/Bà!

Chúng tôi đang tiến hành khảo sát ý kiến về sản xuất kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu tỉnh Yên Bái. Cuộc khảo sát này nhằm đưa ra những đánh giá góp phần phát hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh. Do vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự cộng tác của Ông/bà. Chúng tôi mong Ông/bà dành khoảng 10 phút để trả lời các câu hỏi dưới đây và thông tin Ông/bà cung cấp cho chúng tôi sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. Xin trân trọng đề nghị Ông/bà có ý kiến trả lời các câu hỏi nêu ra dưới đây. Mỗi câu hỏi có kèm theo phương án trả lời khác nhau, phương án nào phù hợp với suy nghĩ của mình, đề nghị Ông/bà đánh dấu (x) vào ô bên cạnh.

Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Ông/bà!

(Những ý kiến của ông/bà chỉ phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, không vì mục đích khác).

1. Đánh giá của ông bà về chất lượng giống của hàng nông sản xuất khẩu tỉnh Yên Bái?

 Rất tốt  Tốt  Trung bình  Kém  Rất kém

2. Đánh giá của ông/bà về chất lượng sản phẩm nông sản xuất khẩu hiện nay ở các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản của Tỉnh?

 Rất tốt  Tốt  Trung bình  Kém  Rất kém

3. Trình độ công nghệ (máy móc, thiết bị) sử dụng cho việc sản xuất xuất khẩu hàng nông sản?

 Hiện đại  Trung bình

 Tương đối hiện đại  Kém

4. Ông/bà hãy cho biết, vấn đề bảo quản sau thu hoạch tại các cơ sở sản xuất hàng nông sản xuất khẩu như thế nào?

 Rất tốt  Tốt  Trung bình  Kém  Rất kém

5. Theo ông/bà, ngành công nghệ chế biến thực phẩm tại các cơ sở sản xuất hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh ta đang ở mức nào?

 Cao  Khá  Trung bình  Kém  Rất kém

6. Theo ông/bà thì các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản ở tỉnh ta có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng không?

 Có  Không  Không rõ

7. Ông/bà đánh giá thế nào về mức độ thu thập thông tin của các cơ sở sản xuất hàng nông sản xuất khẩu?

 Thường xuyên  Khá thường xuyên  Chưa thường xuyên

8. Đánh giá của ông/bà về khả năng tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản ở tỉnh Yên Bái đang ở mức?

 Cao  Khá cao  Chưa cao  Kém

9. Đánh giá của ông/bà về hoạt động nghiên cứu, tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp XKHNS trên địa bàn tỉnh?

 Rất tốt  Tốt  Trung bình  Kém  Rất kém

10. Đánh giá của ông/bà về hoạt động xây dựng kế hoạch, chiến lược xuất khẩu của các doanh nghiệp XKHNS trên địa bàn tỉnh?

 Rất tốt  Tốt  Trung bình  Kém  Rất kém

11. Đánh giá của ông/bà về hoạt động tìm hiểu đối tác và đàm phán để thỏa thuận hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp XKHNS trên địa bàn tỉnh?

12. Đánh giá của ông/bà về hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng đã kí kết của các doanh nghiệp XKHNS trên địa bàn tỉnh?

 Rất tốt  Tốt  Trung bình  Kém  Rất kém

13. Đánh giá của ông/bà về hoạt động xây dựng thương hiệu cho hàng NSXK trên địa bàn tỉnh?

 Rất tốt  Tốt  Trung bình  Kém  Rất kém

14. Đánh giá của ông/bà về hoạt động xúc tiến thương mại cho hàng NSXK trên địa bàn tỉnh?

 Rất tốt  Tốt  Trung bình  Kém  Rất kém

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH 62 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC KHẢO SÁT VÀ THÔNG TIN CÁC CÁ NHÂN TRẢ LỜI KHẢO SÁT

STT ĐƠN VỊ KHẢO SÁT CÁ NHÂN KHẢO SÁT

Họ và Tên Chức vụ

1 Chi nhánh công ty cổ phần Ngoại thương

Đông Anh

Lê Quang Khánh

Giám đốc

2 Chi nhánh Công ty TNHH MTV Đầu tư

Thương mại Bình Dương Trần Văn Quyết

Trưởng phòng kinh doanh

3 Chi nhánh Yên Bái- Công ty CP Thương

mại và Dịch vụ P.E.D Nguyễn Thái Hoàng Giám đốc

4 Chi nhánh Yên Sơn - Công ty TNHH Nông

nghiệp Hoàng Nga Nguyễn Thị Nga

Trưởng bộ phận thu mua

5 Công ty CP Dịch vụ Chăn nuôi Hòa Lộc Cù Trần Chín Hậu Giám đốc

6 Công ty CP Dịch vụ và Thương mại Gia Hân Nguyễn Bảo Ngọc Trưởng phòng

Xuất nhập khẩu

7 Công ty CP Doanh nhân trẻ Yên Bái Trần Văn Quý Trưởng phòng

kinh doanh

8 Công ty CP Đầu tư phát triển Nông nghiệp

Bình Nguyên Xanh Nguyễn Văn Phong Giám đốc

9 Công ty cổ phần Gia Vị QASTAR Trần Văn Nho Trưởng phòng

kinh doanh

10 Công ty CP Hoàng Kim Yên Bái Hoàng Văn Giáp Giám đốc

11 Công ty CP Nông sản sạch B&G Việt Nam Nguyễn Thái Bình Giám đốc

12 Công ty CP Thành Vinh CTC Nguyễn Văn Nam Trưởng phòng xuẩt

nhập khẩu

13 Công ty cổ phẩn thương mại Đông An La Văn Hán Trưởng phòng

kinh doanh

14 Công ty cổ phần Thương mại và Sản xuất

Chè Thanh Trâm Nguyễn Văn An Giám đốc

15 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nông Lâm

sản Tây Bắc Hoàng Thị Nga

Trưởng phòng xuất nhập khẩu

16 Công ty CP ZAKKA Yên Bái Đào Xuân Thịnh Giám đốc

17 Công ty TNHH An Văn Chấn Nguyễn Văn Tâm Trưởng phòng

kinh doanh

18 Công ty TNHH Bảo Trinh VET Nguyễn Văn Thắng Chuyên viên xuất

nhập khẩu

19 Công ty TNHH chế biến nông lâm sản

Thiên An Tạ Hoàng Nguyên Giám đốc

20 Công ty TNHH Chế biến Nông - Lâm sản

xuất khẩu Yên Bái Nguyễn Thị Dung Giám đốc

21 Công ty TNHH Dịch vụ Thương Mại Xuất

Nhập Khẩu Uy Vũ Trương Mạnh Tuấn Trưởng phòng

kinh doanh

22 Công ty TNHH Dịch vụ và thương mại

Thực phẩm Xuân Hương Phạm Văn Toàn

Trưởng phòng kinh doanh

23 Công ty TNHH Đại Lộc Yên Bái Vũ Văn Nam Giám đốc

24 Công ty TNHH Gừng Việt Yên Bái Hoàng Xuân Vinh Trưởng bộ phận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 118 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)