Thực trạng tổ chức sản xuất, chế biến hàng NSXK của các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 61 - 68)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnhYên Bái

3.2.1. Thực trạng tổ chức sản xuất, chế biến hàng NSXK của các doanh

Tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chất lượng sản phẩm, trình độ máy móc thiết bị, công tác bảo quản sau thu hoạch, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, mức độ vệ sinh an toàn thực

phẩm, công nghệ chế biến thực phẩm…Vậy nên, tác giả đã điều tra ý kiến những người được phát phiếu điều tra để nắm bắt về các yếu tố này.

Về chất lượng giống của hàng NSXK

Đơn vị: %

Hình 3.1. Đánh giá về chất lượng giống NSXK

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả)

Giống nông sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, phẩm chất, khả năng chống chịu sâu, bệnh hại, hạn hán…của cây trồng, vật nuôi. Nông sản được sản xuất từ nguồn giống tốt chất lượng thường cao và ngược lại.

Kết quả điều tra cho thấy các đối tượng được khảo sát cho rằng giống của các mặt hàng NSXK có chất lượng rất tốt chiếm tỷ lệ 7%, chất lượng tốt là 30%, chất lượng trung bình chiếm 41% và có tới 19% cho rằng giống của NSXK còn kém và 3% đánh giá rất kém. Đánh giá trung bình của về chất lượng giống của hàng NSXK của tỉnh Yên Bái là 3,19 điểm, ở mức trung bình. Điều này cho thấy, nhìn chung, giống nông sản xuất khẩu của tỉnh Yên Bái còn chưa đồng đều, cần được đầu tư, chọn lựa kỹ hơn để tạo ra những nông sản có chất lượng cao.

Về chất lượng của hàng NSXK

Đơn vị: %

Hình 3.2. Đánh giá về chất lượng hàng NSXK

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả)

Qua số liệu ở hình 3.2 cho thấy, về chất lượng sản phẩm nông sản dễ dàng cho thấy theo đánh giá của những người được phát phiếu điều tra thì chất lượng sản phẩm nông sản của các cơ sở XKHNS của Tỉnh chưa cao, điểm đánh giá chỉ ở mức trung bình là 3.2 điểm. Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau. Tỷ lệ đánh giá nông sản có chất lượng tốt đến rất tốt chỉ chiếm 38.71%, tỷ lệ đánh giá nông sản có chất lượng trung bình cũng chiếm 38.71%, chí có hơn 20% đánh giá nông sản có chất lượng tốt.

Trong thời gian qua, hàm lượng chế biến nông sản của các doanh nghiệp đã có sự gia tăng, từ chỗ chủ yếu XKHNS thô hoặc mới chỉ qua xơ chế thông thường đến nay đã xuất khẩu được sản phẩm ăn sẵn và tiêu dùng cuối cùng. Tuy vậy, tỷ lệ sản phẩm nông sản xuất khẩu là sản phẩm thô hoặc mới qua sơ chế vẫn chiếm tỷ trọng cao (hơn 80%). So với sản phẩm xuất khẩu của các nước XKHNS trên thế giới hay so với sản phẩm có nguồn gốc nông sản bày bán trong các siêu thị ở các thị trường nước ngoài

còn có sự khác biệt rất lớn. Đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất hàng NSXK trên địa bàn Tỉnh cần nghiên cứu để đẩy mạnh hơn nữa XKHNS chế biến sâu để nâng cao thị phần và kim ngạch xuất khẩu.

Về trình độ công nghệ (máy móc, thiết bị)

Đơn vị: %

Hình 3.3. Đánh giá về trình độ công nghệ (máy móc, thiết bị) chế biến hàng NSXK

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả)

Về trình độ công nghệ, số liệu ở hình 3.3 cho thấy, đa số những người được phát phiếu điều tra đánh giá rằng: trình độ máy móc, thiết bị, công nghệ của các doanh nghiệp XKHNS của tỉnh đang sử dụng trong khoảng giữa trình độ trung bình và kém hiện đại, hơi nghiêng về ý kiến đánh giá ở trình độ trung bình (với tỷ lệ 38,71% so với đánh giá ở trình độ 29,03% đánh giá ở trình độ kém hiện đại), điểm đánh giá trung bình chỉ đạt 2,7 điểm, ở mức trung bình. Trên thực tế, trong thời gian qua các doanh nghiệp chế biến xuât khẩu hàng nông sản đã nhận thức được tầm quan trọng của khoa học công nghệ, đã có sự đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất, chế biến đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tuy vậy, các doanh nghiệp đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính kém nên đầu tư chưa đồng bộ, máy móc, thiết bị sử dụng chưa hiện đại so với thế giới.

Về bảo quản sau thu hoạch

Đơn vị: %

Hình 3.4. Đánh giá về hoạt động bảo quản sau thu hoạch hàng NSXK

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả)

Vấn đề bảo quản sau thu hoạch ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hàng nông sản xuất khẩu. Hoạt động này được các những người được phát phiếu điều tra đánh giá là kém (chiếm đến 38,71%), điểm đánh giá trung bình trên toàn bộ 62 doanh nghiệp chỉ đạt 2,62 điểm (mức trung bình). Bởi hiện nay, hệ thống kho hàng của các doanh nghiệp tương đối nhiều, dung lượng lớn. Tuy nhiên có một số kho, bãi đã bị xuống cấp, mái nhà dột, nền kho bị ướt. Những điều kiện như vậy không đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong kho.

Về công nghệ chế biến hàng NSXK

Đơn vị: %

Hình 3.5. Đánh giá về công nghệ chế biến hàng NSXK

Ngành công nghệ chế biến hàng NSXK của tỉnh được 46,77% các những người được phát phiếu điều tra đánh giá là kém, 24.19% đánh giá rất kém. Điều này là rất phù hợp với thực tế ở tỉnh hiện nay khi mà các sản phẩm NSXK của tỉnh chủ yếu ở dạng thô hoặc mới chỉ qua sơ chế.

Về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

Đơn vị: %

Hình 3.6. Đánh giá về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả)

Gần một nửa số những người được phát phiếu điều tra (46,77%) đánh giá các doanh nghiệp có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng không hoàn toàn loại trừ các mối nguy đối với an toàn thực phẩm nhưng nó cho phép xác định các mối nguy và biện pháp kiểm soát dựa trên cơ sở khoa học nhằm quản lý an toàn thực phẩm. Để đáp ứng yêu cầu quản lý chất lượng ngày càng cao của các thị trường và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, các doanh nghiệp chế biến nông sản cần phải triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp, trong đó cần chú trọng đến việc nghiên cứu, áp dụng HACCP, ISO là hệ thống quản lý chất lượng được công nhận trên thế giới về kiểm soát an toàn thực phẩm.

Về mức độ thu thập thông tin

Đơn vị: %

Hình 3.7. Đánh giá về mức độ thu thập thông tin

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả)

Do đặc điểm có sự tách biệt hoàn toàn giữa nơi sản xuất, chế biến sản phẩm và thị trường tiêu thụ, cũng như đặc điểm của sản phẩm nông sản, yêu cầu đặt ra cho công tác thu thập thông tin về thị trường của các doanh nghiệp XKHNS càng cao hơn. Những đánh giá của các những người được phát phiếu điều tra cũng như những vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp ở tỉnh Yên Bái trong thời gian qua cho thấy công tác thu thập thông tin về thị trường chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức và có sự không đồng đều giữa các doanh nghiệp, có tới 61,29% số những người được phát phiếu điều tra cho rằng mức độ thu thập thông tin của các doanh nghiệp XKHNS là chưa thường xuyên. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản cần phải thường xuyên thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chú ý đến khai thác sự hỗ trợ cung cấp thông tin từ các cơ quan Nhà nước và công nghệ thông tin đang phát triển ngày càng mạnh mẽ. Ngoài ra, cần bố trí đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ và kỹ

năng phân tích, xử lý thông tin để đảm bảo có được những thông tin chính xác, kịp thời về tất cả các mặt pháp luật, văn hóa, tập quán, thói quen thương mại…của thị trường, đặc biệt là thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Qua đó, tổ chức sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường đạt hiệu quả.

Về khả năng tiếp cận với vốn vay

Đơn vị: %

Hình 3.8. Đánh giá về khả năng tiếp cận với vốn vay

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả)

Đại đa số những người được phát phiếu điều tra (70,97%) cho rằng vấn đề về khả năng tiếp cận nguồn vốn ở các doanh nghiệp XKHNS là kém, hầu như các doanh nghiệp ở đây chưa tiếp cận được với vốn vay, hầu hết các khoản vốn ở đây được sử dụng từ nguồn vốn tự có hoặc là đi vay ngoài, nên khả năng đầu tư về trang thiết bị kỹ thuật ở các doanh nghiệp này ở mức thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)