Giải pháp nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 105 - 106)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản

4.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi mới, áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi mới như các giống lai, giống thuần cho năng suất cao. Nghiên cứu chọn tạo, phát triển nhanh các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu cao phù hợp với từng vùng sinh thái, đặc biệt mở rộng diện tích nông sản, giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với các vùng khó khăn như hạn hán, phèn mặn, úng trũng, giống cây trồng, vật nuôi chịu sâu bệnh hại để cung cấp cho các vùng sản xuất hàng nông sản trong tỉnh.

- Cần có những hướng dẫn cụ thể về quy trình, kỹ thuật, phân bón, hỗ trợ nông dân áp dụng các kỹ thuật sản xuất hàng nông sản mới để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời giảm ô nhiễm môi trường như kỹ thuật tưới nước tiết kiệm, quản lý dịch hại tổng hợp, bón phân cân đối và quản lý dinh dưỡng tổng hợp, sản xuất hàng nông sản theo qui trình GAP.

- Áp dụng sản xuất hàng nông sản theo các tiêu chuẩn canh tác quốc tế và khu vực như GAP (Good Agriculture Practice), ASEAN GAP, VIET GAP, công nghệ CAS (Cells Alive System) hay "hệ thống tế bào còn sống”… để tạo ra nông sản và các sản phẩm nông sản có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có lợi cho sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu tác động xấu tới môi trường. Cụ thể để làm được việc này cần có sự đầu tư đáng kể vào việc xây dựng các trung tâm nghiên cứu cũng như đào tạo cán bộ nghiên cứu có trình độ. Cần phổ biến kĩ thuật sử dụng cũng như chăm sóc nuôi trồng các loại

mặt hàng nông sản mới. Ban đầu có thể cần một chi phí lớn nhưng nó mang ý nghĩa lâu dài cho hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp trong tỉnh.

- Tiến tới một nền nông nghiệp hữu cơ, nông dân không sử dụng phân bón hóa học và các chất kích thích tăng trưởng; không sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật hoặc các chất diệt cỏ và các chế phẩm biến đổi gen. Do đó, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có chất lượng cao và bảo đảm an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường. Vì vậy các tỉnh Yên Bái cần nhanh chóng nghiên cứu ban hành nguyên tắc hữu cơ đưa vào sản xuất NSXK.

- Chính sách cần thiết ưu tiên là sử dụng công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng nông sản chế biến, giảm hao hụt sau thu hoạch. Trong thời gian qua đã có công nghệ nhưng chưa được áp dụng do thiếu thể chế điều phối tổ chức trong ngành hàng, dẫn đến ngành hàng không quản lý được chất lượng nông sản, không thúc đẩy được việc áp dụng công nghệ. Vì vậy chính sách về sau thu hoạch cần đồng bộ về thể chế và công nghệ kèm theo để lựa chọn sao cho không những giảm thiểu hao hụt về số lượng mà nâng cao được chất lượng hàng nông sản. Tỉnh cần khuyến khích đầu tư các nhà máy chế biến nông sản, và các sản phẩm từ nông sản, sử dụng công nghệ tiên tiến gắn với xây dựng các vùng nông sản nguyên liệu sản xuất hàng nông sản chất lượng cao tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tổ chức qui hoạch các vùng sản xuất hàng nông sản nguyên liệu gắn với hạ tầng và nhà máy chế biến, có chính sách hỗ trợ phát triển các vùng sản xuất hàng nông sản nguyên liệu cho chế biến, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư các nhà máy sản xuất và chế biến nông sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)